Hôm nay,  

Diễn Đàn Độc Giả

16/09/200200:00:00(Xem: 4031)
Xin có vài lời chia xẻ sự phẫn nộ với ông Bùi Đức Tín
Vô Danh - Sydney NSW

Thưa qúy báo, tôi cũng là người có tên có tuổi. Tên tuổi cha mẹ đặt cho mình, ai không muốn dùng. Chỉ có những đứa con bất hiếu mới giấu tên giấu tuổi, phải không ông" Nhưng tôi xin phép được giấu tên thật chỉ dám dùng hai chữ “Vô Danh”, vì chuyện tôi viết ra đây có liên quan đến an ninh cuœa gia đình và thân nhân cuœa tôi còn ơœ Việt Nam sống trong sự kìm kẹp của bạo quyền cộng sản Hà Nội. Tôi viết thư này vì sau khi đọc bài viết của ông Hữu Nguyên nói về sự phẫn nộ của Bùi tiên sinh, muốn về VN để dự đám tang thân phụ mà rồi cộng sản chúng nó nhẫn tâm không cho tiên sinh về. Đã vậy thì chớ, chúng còn nhẫn tâm lừa tiên sinh, giả vờ cho tiên sinh về để bóc lột của tiên sinh mấy ngàn bạc tiền phi cơ, để rồi vừa mất tiền bạc, thì giờ, công sức, rồi lao tâm khổ tứ không biết để đâu cho hết. Rồi tiên sinh cũng nghĩ tụi nó là người như người ta, cũng bầy ra cái tòa đại sứ, cái nơi lãnh sự như các nước văn minh cường quốc trên thế giới, nên Bùi tiên sinh mới viết thư khiếu nại, hơn thiệt phơi bầy, đòi chúng giải thích, xin lỗi, nhưng rồi thời gian như bóng câu qua cửa sổ, vùn vùn thoi đưa đã mấy tháng trời, thư đi thì có mà thư về thì không. Bùi tiên sinh lúc đó lại phải nhờ đến cả qúy thầy cãi danh tiếng ở Melbourne để qúy thầy viết thư nói điều hơn lẽ thiệt theo đúng văn thư hành chánh, quân phong quân kỷ, nhưng cộng sản chúng là lũ vô tâm vô tính, chỉ quên đầu đường xó chợ, chỉ biết thò tay moi hầu bao của dân, chứ chúng đâu có biết gì đến lễ nghĩa trí tín bao giờ. Thiệt nói đến tụi nó, thưa Bùi tiên sinh, tôi cứ ước gì mình có sức mạnh Phù Đổng Thiên Vương rồi tóm cổ từng thằng mà vặn họng chúng rau ráu như “vặn rau muống sống” để cho hả cơn tức giận. Xin Bùi tiên sinh đừng nghĩ tôi là kẻ võ biền, chỉ biết đến sức mạnh, nhưng “đi với bụt thì mặc áo cà sa, đi với ma phải mặc áo giấy. Với phường CS mà nói luật pháp, mà viết thư từ thì đúng là “đàn gẩy tai trâu”, đọc kinh kệ cho phường kẻ cướp. Để gọi là chia sẻ với nỗi tức giận của Bùi tiên sinh, tôi xin kể trường hợp đau khổ và tức giận của tôi vì tôi biết có khuyên can mấy đi nữa thì Bùi tiên sinh cũng chẳng dễ gì quên giận, quên tức, quên đau khổ. Thôi thì trong nỗi khổ giận của tiên sinh, nếu tiên sinh nghe được nỗi khổ giận của người cùng cảnh ngộ, họa may tiên sinh bớt giận phần nào.

Thưa Bùi tiên sinh! Cách đây khoaœng 5 năm, mẹ tôi ốm nặng, nên bà chị tôi có nhắn tôi về gấp. Tôi thì tôi muốn về để lỡ mẹ tôi có mệnh hệ nào tôi còn được gặp mặt mẹ tôi lần cuối. Nhưng con vợ tôi thì nó không cho tôi về vì sợ tôi giống ông em cột chèo trước đây về Việt Nam rồi bồ bịch làm sao đó, sang đây boœ bê cô em vợ tôi caœ năm trời. Mãi đến tết vừa rồi, bị con mụ kia đi theo thằng khác, nó đá cho xanh mặt tím mày mới chịu bò về với vợ. Nhưng đó là chuyện cuœa thằng anh em cột chèo. Trơœ lại chuyện cuœa tôi, vì vợ tôi sợ tôi cũng như vậy nên rốt cuộc cãi nhau caœ ngày trời rồi con mụ vợ tôi nó quyết định caœ hai vợ chồng cùng về. Caœ hai đứa con, một đứa lên chín, một đứa mới 4 tuổi cũng cho chúng về luôn. Đó là lần về Việt Nam đầu tiên cuœa tôi kể từ ngày tôi sang Úc (Con vợ tôi trước đó về một lần thăm bà già). Tôi không ngờ, đó cũng là một chuyến đi đầy ác mộng cho caœ hai vợ chồng tôi.

Tôi thì tôi không muốn nói đến chuyện nhân viên cán bộ cuœa họ ăn hối lộ ơœ phi trường làm gì, vì đó là chuyện caœ thế giới đều biết. Tôi viết thư này là muốn nói mấy thằng chuœ tịch, công an ơœ quận, chúng hành hạ mẹ tôi đuœ điều. Ai lại bà già sống ơœ đó từ bé đến lớn, mà khi bà mất, chúng nhất định không chịu cho chôn bà ơœ nghĩa trang làng. Bà chị tôi thấy vậy thì baœo, chúng nó muốn “ăn” đó mà, cậu đút cho chúng khoaœng trăm bạc đô là xong hết. Nghe chị tôi nói vậy, lập tức tôi đưa cho chị tôi hai trăm Mỹ kim, baœo chị lo sao thì lo. Chị tôi đi từ sáng sớm đến tận chiều mới về. Về đến nhà, chị tôi đi thẳng vô phòng nằm vật xuống giường khóc. Tôi hoœi mãi thì chị xụt xịt kể là cán bộ phường baœo vấn đề hộ tịch cuœa bà cụ phaœi đưa lên quận cứu xét. Vì vậy số tiền 200 Mỹ kim tôi đưa chỉ đóng góp một phần nhoœ cho phường. Muốn mọi chuyện ổn thoœa, bà cụ được mồ yên maœ đẹp, tôi phaœi đóng góp theo đúng tinh thần cuœa một Việt kiều yêu nước. Chị tôi hoœi chúng phaœi đóng góp bao nhiêu thì mới đúng là một Việt kiều yêu nước, chúng nói phaœi chung cho chúng ba cây vàng. Nghe chị tôi nói vậy, tôi sùng quá, chưœi thề tùm lum.

Nhưng chưœi thì chưœi, mẹ mình nằm đó, tôi đâu có thể làm gì hơn. Nhà ơœ bên này thì mới mua, đồ đạc trong nhà chưa có một thứ gì. Tất caœ vẫn là những đồ cuœa mấy hội từ thiện cho, trước ơœ flat sao cũng được. Nay dọn về nhà mới, đáng lý cũng phaœi mua sắm một chút. Vậy mà tôi phaœi tha chúng về để ơœ phòng khách thì Bùi tiên sinh đủ biết chúng tôi nghèo đến thế nào. Đã vậy còn bà con bên nội, bên ngoại. Chúng tôi đâu có dư giaœ gì mà đóng cho chúng một lúc ba cây vàng. Thế rồi tôi chậy ngược chậy xuôi, thưa gưœi hết chỗ này chỗ nọ, nhờ hết người thân trong họ ị Trang 61
nội đến họ ngoại lẫn caœ bạn bè quen biết cũ, nhưng rốt cuộc chẳng đi đến đâu mà lại còn tốn tiền nhậu nhoẹt. Cuối cùng, tôi phaœi viết thư về cho ông chú ơœ bên này, gưœi sang cho tôi ba cây vàng, mất toi hơn 2000 bạc. Thôi coi như thí cô hồn, tiền mất thay người. Thì mình cũng tự an uœi vậy cho đỡ tức, chứ biết làm sao. Nhưng chuyện của tôi coi vậy cũng còn đỡ hơn Bùi tiên sinh. Vì dù sao, tôi cũng còn được gặp mặt bà cụ lần cuối. Còn Bùi tiên sinh, thì quả là thiệt thòi đủ đường, đau khổ không để đâu cho hết, đi cả nửa vòng trái đất, thu xếp đủ điều mà rồi vẫn không được đốt nén nhang trước linh cữu của thân phụ thì khổ sở biết là nhường nào. Thôi thì “tuổi già giọt lệ như sương”, đọc bài viết về nỗi đau khổ của Bùi tiên sinh, nhớ lại nỗi đau cũ của mình, nên tôi kính cẩn viết vài hàng gọi là niềm chia xẻ của một người cùng cảnh ngộ. Trân trọng kính chào tiên sinh.

*

Vài góp ý với Sàigòn Times
Nguyễn hải Phong - email@...

Đọc báo SGT, chúng tôi rất mến mộ chủ trương và hình thức của qúy báo. Là một tờ báo có lập trường đấu tranh, chống cộng một cách rõ ràng và đi sát cộng đồng. Tuy nhiên có một vài điều chúng tôi nhận thấy cần phả đóng góp chút ý kiến cùng qúy báo. Là một tờ báo có tính cách phục vụ cộng đồng, độc giả là quảng đại quần chúng bao gồm đầy đủ Nam phụ lão ấu chứ không mang tính cách đặc biệt cho một giới nào. Do đó văn từ cũng nên tế nhị một chút, đừng quá trắng trợn sẽ không thích hợp với trẻ con và nữ giới. Phần này chúng tôi muốn nói đến những bài thơ đấu tranh của quý báo. Đọc nhiều bài thơ trên SGT, giới trẻ thắc mắc "Các chú, bác làm thơ gì mà kỳ vậy, lời lẽ trắng trợn quá". Một số người cho rằng đọc thơ chẳng thấy cảm xúc gì cả mà chỉ thấy vẫn đục. Chúng tôi nhận thấy những lời phê bình này cũng hợp lý và chính xác. Ngày trước khi đọc những bài thơ châm biếm trong mục "Thơ Chua" của Tú Kếu và mục "Gậy đánh chó"ù của cụ Hà thượng Nhân chúng tôi nhận thấy dù hài hước hay châm biếm nhưng vẫn xúc tích và không mất hồn thơ. Mong qúy thi sĩ xét lại.


Về chủ trương đấu tranh có những điều nên và cũng có những điều không nên nói, mặc dù tất cả là sự thật như thái độ của quý báo trong cái chết của Trần độ vừa qua. Chúng tôi đồng ý với qúy báo là Trần Độ là một người đảng viên mang nhiều nợ máu. Tuy nhiên chúng ta không nên gay gắt quá trong lúc này, vì dầu sao chúng ta cũng không thể phủ nhận Trần Độ hiện là một chiến sĩ trong mặt trận đấu tranh dân chủ cho quê hương. Trong lúc đấu tranh chúng ta cũng cần có những tác động hỗ tương giữa những người trong nước và hải ngoại, nếu cứ truy cứu gay gắt thì ai dám tin tưởng mà bắt tay với nhau, ít nhất trong lập trường và mục tiêu. Chúng ta không chấp nhận làm đám tang hay truy điệu ông Trần Độ tại hải ngoại là thái độ rất đúng và sáng suốt. Chúng ta không vồ vập nhưng ít nhất phải có sự trung dung trong sự việc. Như vậy lúc này không phải là lúc định công hay luận tội. Cũng như ông Phạm văn Liễu đã quá dại dột cho ra mắt hồi ký "Trả ta sông núi" vừa qua. Trong đoạn kết bài viết "Một ít suy nghĩ về hiện tượng Phạm văn Liễu" của Phạm thanh Phương trên SGT 276 cũng có nhận xét như sau: "Sau cùng, theo thiển ý của chúng tôi, ông Liễu đưa ra tập hồi ký "Trả ta sông núi" của ông trong thời điểm này, thiết nghĩ không có một lợi điểm nào cả mà ngược lại còn có hại nữa. Một sự tai hại nghiêm trọng trong mặt trận đấu tranh chính trị mà toàn dân trong cũng như ngoài nước đang nỗ lực đấu tranh đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho quê hương, tập hồi ký này rất có thể là những điểm then chốt cho bọn cầm quyền Cộng sản được dịp ba hoa nói phét trước dư luận quốc tế và gây hoang mang cho những người trẻ đầy nhiệt huyết đấu tranh hôm nay". Vậy đây có phải trách nhiệm của người cầm bút phải thận trọng về thời gian hay không. Có những sự thật nếu đưa ra đúng lúc sẽ có lợi và nếu không đúng lúc sẽ có phản ứng ngược lại. Trước sự chỉ trích và luận tội một cách gay gắt bằng những lời văn thiếu trong sáng về Trần Độ có thể là một yếu tố làm suy giảm tiềm năng đấu tranh của những người có lòng với quê hương tại quốc nội.
Sau cùng, trước khi dứt lời chúng tôi cũng xin nhấn mạnh là những ý kiến đóng góp có tính cách xây dựng và chân thành chứ không nhằm mục đích chỉ trích hay phê bình một cá nhân nào và nếu có gì sơ xuấy hay phật lòng mong quý vị tha thứ cho. Thành thật cảm ơn.

*

Ông Bùi Đức Tín là người dũng cảm!
Vũ Đức V. - Footscray VIC

Tôi thì tôi cũng biết là ông Bùi Đức Tín cũng cùng ở Melbourne nhưng tôi muốn gửi thư này nhờ qúy báo đăng trên mục Diễn Đàn để tôi có thể bầy tỏ lòng kính phục trước sự dũng cảm của ông ta. Bản thân tôi cũng là một nạn nhân của chế độ cộng sản trong suốt thời gian dài trước khi tôi vượt biên. Đến khi tôi vượt biên thành công, tôi cũng tưởng chẳng bao giờ thèm nhìn mặt những người cộng sản VN. Nhưng mình chỉ cần thiếu suy nghĩ là rồi thời gian nó xóa cái đau, nó xóa luôn cả cái thù qúy vị ạ. Người ta đã bảo là xa mặt cách lòng, nhớ đó mà rồi quên đó chẳng mấy chốc. Mà cái tình yêu quê hương làng xóm thì vẫn vậy, nên cách đây 2 năm, tôi cũng về VN. Về rồi mới biết là mình dại. Sung sướng, hạnh phúc chẳng thấy đâu, chỉ thấy lúc nào cũng nơm nớp như cá nằm trên thớt. Ngay khi phi cơ xuống phi trường, thấy bóng dáng dép râu nón cối, cờ quạt của tụi nó, là tôi đổ mồ hôi, tim đập mạnh, đã tính ngồi lì trên phi cơ, vì xuống thì phập phồng chỉ sợ lỡ bề nào. Mà rồi khi thấy tụi nó hạch sách, lục lọi đồ đạc, mặt mũi thằng nào thằng nấy hầm hầm, tôi chỉ biết van vái trời phật cho tai qua nạn khỏi, rồi đấm mõm tụi mỗi đứa một tờ giấy 10 đô. Thế rồi sống 2 tuần lễ, ở thành phố Sàigòn thì còn đỡ, về đến quê thì chúng hạch sách đủ điều, tốn kém tiền trà nước hết chỗ này đến chỗ khác. Nhất là hai thằng chánh phó công an Phương, nó đến rủi mình đi ăn nhậu tỉnh bơ, ngoài mặt cười đùa nhả nhớt, mà bên trong thì nham hiểm, vòi vĩnh không thiếu thứ gì. Má tôi còn chửi tôi nữa chớ. Ở bên này cứ nghe họ bảo cộng sản bây giờ nó khác ngày xưa. Nhưng về bên đó tôi mới thấy chúng còn gian ngoan xảo quyệt gấp mấy ngày xưa. Cái thời 30 tháng 4 năm 75, khi CS mới vô Sàigòn, chúng còn ngáo ngáo chứ bây giờ thì đúng là cáo già. Nhưng tôi biết, những người dại dội về VN như tôi ai cũng bị CS lừa bịp, bóc lột, nhưng có ai dám hé môi tố cáo tội chúng nó đâu. Cứ như tôi, suốt 2 năm qua, ai hỏi về VN thế nào, có bị CS làm khó dễ gì không, thì tôi cứ ầm ừ cho xuôi chứ đâu có dám nói thiệt. Nói thiệt thì người ta cười là mình dại, mà mình cũng chẳng biết lòng người ta thế nào. Đến khi ông M. về VN sau tôi, ông sang ông trách tôi, tôi mới biết là mình nên nói sự thật. Nếu không đủ can đảm dám nói tên thật, địa chỉ thật như ông Bùi Đức Tín thì ta cũng nên viết báo nói rõ sự thật để người khác biết mà tránh. Vì vậy, tôi viết thư này trước là khen ngợi lòng dũng cảm của ông Tín, và sau là đề nghị Sàigòn Times mở mục kể tội ác cộng sản để những ai có kinh nghiệm bị CS bóc lột, làm tiền, hối lộ thì viết đăng báo cho người khác biết mà đề phòng. Tôi cũng khâm phục lòng can đảm của qúy báo, dám đứng về phía những người thân cô thế cô để chống lại bọn bạo quyền CS.
Qua chuyện ông Bùi Đức Tín tôi cũng xin thưa thêm một số điều như thế này cho rộng đường dư luận. Theo như một số anh em chúng tôi ở đây biết về ông Tín thì ai cũng phải thừa nhận là ông Tín sống rất cẩn thận và kín đáo. Tuy cũng là người tỵ nạn CS, lại từng sống trong lao tù cộng sản suốt mấy chục năm (nghe đâu ông còn là bạn tù với ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện) nhưng khi vượt biên thành công, sống trong một nước tự do dân chủ, ông Tín vẫn không hề tham gia biểu tình chống cộng sản. Ông cũng không bao giờ viết báo, làm thơ để chửi CS. Một con người như vậy mà khi CS chúng trở mặt là trở mặt cái một. Như thế mới thấy là với CS qúy vị đừng có bao giờ nghĩ đến chuyện lấy lòng tụi nó, lập công dâng cho chúng nó. Cứ xem như mấy ông thạc sĩ, tiến sĩ ở Pháp đó, nghe lời lão HCM về VN tham gia kháng chiến, giúp chúng nó bao nhiêu chuyện, nhưng khi thành công thì chúng đẩy vô rừng núi Ba Vì chăn trâu chăn bò. Cả chục bằng tiến sĩ cũng vậy. Vì vậy, tôi hy vọng, qua chuyện đáng tiếc này, ông Tín đã sáng mắt, hiểu rõ được CS, và con đường tốt nhất để rút ngắn ngày về, thắp nén hương trước mộ cụ thân sinh ra ông là ông phải tích cực tham gia các sinh hoạt chống cộng của cộng đồng người Việt tự do tổ chức. Hy vọng, 30 tháng 4 năm 2003 sẽ được gặp ông trong cuộc biểu tình chống cộng trước tòa đại sứ CS tại Canberra. Có như vậy, ông mới đúng là người con có hiếu đối với thân phụ, và là người có tình có nghĩa đối với những người đã mạnh dạn bênh vực ông, trong đó có ông chủ tịch cộng đồng NVTD liên bang Úc Châu là ông Đoàn Việt Trung, luật sư Nguyễn Mạnh Thăng và báo Sàigòn Times.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.