Hôm nay,  

Kẻ Sống Còn

9/2/200000:00:00(View: 6016)
Ai là kẻ sống còn" Câu hỏi này đặt ra không phải cho cuộc chạy đua đến Bạch Cung ở Mỹ năm nay và cũng không phải cho đại hội đảng ở Việt Nam sang năm. “Survivor” là chủ đề một tập “sô” nhiều hồi trên đài CBS. Tôi nghĩ nó có thể làm cách mạng về “show” truyền hình. Trong hồi chót của chương trình tối thứ tư 23-8, đài mới chịu bật mí ai là kẻ sống còn. Đêm đó số khán giả dán mắt vào màn hình TV đã lên đến số cao nhất, có hơn 50 triệu người xem. Số này chỉ kém buổi truyền hình Super Bowl (88.5 triệu) nhưng hơn cả đêm phát giải Điện ảnh Oscar (46.3 triệu).

Chương trình “Kẻ sống còn” của CBS bắt đầu từ tối thứ tư 31-5, gọi đó là “Hồi 1”, để từ đó trong 13 tuần kế tiếp cứ mỗi thứ tư lại có một hồi mới. Hồi 1 cho thấy 16 nam nữ diễn viên đổ bộ lên hòn đảo nhỏ Pulau Tiga ngoài khơi Borneo, nhưng về sau phải gọi là “Đảo Cắt Họng” cho hợp cốt truyện hơn. Bởi vì 16 người chia thành hai bộ lạc rồi tự tìm cách sống ở một nơi hoang vu, coi như chưa hề có ánh sáng văn minh nhân loại rọi tới. Theo kịch bản, cứ mỗi một “Hồi”, hai bộ lạc phải họp “đại hội đảo” để khai trừ một “đồng chí” ra khỏi đảo vì xét ra hắn không “hội nhập” được với nền văn minh man rợ đảo. Như vậy cứ sau mỗi hồi là có một vị được mời về với văn minh hiện đại, không phải ngồi tầu về mà về bằng cách... trôi dạt trên biển, xác lật úp với mũi dao cắm ngập ở sau lưng.

Tôi bắt chước mấy ông nhà báo Mỹ nói vậy... cho tăng thêm phần kịch tính. Bởi vì xin quý vị đừng quên đây chỉ là đóng kịch. Kịch như vậy cũng chẳng có gì ghê gớm, những hồi đầu không quyến rũ được bao nhiêu người xem, có lẽ trừ mấy ông thích họp đại hội đảng tò mò ghé mắt nhìn qua. Nhưng các phần kế tiếp đã hấp dẫn, nhất là những màn cởi truồng đi tồng ngồng ngoài bờ biển kiếm cá, hoặc những màn đấu tranh sống còn giữa rừng rậm, có khi phải đánh lẫn nhau để tranh mồi hoặc rùng rợn hơn, nuốt sống cả những con gì còn ngoe nguẩy theo đúng truyền thống văn minh thứ thiệt của các trại cải tạo ở Việt Nam. Bởi vậy càng đến hồi cuối nó càng hấp dẫn, số khán giả xem rồi kháo nhau, cá cược với nhau xem anh nào hay chị nào bị hạ hay bị phản mà “lãnh con dao đâm sau lưng”. Đó là mũi dao đâm lén của đồng chí thân yêu, mặc dù nguyên tắc sống còn là phải đoàn kết, trung thành với nhau để tồn tại.

Sau 12 Hồi, tất nhiên đã có 12 ông bà bị hạ còn lại 4 vị, hai trai hai gái. Suốt trong tuần lễ cuối trước đêm thứ tư 23-8 là một sự hồi hộp nghẹt thở toàn quốc. Vì Hồi 13 là chót, bắt buộc phải trừ 3 còn 1, cả nước theo dõi tình hình trên Đảo Cắt Họng hàng tuần, ai cũng cá cược, ai cũng đoán và ai cũng muốn biết ông hay bà nào sẽ là kẻ “độc quyền toàn trị”, nhất thống sơn hà Cắt Họng. Vấn đề của “sô” là phải giữ bí mật đến giờ chót, để sự khao khát chờ đợi của khán giả được nung nấu cho thật nhừ. Nên nhớ các màn TV này không phải quay sống (live), quay được phim rồi còn phải đem về Mỹ soạn lại, cắt xén sao cho đủ mỗi hồi 1 tiếng đồng hồ chiếu kể cả quảng cáo. Tóm lại là quay trước đến bốn tháng rồi mới chiếu. Còn các diễn viên đóng trò không phải là tài tử nhà nghề mà là tài tử được tuyển lựa. CBS công khai mở cuộc tuyển lựa tài tử, có hơn 5,000 người nộp đơn, rút cuộc chỉ lấy 16. Những vị bị loại ra khỏi đảo Cắt Họng về nước trước sao không bật mí" Nhất là hồi kết cuộc, có 4 vị kể cả vị “độc bá quần hùng” sống còn duy nhất để lãnh 1 triệu đô-la tiền thưởng, cũng về nhà cả mấy tháng nay rồi mà sao vẫn thấy im re, không tiết lộ bí mật"

Trước hết xin nhắc lại đây chỉ là tuồng, các diễn viên có thể cương tùy ý để trổ tài, nhưng vẫn phải theo cốt truyện. Các nhân vật bị loại lúc đầu có thể phần nào tùy ở diễn biến, nhưng nhân vật sống còn sau chót không phải do các diễn viên lựa chọn và càng không phải khán giả bỏ thăm lựa chọn. Đó là do “siêu chính trị bộ” của chương trình ngồi trong bóng tối quyết định, chỉ ra anh nào là anh đó được sống còn. CBS đã bắt 16 diễn viên và 140 nhân viên đoàn quay phim phải ký giao kèo, nếu tiết lộ bí mật sẽ bị đòi bồi thường “thiệt hại” đến 4 triệu đô-la. Cả những thân nhân gia đình những người này cũng phải ký cam kết, thề sẽ không bao giờ viết sách hay báo nói toạc móng heo.

Ở thời đại Internet này, một câu chuyện rì rầm hay một tin láo khoét, chỉ cần nhích “con chuột” một cái là một phút sau cả thế giới đều biết, vậy mà CBS ém được rất kín, thật còn giỏi hơn mấy ông giữ “bí mật quốc gia”. Nếu không nhờ quái chiêu đó, làm sao hốt được bạc" Trong hồi kết, tuồng chiếu gấp đôi thời giờ, chưa kể thêm một giờ thứ ba gọi là “hậu sống còn”. Quảng cáo thu trước vào giờ chót trong đêm “nóng” đó lên đến 600,000 đô-la một cái, và tổng cộng 3 giờ cuồng nhiệt đem về cho đài khoảng 17 triệu đô-la. Ở bên ngoài người ta cũng ăn ké. Các tiệm rượu, nhà hàng, quán cà-phê khắp nước Mỹ đêm đó đều mở hội hoa đăng “cà-phê sống còn” tưng bừng hoa lá, ăn uống đông đảo xài tiền như rác.

Đạo lý “sống còn” là hốt bạc chăng" Tôi nghĩ cũng đúng với thời đại thôi. Ông độc quyền toàn trị cắt họng sau chót được thưởng 1 triệu, cả bà “sống còn” trước ông toàn trị một chút cũng hưởng 100,000 đô la an ủi, đồng tiền quả là chân lý. Ngoài ra 16 tài tử được tuyển lựa nay đã danh chấn giang hồ màn bạc, được mời đóng phim tới tấp.

Riêng tôi thấy một đạo lý khác. Tôi chỉ đơn độc một mình ngồi trước computer, không dược tham dự đại hội quần hùng cà-phê sống còn. Vậy mà màn hình CBS cũng làm tôi liên tưởng được đến một nơi cắt họng rất hiện thực ở cách xa nửa vòng Trái Đất. Tài thật, tôi xin nghiêng mình bái phục.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Việt Báo vào chiều Chủ Nhật ngày 3 tháng 11 năm 2019 vừa qua, Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal, đã tổ chức cuộc triển lãm pho tượng Thương Tiếc, nhân dịp nầy ông Nguyễn Đạc Thành, Chủ Tịch Hội VAF cũng có mặt để tường trình một số tin tức chi tiết về việc trùng tu nghĩa trang Biên Hòa.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Sự phát triển của kỹ thuật điện toán và công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi một cách sâu sắc mọi mặt của xã hội hôm nay, đạo pháp cũng không nằm ngoại lệ.
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN biết sợ Tầu là nhục, nhưng còn hơn nghe dân để mất Đảng. Tư duy này đã rõ như ban ngày trong cách hành xử ngoại giao và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, cả trên đất liền và biển đảo, trước áp lực của Trung Cộng, của các thế hệ lãnh đạo Việt Nam từ sau 1975.
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Xưa kia, việc đi ăn ở ngoài phạm vi gia đình là chuyện ít khi xảy ra. Món ăn được nấu nướng ở nhà với bàn tay khéo léo của người đàn bà quán xuyến. Lâu lâu, khi có việc gì đáng ghi nhớ như kỷ niệm ngày cưới, hoặc có chuyện vui muốn ăn mừng, thết đãi khách quý, đi chơi xa... thì gia đình mới rủ nhau đi ăn nhà hàng một lần để cùng chung vui.
Đã trở lại do sự yêu cầu của nhiều người, lễ hội 2019 sẽ lớn hơn và nhiều ánh sáng hơn
Tôi nhặt được cụm từ “Kho Trời đã khoá” trong truyện ngắn (Chân Dung Một Cô Gái Việt Nam) của Tâm Thanh. Người kể chuyện tên Diễm, sinh ra tại Na Uy, và làm việc như một thông dịch viên (on call) cho sở cảnh sát di trú tại thủ đô Oslo. Nhân vật chính tên Vân, bị bắt giữ về tội ăn cắp và nhập cư bấ́t hợp pháp.
Ngôi chùa đầu tiên mình thăm hôm Thứ Năm có tên là Takayama Betsuin Temple Trasure House.
Cách nay đúng 30 năm, Bức Tường Berlin "sụp đỗ" vào ngày thứ năm mùng 9 tháng 11 năm 1989. Biến cố này đã được nhiều nhân vật lãnh đạo Tây Phương - chẳng hạn như Cố Thủ Tướng Đức Kohl, Cựu Tổng Thống Ba Lan Walesa, Cựu Ngoại Trưởng Mỹ Clinton .... - đánh giá xem như biến cố quan trọng nhứt trong thế kỷ 20.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.