Hôm nay,  

Pháp Luật Phổ Thông

17/02/200300:00:00(Xem: 4362)
Hỏi (ông Trần Q.D.): Trong dịp nghỉ holiday vừa qua con tôi đã bị cảnh sát mời đi hỏi cung. Sau đó tôi mới biết được là con tôi đã bị cáo buộc về tội cướp có vũ khí.
Cháu cho biết là cách đây chừng 3 tháng, cháu cùng bạn cháu đã cầm xe và 3 đứa vào chơi bài tại Casino, và chỉ trong vòng 2 ngày là toàn bộ số tiền $5,000 đã bị thua sạch.
Thực ra, khi cầm xe họ chỉ đưa cho các cháu $4,500 vì họ lấy tiền lời trước là $500. Cháu cho biết là trong số tiền đó cháu đã mượn bạn cháu $3,000. Cháu còn cho biết là thoạt tiên cháu chỉ mượn $500 chơi cho vui thôi, nhưng sau đó cả cháu lẫn bạn cháu đều thua và thế là các cháu cố gắng gỡ, nhưng càng đáng càng thua, cuối cùng đã thua sạch toàn bộ số tiền cầm xe.
Do việc thua bài bạc mà cháu đã không chịu về nhà, và số tiền lời đã chồng chất cùng áp lực của băng đảng đe dọa thanh toán nếu cháu không chịu trả tiền lời như đã hứa. Theo lời kể của cháu, thì họ cho biết cầm xe là cầm vậy thôi, như đã đồng ý là phải trả tiền vốn lẫn tiền lời trong vòng 4 tuần lễ vì chiếc xe không đáng giá để họ cầm.
Thế là chuyện rắc rối lại xảy ra, vì các cháu đã không thể nào trả nổi nợ nên đã làm những chuyện bất hợp pháp. Con của tôi cùng bạn bè đã đột nhập vào một tiệm thực phẩm, và đã dùng dao để uy hiếp chủ tiệm hầu trấn lột tiền, nhưng số tiền theo cháu cho biết là chỉ vỏn vẹn $620.
Trong lúc người chủ chống cự để giữ cháu lại, thì cháu đã cố gắng thoát thân và vô ý gây ra thương tích cho người chủ tiệm. Mặc dầu cháu đã chạy thoát được, nhưng sau chừng hơn một tuần lễ cảnh sát đã đến nhà và mời cháu đi hỏi cung. Cuối cùng họ đã cáo buộc cháu về tội trạng nêu trên. Hiện cháu được tại ngoại chờ ngày xét xử.
Xin LS cho biết là trong trường hợp cháu bị băng đảng uy hiếp và phải hành động như vừa nêu, liệu cháu có thể được tòa tha thứ hay không" Cháu năm nay 19 tuổi và chưa hề làm bất cứ việc gì phạm pháp trước đây.
Trả lời: Theo hình luật, “việc bào chữa về tình trạng bị ép buộc” (the defence of duress) được dựa trên nguyên tắc như sau: “những hành động bất hợp pháp của bị cáo không nên bị trừng phạt khi ý muốn của đương sự bị đè nén bởi những sự đe dọa về chết chóc hoặc bạo hành sắp xảy đến, mà những sự đe dọa đó một người bình thường không thể chống chõi lại những đòi hỏi được đưa ra đối với đương sự.” (the accused’s unlawful actions should not be punished when his or her will was overborne by threats of imminent death or violence, such that the ordinary person could not have resisted the demands made of him or her).
Trong vụ Hudson và Taylor [1971]. Tòa Kháng Án Anh Quốc đã thừa nhận rằng việc bào chữa dựa trên sự ép buộc được áp dụng “nếu ý muốn của bị cáo đã bị đè nén bởi những đe dọa về chết chóc hoặc bị thương tật cá nhân trầm trọng đến nổi việc phạm vào tội trạng đã được trưng dẫn ra không còn là hành động tự nguyện của bị cáo nữa.” (if the will of the accused has been overborne by threats of death or serious personal injury so that the commission of the alleged offence was no longer the voluntary act of the accused). Điều này có nghĩa “sự ép buộc phủ nhận hành động phạm pháp” (duress negates “actus reus” [guilty act]).
Quan điểm của đa số đã cho rằng tình trạng bị ép buộc không bác bỏ ý định phạm tội cùng những hành động phạm pháp, nhưng tình trạng bị ép buộc được xem như là một sự miễn thứ để xóa bỏ trách nhiệm hình sự, nếu xét rằng trong trường hợp không có sự ép buộc thì bị cáo sẽ không phạm vào tội trạng đã phạm phải.
Tuy nhiên, vấn đề vẫn còn nhiều tranh cãi khi các quyết định của tòa liên hệ đến “tình trạng bị ép buộc” dường như vẫn còn trái nghịch nhau.
Trong vụ Abusafiah (1991) 24 NSWLR 531. Trong vụ đó, “bị cáo đã bị cáo buộc về tội cướp có vũ khí” (the accused was charged with armed robbery).
Công tố viện đưa ra bằng chứng rằng sau khi cho rằng nạn nhân đã ăn cắp tiền, bị cáo bèn đẩy nạn nhân vào tường, rút dao ra, và yêu cầu nạn nhân trả lại tiền. Khi nạn nhân vẫn tiếp tục nói là không có tiền, “bị cáo” bèn đấm vào mặt nạn nhân rồi lột chiếc áo khoác của nạn nhân. Thoạt tiên, “bị cáo” chối là không dín dáng đến vụ việc vừa nêu, nhưng sau đó đã thú nhận điều đó. Tuy nhiên, bị cáo đã cho rằng đương sự đã hành động vì ở trong tình trạng bị ép buộc.
Theo lời khai của “bị cáo” thì một người quen có tên là El Atar yêu cầu “bị cáo” làm cho ông ta một việc, bằng cách dùng vũ lực để lấy tiền và chìa khóa ở trong người của nạn nhân, vì nạn nhân đã gạt El Atar một số lượng bạch phiến. “Bị cáo” cự tuyệt và cho biết là “bị cáo” chưa bao giờ làm những chuyện đó trước đây, nhưng El Atar đã giận giữ và gọi bị cáo là “thằng nhát gan” (a coward), rồi rút súng ra đe dọa bị cáo. “Bị cáo’ cho biết là đang say thuốc, vì thế sau khi có vài lời qua tiếng lại, cuối cùng “bị cáo” đã tuân lệnh. “Bị cáo” đã đưa ra bằng chứng trước tòa rằng “bị cáo” đã bị El Atar đe dọa, và đã bị đánh nhiều lần trước đây.
“Bị cáo” nghĩ rằng nếu không làm theo lệnh của El Atar thì “bị cáo” có thể bị đánh hoặc bị giết, đồng thời “bị cáo” cũng sợ là El Atar sẽ đến đe dọa gia đình của “bị cáo.” Trước khi xảy ra sự việc này, “bị cáo” có báo cho cảnh sát biết về sự đe dọa của El Atar, nhưng “bị cáo” không muốn đưa El Atar ra tòa vì sợ trả thù. Cuối cùng “bị cáo” bị buộc tội và bị xử 4 năm tù ở, với thời gian phóng thích có điều kiện là 16 tháng. Bị cáo bèn kháng án vì cho rằng “vị thẩm phán tọa xử” (the trial judge) đã sai lầm trong việc hướng dẫn bồi thẩm đoàn liên hệ đến tình trạng bị ép buộc. Những lời hướng dẫn bồi thẩm đoàn của ông chánh án có thể liệt kê như sau:
1. Để có thể buộc tội công tố viện phải chứng minh rằng hành động của “bị cáo” là hành động tự nguyện. 2. “Bị cáo” không phải chứng minh rằng đương sự đã hành động trong tình trạng bị ép buộc, ngược lại công tố viện phải chứng minh rằng hành động của bị cáo là một hành động tự nguyện. 3. … Để có cấu thành tình trạng bị ép buộc, sự đe dọa phải là sự đe dọa nguy hiểm đến tính mệnh hoặc sức khỏe. 4. Một người luôn luôn cho rằng đương sự đã hành động vì sự ép buộc của đồng bọn, vì thế điều này cần phải luôn đặt nghi vấn. 5. Phải cân nhắc bằng chứng để xem liệu “bị cáo” có bị đặt vào tình huống bị ép buộc hay không. 6. Liệu “bị cáo” có thể trốn thoát khỏi tình huống bị cưỡng ép hay không. 7. Liệu một người cùng tuổi tác, cùng phái tính như “bị cáo” có chịu tuân phục nếu rơi vào tình huống của “bị cáo” hay không. 8. Sau khi cân nhắc các yếu tố vừa nêu, nếu quý vị nhận thấy rằng các bằng chứng được trưng dẫn đã chứng minh rằng “bị cáo” đã hành động một cách tự nguyện mà không còn gì để nghi ngờ nữa, thì quý vị không cần phải xem xét đến tình trạng bị ép buộc nữa. Ngược lại nếu quý vị cho rằng những bằng chứng đã trưng dẫn không chứng minh được rằng “bị cáo” đã hành động một cách tự nguyện, thì quý vị không nên đưa ra phán quyết có tội.
“Bị cáo” đã cho rằng lời hướng dẫn của vị thẩm phán tọa xử trong mục số 3 vừa nêu trên: “Để cấu thành tình trạng bị ép buộc, sự đe dọa phải là sự đe dọa nguy hiểm đến tính mệnh hoặc sức khỏe” là sai lầm. Tuy nhiên, việc kháng án đã bị bác bỏ vì tòa cho rằng không có sự hướng dẫn sai lầm như bị cáo đã khiếu nại.

Dựa vào luật pháp cũng như các phán quyết vừa trưng dẫn ông có thể thấy được rằng để có thể kết buộc con của ông về tội trạng đã nêu, công tố viện phải chứng minh được rằng con của ông đã hành động một cách tự nguyện, và sự đe dọa không phải là một sự đe dọa nguy hiểm đến tính mệnh. Nếu vẫn còn thắc mắc, ông có thể gọi điện thoại để thảo luận thêm với chúng tôi.

*

Hỏi (ông Lê B.A.): Hôm tết Tây, con tôi đi coi bắn pháo bông với mấy người bạn, nhưng mãi tới chiều hôm sau cháu mới về đến nhà. Hỏi ra mới biết cháu bị cảnh sát mời về đồn để hỏi cung. Cháu cho biết sự việc xảy ra như sau:
Cháu cùng các người bạn hẹn nhau lên phố, mỗi người đều đi xe riêng. Riêng cháu thì đi chung với một người bạn của cháu. Trên đường đi xe của bạn cháu bị bể bánh, bạn cháu bèn dừng lại để thay, nhưng ngặt vì dụng cụ mở bánh xe đã bị ai đổi nên không thể vừa với đầu trôn ốc trên bánh xe, nên bạn cháu không tài nào mở được.
Vì không đóng tiền cho dịch vụ sửa chữa khi bị hư xe dọc đường nên bạn cháu không thể gọi họ đến thay bánh xe được.
Thế là cháu quyết định mang dụng cụ mở bánh xe đi tìm cây xăng hầu mua một dụng cụ mới. Cháu cho biết là đã đi bộ hơn nửa giờ mà chẳng tìm được cây xăng nào cả.
Cuối cùng cháu bị cảnh sát chận hỏi, lục soát trong người cháu thì thấy một mảnh cưa sắt mà cháu đã khai là dùng để đo độ lớn của con ốc trên bánh xe của người bạn.
Cảnh sát đã đưa cháu lại chỗ xe bị bể bánh thì không thấy xe đâu cả, sau này mới biết được là người bạn đã mượn đồ mở bánh xe của người đi ngang qua đường để thay bánh xe. Sau khi bạn cháu thay bánh xe xong, bạn của cháu đã lái xe chung quanh khu vực đó để tìm cháu nhưng không thấy cháu đâu cả. Thế là bạn của cháu bèn đi lên phố một mình, mãi tới sáng hôm sau cháu mới biết được điều này.
Vì không thấy xe của bạn cháu, nên cảnh sát nghi là cháu có hành vi bất chánh, thế là cháu bị điệu về đồn để hỏi cung.
Vì trước đây cháu có bị liên lụy đến tội shoplifting, nên cuối cùng cảnh sát đã phạt cháu về tội loitering with intent.
Cháu hiện đang chờ ngày ra hầu tòa. Xin LS cho biết là với tình tiết vừa nêu, liệu cháu có bị kết buộc về tội trạng đã nêu hay không"
Trả lời: Trước khi trả lời câu hỏi vừa nêu, tôi xin định nghĩa thế nào là “loitering with intent” (tội đi lảng vảng với ý định [phạm tội hình sự]).
Theo hình luật, thuật từ được dùng để chỉ tội hình sự về việc đi vơ vẩn nơi công cộng nhằm mục đích móc túi, ăn cắp đồ trong cửa tiệm, hoặc cạy cửa và đột nhập vào nhà. Thuật từ cũng có thể được dùng để chỉ tội hình sự về việc đi lang thang hoặc đi vẩn vơ tại nơi công cộng trang bị súng ống hoặc các dụng cụ cạy cửa nhà với ý định phạm tội. (In criminal law, the term used to refer to a criminal offence of hanging around in a public place for the purpose of pickpocketing, shoplifting, or breaking and entering. The term may also be used to refer to a criminal offence of idling or hanging around in a public place armed with firearms or housebreaking instruments with intent to commit a crime).
Vấn đề liệu một dụng cụ có công dụng bình thường hoặc hợp pháp, chẳng hạn như một bộ đồ nghề, một cái búa, hoặc một chìa khóa để mở vít, hoặc một con đội, là dụng cụ dùng để cạy cửa nhà hoặc để ăn cắp xe hay không, thì điều này còn tùy thuộc vào sự kiện và tình huống đặc biệt của mỗi trường hợp.
Bằng chứng về ý định phạm tội không phải là sự thủ đắc các dụng cụ vừa nêu, tuy nhiên trong thực tế nếu nghi can mang các dụng cụ này theo trong mình, thì điều đó có thể suy đoán về ý định phạm tội, và sự kiện này có thể dùng để phản bác sự tranh cãi cho rằng việc mang theo các dụng cụ đó có thể biện bạch được theo luật định.
Trong vụ Pierpoint (1994). Trong vụ đó, “bị cáo bị cáo buộc về tội thủ đắc dụng cụ cạy cửa nhà [dụng cụ cắt chốt sắt] mà không có lý do để bào chữa theo luật định.” (the accused was convicted of possessing housebreaking implements [bolt cutters] without lawful excuse).
Bị cáo đã bị bắt vào ban đêm cùng với con trai của đương sự trong lúc người con trai đang mang đồ nghề cắt chốt và đã quăng bỏ những đồ nghề này khi cảnh sát đến.
Không có bằng chứng để có thể thiết định rằng bị cáo đã xử dụng đồ nghề cắt chốt, hoặc rằng bị cáo và con trai của đương sự vào một thời điểm nào đó đã có cùng một mục đích là cạy cửa nhà, hoặc thực hiện bất cứ một hành vi bất hợp pháp nào khác. Vì thế, bị cáo lẫn con trai của đương sự đã không chịu nhận tội.
Sau 4 ngày xét xử, bị cáo và con trai của đương sự đã bị kết tội, và bị xử 10 tháng tù ở, và phải ở ít nhất là 8 tháng. Bị cáo bèn kháng án.
Trong đơn kháng án chống lại sự kết tội vừa nêu, bị cáo đã đưa ra 5 lý do sau đây:
1. “Vị thẩm phán tọa xử” (the trial judge) đã sai lầm trong việc chấp nhận bằng chứng của nữ cảnh sát viên Susan Carter, khởi đầu bởi câu hỏi “nhà ở đâu"” (where is home").
2. “Vị thẩm phán tọa xử đã sai lầm khi không chịu hướng dẫn một phán quyết tha bổng vào lúc kết thúc lời cáo buộc của công tố viện.” (The trial judge erred in failing to direct a verdict of acquittal at the close of the Crown case).
3. “Vị thẩm phán tọa xử đã sai lầm khi không chịu hướng dẫn một cách thích đáng cho bồi thẩm đoàn về ý nghĩa của sự thủ đắc vì ý nghĩa của thuật từ đó đã liên hệ đến sự cáo buộc của công tố viện chống lại bị cáo.” (The trial judge erred in failing to adequately direct the jury as to the meaning of possession as it related to the Crown case against ‘the appellant’ [the accused or the defendant in the lower court]).
4. “Vị thẩm phán tọa xử đã sai lầm khi không chịu hướng dẫn bồi thẩm đoàn theo đúng những sự quan sát của Tòa trong vụ McKinney v. The Queen.” (The trial judge erred in failing to direct the jury in accordance with the observations of the Court in McKinney v The Queen (1990)). [lời hướng dẫn trong vụ Mckinney không phải là liệu những lời khai mà bị cáo đã khai với cảnh sát có đúng sự thật hay không, mà vấn đề là liệu bị cáo có khai những lời khai đó hay không].
5. Phán quyết không an toàn và không thỏa đáng.
“Tòa Kháng Án Hình Sự” (the Court of Criminal Appeal) đã cho rằng:
1. Bằng chứng về sự đối thoại đã được chấp nhận một cách đúng đắn vì liên hệ đến lý do bào chữa theo luật định.
2. Vào lúc kết thúc lời buộc tội của công tố viện, mà không có bằng chứng nào cho bồi thẩm đoàn, thì vị thẩm phán tọa xử cần phải hướng dẫn một phán quyết tha bổng.
3. Nếu để cho bồi thẩm đoàn tự đưa ra phán quyết mà không có lời hướng dẫn, điều này không an toàn và không thỏa đáng.
4. Vị thẩm phán tọa xử không sai lầm về phương diện pháp lý trong lời hướng dẫn cho bồi thẩm đoàn đối với “khái niệm về sự thủ đắc” (the concept of possession).
Cuối cùng tòa kháng án hình sự đã tha bổng bị cáo.
Dựa vào luật pháp cũng như phán quyết vừa trưng dẫn, ông có thể thấy được rằng để có thể được tòa tha bổng, con của ông phải chứng minh rằng việc “thủ đắc” [giữ] đồ mở bánh xe và lưỡi cưa sắt ở trong mình là điều có thể biện bạch được về phương diện pháp lý. Điều này có nghĩa là đương sự phải có lý do chính đáng để mang theo những vật đó ở trong người.
Để có thể chứng minh được điều này đương sự phải mời người bạn lái xe hôm đó, và nếu có thể được, cùng người đã giúp người bạn của đương sự thay hộ bánh xe cho đương sự, hoặc người hàng xóm nơi mà xe đã bị nằm đường, làm nhân chứng để phản bác lại sự truy tố này.
Nếu ông còn thắc mắc thì hãy gọi điện thoại cho chúng tôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.