Hôm nay,  

TT Bush và VNCS

17/11/200600:00:00(Xem: 7590)

TT Bush và VNCS

Hai tổng thống Dân Chủ Clinton và Cộng Hoà Bush đều là hai người chưa hề đóng góp máu, nước mắt, mồ hôi trong Chiến tranh VN. Khác với  500.000 quân Mỹ đã tham chiến Chiến tranh VN theo lời hứa long trọng của quốc gia dân tộc Mỹ. Khác với  hơn 50.000 quân nhân Mỹ đã hy sinh cho Tổ Quốc Mỹ ở chiến trường miền nhiệt đới Việt Nam. Khác với hơn 1.000.000  người Mỹ gốc Việt, vì lý do lương tâm cắn rứt và chánh trị chánh trực Mỹ đã dang tay ra đón rước, cho định cư trên đất Mỹ trong cuộc di tản tỵ nạn CS Hà nội lớn nhứt thế kỷ 21 trên thế giới, sau khi  Mỹ cuốn cờ rời khỏi Saigon.

Lý do viện dẫn để hai vị tổng thống Mỹ này bang giao và giao thương với kẻ cựu thù CS Hà Nội  nghe có vẻ thực dụng Mỹ. Để quá khứ ra sau và hướng về tương lai phiá trước; đặt quyền lợi Mỹ lên trên;  dùng kinh tế để chuyển hoá chánh tri chế độ CS Hà nội. Những viện dẫn đó đạo đức hay giả đạo đức, đúng hay sai thời gian và công luận sẽ trả lời. Nhưng sự kiện gần đây chỉ rõ nếu TT Clinton là vị tổng thống Mỹ đầu tiên đi Hà Nội tái lập bang giao với cựu thù CS Hà nội, thì TT Bush là người đi Hà Nội giúp cho CS Hà Nội làm lễ đăng quang như một "kép độc" lên sân khấu chánh trị thế giới. 

Tin của đài VOA, tiếng nói chánh tức của Mỹ, theo chương trình do Toà Bạch Oc phổ biến, TT Bush và phu nhân lên đường đi một số nước Đông Nam Á. Đi Singapore, Việt Nam và Indonesia, chuyến công di dài một tuần. Tại Singapore và Indonesia thảo luận về cuộc chiến chống khủng bố. Tại VN, dự Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Hà nội 2 ngày ( 17 và 18) chánh yếu bàn về kinh tế và cuộc chiến chống khủng bố với 21 nước, và vô Saigon ngày 19, tiếp xúc với đại diện các công ty Mỹ, những người Việt tỵ nạn ở Mỹ về làm ăn, và các cựu chiến binh về làm công tác nhân đạo hậu chiến. Như vậy về hình thức coi như TT Bush không có tiếp xúc với người dân Việt, lại càng không có đối với những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Và cũng không có chuyện đặt vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền VN trong các cuộc gặp gỡ với CS Hà nội như nhiều đoàn thể Mỹ gốc Việt yêu cầu, thỉnh nguyện TT Bush.

Trước khi lên TT Bush lên đường đường, CS Hà nội vòi vĩnh TT Bush hai quà tặng. Hà nội muốn Mỹ gỡ CPC, biện pháp cần quan tâm đặc biệt mà Mỹ đã phạt Hà nội vì lý do vi phạm tự do tôn giáo; và cấp PNTR, qui chế thương mại bình thường vĩnh viễn, cho Hà nội.

Món quà CPC trong tầm tay, TT Bush dùng quyền hành pháp gỡ CPC cho Hà nội để trả ơn CS Hà nội cờ quạt, loa kèn, chiếu thảm tiếp đón ở TT Bush Hà nội. Nhưng món quà PNTR, TT Bush không có được khi lên đường vì thuộc thẫm quyền Quốc Hội. Hạ Viện Liên không thông qua dự luật H.R.5602 dành quy chế PNTR cho Hà nội. Số phiếu khít khao: 223 thuận /161 chống, không đủ túc số qui định 2/ 3 để được Hạ viện thông qua.Phân tích cho biết 2/3 dân biểu Cộng Hoà thuận, còn 1/ 3 chống. 1/ 2 dân biểu Dân Chủ thuận và 1/2 chống. Còn nước còn tát,  một số dân biểu Cộng Hoà theo báo Washington Post, đang vận động Quốc Hội tái nhóm trong tuần để biểu quyết lại theo thủ tục thông thường, chỉ cần đa số quá bán và chuyển lên Thượng Viện thông qua trước ngày 17 và 18 cuối tuần này để TT Bush ghé Hà nội, có  món quà trong tay tặng cho CS Hà nội. Nhưng người theo dõi thời cuộc thấy khó vì Thượng Viện chỉ họp vào tháng 12. 

Phản ứng của nhà cầm quyền CS Hà Nội, là thất vọng. Thất vọng với Quốc Hội Mỹ vì nếp suy nghĩ CS đã hằn sâu,  tưởng quốc hội là bộ máy hợp thức hoá ý Đảng Nhà Nước mà thôi. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng đã phát biểu với đài VOA "Việc Hạ viện Hoa kỳ chưa thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn PNTR đối với Việt Nam là điều rất đáng tiếc, không phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của hai nước."

Phản ứng của đại đa số người dân Việt trong ngoài nước, là cảm thấy nguôi ngoay một phần nào sau cú sốc Hành Pháp Mỹ, cụ thể là Bộ Ngoại Giao gỡ CPC cho Hà Nội dù trước đó Uy Hội thế giới về Tôn giáo của Quốc Hội yêu cầu tiếp tục giữ. Nguôi ngoay vì thấy chính trường Mỹ cũng còn có nhiều người chánh trực. 

Phản ứng của các đoàn thể và nhân sĩ đấu tranh cho tự do, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền VN đối với TT Bush về việc làm của chánh quyền Bush, đa số là  nghiêm khắc trách cứ. Tiêu biểu  trước tiên Ô Võ văn Ai, Phòng Thông Tin của Phật Giáo VN Thống nhứt ở Paris, công khai lên tiếng coi việc Bộ Ngoại Mỹ gở CPC cho Hà Nội là một hành động "hy sinh các nguyên tắc dân chủ cho quyền lợi riêng tư."

Phản ứng bên ngoài đặc biệt từ Pháp hiểu biết VN nhiều, Đài quốc tế Pháp bình luận xem việc Quốc Hội bác bỏ PNTR cho Hà nội, là sách lược của Đảng Dân Chủ. Đảng Dân Chủ tin mở rộng giao thương lạm hại cho nông dân và công nhân nghèo của Mỹ, hàng VNCS sẽ phá giá thị trường Mỹ. Mà cũng không lợi cho dân nghèo VN. Cái gương TC hãy còn đó.

Phản ứng bên trong, tiêu biểu tờ báo Washington Post gối đầu giường của chánh khách Mỹ, ngày TT Bush đi VN, nhà phân tích  Michael A. Fletcher viết. TT Bush muốn tăng cường ngoại thương, tăng cường hợp tác chống khủng bố  ở vùng Á châu Thái bình dương, nhưng thế đứng của Ong sau ngày bầu cử đã yếu. Qua bầu cử các nhà lãnh đạo  trên thế giới đã thấy người Mỹ muốn có cuộc đổi thay. TT Bush muốn có PNTR cho Hà Nội, Quốc Hội không cho, các đại diện dân cử xem việc Hà nội phá giá thị trường hàng dệt  may và thủy sản Mỹ làm hại cho ngưòi lao động Mỹ.

Hãng thông tấn AP của Mỹ, thông tín viện Paul Alexander, đánh đi từ Hà nội về Mỹ, ngay ngày TT lên đường đi Đông Nam Á, qua những sự kiện nghe thấy được ở VN, nhận định sự tiếp đón dành cho đương kim tổng thống Mỹ khi ông đến dự hội nghị thượng đỉnh APEC ở Hà Nội trong 2 ngày 18 và 19 tới đây có phần chắc sẽ lạnh nhạt hơn đối với TT Clinton trước đây.

Còn quá sớm để đánh giá việc TT Bush giúp cho CS Hà nội làm lễ đăng quang việc vào WTO qua hội nghị APEC. Nhưng quá đủ kinh nghiệm để biết rằng CS Hà nội có thói quen thành bản chất thứ hai, hiệp ước gì cũng ký, tổ chức quốc tế nào cũng xin vô; nhưng điều khoản nào lợi thì làm, cái gì không lợi thì lơ là hay bất động, bị khiếu nại thì viện 1001 cớ. Giả sử Hà nội có giải tư  quốc doanh  trong 12 năm như đã hứa với Mỹ, thì người dân cũng đâu có lợi. Dân tiền đâu mà mua cổ phần hay chứng khoán. Chỉ có đảng viên và những người ăn theo mới có tiền mua, thì quốc doanh thay vì của Đảng Nhà nước lại thành của đảng viên CS . Chỉ có người dân Việt là bị bóc lột nhiều hơn vì bị Đảng Nhà Nước kềm giá nhơn công và không cho lập nghiệp đoàn để tranh đấu cho quyền lợi, sợ các nhà kinh doanh ngoại quốc chán nãn rút lui. Khi chỉ có CS thống trị, nông dân và công nhân chỉ chịu có một tròng áp bức, với WTO phải chịu hai tròng, CS và tư bản ngoại quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nước Mỹ đang có vấn đề về chủ nghĩa dân tộc. Hoa Kỳ từ lâu được mô tả là một cái nồi súp thập cẩm đa dạng phong phú, một quốc gia của những di dân và Miền Đất Hứa.
Theo dữ liệu mới nhất Cục Thống Kê Dân Số được phân tích bởi Trung Tâm Nghiên Cứu Pew cho thấy số quận hạt (county) tại Hoa Kỳ có đa số cư dân là người gốc Hispanic đã tăng từ 34 lên 69 kể từ năm 2000 đến năm 2018.
Một nhóm 17 nhân viên của McDonald tại 13 nhà hàng ở Chicago đã nộp đơn kiện công ty, viện dẫn công ty đã vì lợi nhuận mà đặt nhân viên vào những tình huống nguy hiểm thường ngày, có khả năng bị tấn công bởi những khách hàng nguy hiểm.
Theo tin tức từ The Hill: Uy Ban Quốc Gia Đảng Dân Chủ (DNC) đã gây quĩ được $9 triệu trong tháng 10, ít hơn $16 triệu so với Uy Ban Quốc Gia Đảng Cộng Hòa. Tuy nhiên, đó vẫn là tháng gây quĩ tốt nhất trong năm của Dân Chủ.
Mặc dù người lớn tuổi thường có mức quan hệ xã hội không rộng rãi như người trẻ, nhưng họ vẫn có được những người bạn thân, và có một đời sống tinh thần lành mạnh không thua những người nhỏ tuổi đang đi làm.
Những nhà kinh tế học thuộc Societe Generale SA vẫn giữ quan điểm của mình, cho rằng nước Mỹ sẽ bước vào suy thoái vào giữa năm 2020.
Một nghiên cứu mới công bố cho thấy đa số người Mỹ ủng hộ mạnh mẽ quyền tự do tôn giáo, và chống đối việc chính quyền can thiệp vào tôn giáo.
Hội Đồng Dân Chủ Gốc Do Thái Hoa Kỳ vừa mới phát hình một quảng cáo ở Florida, tuyên bố rằng tổng thống Donald Trump là mối đe dọa an ninh của người Mỹ gốc Do Thái- theo tin từ South Florida Sun-Sentinel.
Ba thượng nghị sĩ – một Cộng Hòa, hai Dân Chủ- đang sửa đổi những nỗ lực để tăng cường việc kiểm tra lý lịch người mua súng.
Chỉ một ngày sau California, tiểu bang New York vào ngày Thứ Ba 19/11 đã khởi kiện Juul Labs Inc. Theo Bộ trưởng Tư Pháp tiểu bang New York Letitia James, Juul đã vi phạm luật quảng cáo tiểu bang khi nhắm vào tuổi teen cho thuốc lá điện tử, và đưa thông tin sai lạc về nicotine trong sản phẩm này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.