Hôm nay,  

Quyết Đánh Tới Cùng

4/15/200400:00:00(View: 5112)
Cứng rắn, quyết liệt, đánh khủng bố tới cùng, không chịu nhận có sai lầm và cũng không xin lỗi về vụ khủng bố al-Qaeda đánh vào New York và Washington ngày 11-9-01. Đó là nội dung cuộc họp báo khoáng đại của Tổng Thống George W. Bush vào đêm thứ ba 13-4 vừa qua. Đây là một cuộc họp báo hiếm có vào giờ gọi là "cao điểm" của giới truyền thông Mỹ, vì đó là buổi tối vào lúc dân Mỹ đã về nhà nghỉ ngơi sau một ngày làm việc để coi TV với gia đình. Từ khi tựu chức hơn 3 năm ruỡi qua, TT Bush chỉ mở hai cuộc họp báo vào giờ cao điểm: Đó là tối 6-3-03, vài giờ trước khi quân Mỹ mở cuộc tấn công vào Iraq và tối 11-10-01, một tháng sau vụ khủng bố tấn công vào nước Mỹ. Còn ngoài ra là những cuộc họp báo ngắn nhân dịp có những vị khách ngoại quốc cùng họp.

Vậy tại sao lần này ông Bush phải mở cuộc họp báo khoáng đại" Đó là vì tình hình đang có những biến chuyển gay go: 1) vấn đề Iraq đang sôi động với với sự nổi dậy của dư đảng phe Hồi giáo Sun-ni của Saddam Hussein và cuộc nổi loạn của các phần tử quá khích Hồi giáo Shi-ai khiến quân Mỹ phải chống hai mặt trận cùng một lúc, 2) cuộc điều tra của Ủy ban 911 đã tiến vào giai đoạn mới sau khi Cố vấn An ninh Condie Rice ra điều trần, tiếp đến vụ công bố hồ sơ được giải mật, gọi tắt là PDB, tức Báo cáo về Tình báo Hàng ngày, trình lên Tổng Thống ngày 6-8-01, khoảng một tháng trước khi khủng bố đánh. Báo cáo có tựa đề rõ ràng "Bin Laden Quyết định đánh thẳng vào nước Mỹ". Cuộc họp báo và các câu hỏi của báo chí chỉ xoay quanh hai đề tài trên, còn các vấn đề khác kể cả kinh tế không được nhắc đến.
Tuy nhiên nếu dân chúng và báo chí chờ đợi những gì mới lạ trong cuộc họp báo khoáng đại lần này, họ đã thất vọng. Ông Bush chỉ xác nhận lại những gì dân chúng đã biết về quyết tâm của ông theo đuổi cuộc tiễu trừ khủng bố cho đến cùng. Ông nói "Đánh bại khủng bố và bạo động ở Iraq là thiết yếu cho việc đánh bại khủng bố và bạo động ở mọi nơi trên thế giới và do đó thiết yếu cho sự an toàn của dân chúng Mỹ". Câu nói này hiển nhiên đã gián tiếp trả lời ông Richard Clarke, một cựu chuyên viên chống khủng bố của Bạch Cung, khi ông này nói trước Ủy ban 911 rằng vụ đánh Iraq đã làm phương hại đến mặt trận chống khủng bố của Mỹ trên thế giới. Nhưng trong lời mở đầu cuộc họp báo, ông Bush nói nhiều đến vấn đề Iraq. Điều này cũng dễ hiểu vì ông cần củng cố niềm tin của dân chúng. Trong nửa tháng qua, theo tin AP các vụ nổi dậy của hai phe Hồi giáo đã khiến quân Mỹ đã có 83 người chết, ít nhất 560 người bị thương, nếu tính chung từ ngày đổ bộ tấn công Iraq tháng 3 năm 2003 đã có 678 lính Mỹ chết. Vì số thương vong vọt lên cao bất ngờ, lại thêm một số người Mỹ cũng như người ngoại quốc bị quân nổi dậy bắt làm con tin, chưa biết tình hình ngã ngũ ra sao, các poll thăm dò cho thấy niềm tin của nguời dân Mỹ đối với ông Bush đã giảm mạnh: niềm tin về vụ đánh Iraq đã giảm còn hơn 40% và về vụ đánh khủng bố nói chung cũng chỉ còn hơn 50%.

Mặc dù TT Bush tỏ ra rất cương quyết, nhưng khi trả lời các câu hỏi của báo chí, ông cũng có lúc ngập ngừng hoặc phải lặng im một lát để tìm chữ. Ông nói đến các thi hài người Mỹ bị đốt cháy và còn bị đem treo từng mảnh. Ông nói: "Không ai muốn nhìn các xác chết như vậy trên màn hình TV. Tôi cũng không muốn nhìn. Thật đau lòng". Ông nói 25 triệu người dân Iraq đều hân hoan đã được giải phóng khỏi ách gông cùm của độc tài Saddam Hussein, chỉ có một thiểu số khủng bố gây ra loạn. Nhưng ông nói Mỹ quyết không bị lung lạc và tiếp tục con đường ông đã vạch ra. Bởi vậy đúng theo kế hoạch, đến ngày 30 tháng 6 sắp tới, Mỹ sẽ trao trả chủ quyền Iraq cho Hội đồng Cai trị Liên hiệp và bầu cử toàn quốc thành lập Quốc hội Iraq sẽ diễn ra không trễ hơn vào tháng 1- 2005 để soạn thảo Hiến Pháp. Ông nói: "Dân Iraq đang tiến đến việc tự cai trị đất nước của họ". Quân Mỹ sẽ tiếp tục ở lại Iraq để bảo vệ tiến trình dân chủ hóa.

Nhưng với tình hình sôi động mới xẩy ra, liệu Mỹ có cần đem thêm quân tới Iraq không" Đây là câu hỏi quan trọng cho người dân Mỹ. Cũng như đã nói từ trước, TT Bush cho biết: "Nếu cần thêm quân, tôi sẽ gửi thêm". Hiện nay Mỹ đã có 135,000 quân ở Iraq. Chưa thấy bộ Quốc phòng ra lệnh thêm quân, nhưng một số quân khoảng 20,000 người thuộc sư đoàn Bộ Binh Nặng, đang lúc chuẩn bị hồi hương theo cách luân phiên sau 1 năm chiến đấu, nay đã có lệnh phải ở lại chưa biết đến ngày nào. Đây cũng là một cách tăng thêm quân rồi. TT Bush cũng trấn an dân chúng rằng Mỹ sẽ yêu cầu sự giúp đỡ của quốc tế. Ông nói 17 trong số 26 nước của NATO đã gửi quân gia nhập liên quân ở Iraq và trong tương lai khối NATO sẽ có một vai trò quan trọng hơn ở Iraq. Tuy nhiên hiện nay trong số quân NATO chỉ có nước Anh đồng minh thân cận của Mỹ có nhiều quân nhất khoảng 24,000 người, ngoài ra mỗi nước chỉ phái đến vài trăm quân để giữ an ninh hay giúp vào việc xây dựng Iraq.

Về báo cáo tình báo lên quan đến bin Laden, ông Bush cũng nói như bà Rice là báo cáo chỉ nói đến ý định tổng quát của khủng bố muốn đánh thẳng vào Mỹ nhưng không xác định chúng sẽ đánh vào đâu và đánh lúc nào nên không thể ngăn ngừa kịp thời. Bà Rice cũng nói trước Ủy ban 911 "Không có viên đạn bằng bạc để bắn chết khủng bố". Ý bà muốn nói đến niềm tin dân gian Tây phương phải có đạn đúc bằng bạc mới bắn chết được loài ma quỷ hiện hình. TT Bush lập lại câu nói này và cũng không chịu nhận lỗi. Nhưng nếu không có "đạn bằng bạc", tại sao không dùng đạn bằng đồng hay đạn bằng... cao su, dù không giết được chúng cũng có thể làm ma quỷ thấy ngán mà thay đổi kế hoạch.
Tuy nhiên, các vụ điều trần 911 không phải là dịp quy lỗi cho nhau, mà cần tìm ra những thiếu sót để sửa chữa. Cũng như sự trao trả chủ quyền cho Hội đồng Cai trị Liên hiệp Iraq là việc cần làm, nhưng không phải chỉ làm cho có danh mà cần làm cho có thực. Muốn thế Mỹ phải vận động sự tham gia không phải chỉ có một số nước được lựa chọn mà phải có sự đồng thuận của LHQ là đại diện cả thế giới.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nước Mỹ đang có vấn đề về chủ nghĩa dân tộc. Hoa Kỳ từ lâu được mô tả là một cái nồi súp thập cẩm đa dạng phong phú, một quốc gia của những di dân và Miền Đất Hứa.
Theo dữ liệu mới nhất Cục Thống Kê Dân Số được phân tích bởi Trung Tâm Nghiên Cứu Pew cho thấy số quận hạt (county) tại Hoa Kỳ có đa số cư dân là người gốc Hispanic đã tăng từ 34 lên 69 kể từ năm 2000 đến năm 2018.
Một nhóm 17 nhân viên của McDonald tại 13 nhà hàng ở Chicago đã nộp đơn kiện công ty, viện dẫn công ty đã vì lợi nhuận mà đặt nhân viên vào những tình huống nguy hiểm thường ngày, có khả năng bị tấn công bởi những khách hàng nguy hiểm.
Theo tin tức từ The Hill: Uy Ban Quốc Gia Đảng Dân Chủ (DNC) đã gây quĩ được $9 triệu trong tháng 10, ít hơn $16 triệu so với Uy Ban Quốc Gia Đảng Cộng Hòa. Tuy nhiên, đó vẫn là tháng gây quĩ tốt nhất trong năm của Dân Chủ.
Mặc dù người lớn tuổi thường có mức quan hệ xã hội không rộng rãi như người trẻ, nhưng họ vẫn có được những người bạn thân, và có một đời sống tinh thần lành mạnh không thua những người nhỏ tuổi đang đi làm.
Những nhà kinh tế học thuộc Societe Generale SA vẫn giữ quan điểm của mình, cho rằng nước Mỹ sẽ bước vào suy thoái vào giữa năm 2020.
Một nghiên cứu mới công bố cho thấy đa số người Mỹ ủng hộ mạnh mẽ quyền tự do tôn giáo, và chống đối việc chính quyền can thiệp vào tôn giáo.
Hội Đồng Dân Chủ Gốc Do Thái Hoa Kỳ vừa mới phát hình một quảng cáo ở Florida, tuyên bố rằng tổng thống Donald Trump là mối đe dọa an ninh của người Mỹ gốc Do Thái- theo tin từ South Florida Sun-Sentinel.
Ba thượng nghị sĩ – một Cộng Hòa, hai Dân Chủ- đang sửa đổi những nỗ lực để tăng cường việc kiểm tra lý lịch người mua súng.
Chỉ một ngày sau California, tiểu bang New York vào ngày Thứ Ba 19/11 đã khởi kiện Juul Labs Inc. Theo Bộ trưởng Tư Pháp tiểu bang New York Letitia James, Juul đã vi phạm luật quảng cáo tiểu bang khi nhắm vào tuổi teen cho thuốc lá điện tử, và đưa thông tin sai lạc về nicotine trong sản phẩm này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.