Hôm nay,  

Chuyện Dài Làng Thẩm Mỹ: Đừng Quên ‘Nhập Gia Tùy Tục’

2/21/200600:00:00(View: 2144)
- Sương có người khách mới làm bộ móng bột.

Khi Sương cầm cây cọ nhỏ quét lớp Primer lên sát chân móng, cô khách xuýt xoa than rát quá rát quá.

Chị Ngà tới liền. Chị cũng xuýt xoa:

- Oh, xin lỗi xin lỗi. Sương tránh đừng để thuốc đụng vô da. Em thoa hơi nhiều primer rồi đó.

Sương nghe khách tỏ cử chỉ không vui mặt mày nhăn nhăn, cô run quá. Tội nghiệp, mới ra nghề, làm cái gì hơi sái một chút là cũng run trong bụng hết.

Nhiều lần chị Ngà ngồi xa xa quan sát Sương.

Sương mới hăm mấy tuổi, mới qua Mỹ chưa tới một năm, đi học nghề nail rồi đi làm liền. Như vậy có nghĩa là cô lớn lên dưới chế độ khác hơn ở đây. Chị Ngà không muốn bàn về chuyện chính trị nhưng phải biết về hoàn cảnh của người ta mới hiểu về tâm tính phần nào. Cô lần lần biết tại sao Sương hay run, hay sợ, hay chịu đựng và một điều không tốt cho Sương khi sống trong một nước tôn trọng tự do, luật pháp và cá nhân của xứ sở nầy là, Sương bất tin khi phải có điều gì phải đi tới cò bót.

Chuyện gì nàng cũng hỏi một câu: ‘Có phải đi tới nơi hông chị" Hay là mình cứ trà nước cho nó chút đỉnh là xong chớ gì, ở đâu thì cũng theo thủ tục "đầu tiên" thì chiện gì mà hổng suông.’

Chị Ngà đã cười mà chỉnh Sương liền:

- Em à, ở đây chớ đâu còn sống dưới chế độ tham nhũng thối nát đó đâu em. Em muốn có bằng lái xe thì em phải đi học rồi em phải đi thi, cũng như em đi thi lấy bằng làm nail, em phải thi mới có bằng chớ làm gì có chuyện mượn người thi dùm đâu em, với lại phải chính mình làm thì nghề nghiệp mới có phẩm có lượng chớ. Em phải thay đổi cách nhìn với cách xử sự, phải sống theo luật lệ mới được nghe em.

Nhập giang tùy khúc nhập gia tùy tục nghe em. Em có biết chuyện nầy hông" Để chị kể em nghe, hồi mấy chục năm trước, lúc dân tị nạn mới qua, có nhiều người khi đi thi lấy bằng lái xe, hổng biết làm sao mà về sau nhân viên ở sở lưu thông kiểm soát kỹ lắm. Hổng phải nói riêng gì về một dân từ quốc gia nào tới đây, đã xảy ra chuyện, có lần chính một nhân viên đang cầm giấy tờ mình vừa mới khai xong, vừa liếc mắt lên xong vừa hỏi chị "cô (lúc đó chị còn trẻ lắm) sanh năm mấy" Sau khi chị nói rồi ông ta hỏi thêm "địa chỉ ở đâu""

Chị hơi ngạc nhiên tại sao ổng cầm giấy tờ của mình đã có ghi rõ ràng y chang vậy mà còn hỏi, ổng nói "để tôi biết cô đúng là người nầy"

Về nhà cũng còn thắc mắc chị hỏi người quen thì họ nói "ờ, tại có nhiều người gian dối, khi chụp hình thì sắp hàng chụp hình mình, chừng qua thi viết hay thi lái thì đổi ngừơi khác" chuyện dối gian bị lộ tẩy vì khi nhân viên hỏi tên tuổi ngày sanh địa chỉ thì họ ấm ớ rồi trả lời trật lất!!!

Đã vậy, người nào vượt qua được ải rồi về nhà khoe rùm lên, rồi có người nó thọc thì tụi Mỹ mới biết. Bởi vậy bây giờ nó mới xét kỹ dữ thần vậy đó chớ"

Chị nói vậy em hiểu hông"

Sương gật đầu.

Vậy đó. Tuy nói hiểu mà làm theo thì còn cần thời gian. Lối sống và thói quen khó sửa đổi trong giây phút.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
MEXICO CITY - Đoàn lữ hành sẽ trốn chạy chiến tranh băng đảng ma túy tại Mexico, gồm khoảng 100 tín đồ Mormon từ vùng quê ở tiểu bang Sonora.
Tòa án CSVN đã kết án 3 nhà đấu tranh dân chủ Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền tổng cộng 33 năm tù giam, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 11 tháng 11.
50 người đã thiệt mạng vì sốt xuất huyết trong khi có tới 250,000 người mắc bệnh này tại Việt Nam, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 11 tháng 11.
Phi trường Suvamabhumi là phi trường quốc tế của Thái Lan. Trước khi đến đây, tôi nghe nói phi trường này mỗi năm tiếp đón chục triệu lượt khách. Nghe là như vậy, chớ chưa đến đó trải nghiệm sự thật.
Westminster (Bình Sa)- - Tại Thánh Thất California 8791 Orangewood Ave, Garden Grove, CA 92841 vào lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật ngày 10 tháng 11 năm 2019 Châu Đạo California đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Khai Minh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ năm thứ 95.
Đảng Việt Tân vừa lên tiếng tố cáo chính quyền CSVN khủng bố các nhà đấu tranh ôn hòa Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Ocean Vương sinh năm 1988 ở Sàigòn, đến Mỹ năm 1990, vì có vấn đề y khoa nên 11 tuổi mới đi học. Là một thi sĩ và văn sĩ, sống ở New York City. Trong số nhiều giải thưởng nhận được, năm 2016, Ocean Vương thắng giải Stanley Kunitz Prize dành cho Thi sĩ Trẻ.
Năm ấy lụt lớn chưa từng thấy, nước ngập như biển. Nhà bá hộ lu nổi lềnh phềnh từ trong nhà ra ngoài sân, bá hộ cho người đóng cổng kẻo nó trôi ra ngoài hết.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.