Hôm nay,  

Tưởng Niệm

25/08/200300:00:00(Xem: 4634)
Xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt ở bất cứ thời đại nào và ở bất cứ đâu cũng có anh hùng, trong đó có những anh hùng tên tuổi được ghi vào bảng đồng bia đá, mãi mãi trường tồn cùng thanh sử, song cũng có những anh hùng vô danh, âm thầm hy sinh vì đại cuộc:
Họ là những anh hùng không tên tuổi
Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh,
Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
Nhưng can đảm và tận tình giúp nước.
Anh Hùng Vô Danh
Đằng Phương (Nguyễn Ngọc Huy)
Chính vì tấm lòng tha thiết với đại nghĩa của dân tộc, nên một khi các vị anh hùng đã hy sinh, tên tuổi của các anh luôn luôn sống trong tâm khảm của những người dân Việt. Đúng như thi sĩ Huy Chinh đã viết:
Xác đã tan trong đất mà qúy tính truyền lưu;
Hồn đã bay lên trời mà phương danh bất diệt.
Văn Tế: Vị Quốc Vong Thân - Huy Chinh
Trong số những vị anh hùng đã bỏ mình vì nước trong những ngày của tháng 6, tháng 7 và tháng 8, ta không thể quên 13 liệt sĩ Yên Bái đã anh dũng bước lên đoạn đầu đài lúc rạng sáng ngày 17 tháng 6 năm 1930 tại Yên Bái, Việt Nam; Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy mệnh chung lúc 9 giờ 30 tối ngày 28 tháng 7 năm 1990 tại Paris, Pháp quốc; Tướng Hoàng Cơ Minh cùng các chiến sĩ thuộc MTQGTNGPVN như Võ Hoàng, Lê Hồng, Trần Thiện Khải... đã hy sinh ngày 28 tháng 8 năm 1987 tại Nam Lào...

Để tưởng niệm những vị anh hùng vị quốc vong thân trên con đường giải trừ CS quang phục quê hương, sau đây Sàigòn Times trân trọng giới thiệu bài viết Tưởng Niệm và bài thơ Nén Hương Lòng của tác giả Phạm Thanh Phương.

* * *

Trong cái buốt giá của mùa đông tháng tám, lòng người ly hương càng thêm tê tái khi nghĩ đến những đau đớn quằn quại dân tộc Việt đang phải gánh chịu dưới ách CSVN mà biết bao người yêu nước đã và đang nỗ lực đấu tranh mong giải tỏa...
Nói đến các công cuộc đấu tranh kể từ khi CS cưỡng chiếm Miền Nam, chúng ta cũng không thể quên được những anh hùng đã anh dũng hy sinh trong nghĩa vụ cao cả Giải Phóng dân tộc, trong đó có những anh hùng của MTQGTNGPVN như Hoàng cơ Minh, Trần thiện Khải, Võ Hoàng, Lê Hồng, cùng tất cả các chiến hữu đã vĩnh viễn nằm xuống trong trận chiến oanh liệt vào cuối tháng tám năm 1987...
Trong cục diện đấu tranh hôm nay, những người còn giữ được một tâm hồn trong sáng, chính trực, chắc chắn không khỏi ngậm ngùi thương tiếc, xót xa khi nghĩ về những anh hùng nàyï. Các anh là những người đã từng ngang dọc tận hiến cho Quê hương tất cả thể xác cũng như linh hồn... Và ngày nay tuy thân xác các anh đã đi vào lòng đất lạnh, nhưng anh linh cùng tinh thần bất khuất của các anh vẫn mãi mãi sống trong lòng dân tộc Việt...
Trong những người bỏ nước ra đi, đa số thường quay quắt vơí quá khứ , trăn trở với hiện tại, khắc khoải với tương lai như mớ hành trang nặng chĩu trên suốt cuộc đời biệt xứ. Tuy nhiên, may mắn các anh là những người thực tế hơn, đã nhận thức được tất cả những quá khứ chỉ còn có giá trị duy nhất là kinh nghiệm. Một kinh nghiệm đớn đau của thù nhà, nợ nước. Từ đấy, nó đã trở thành chất liệu tạo ra những dũng cảm, tỉnh táo... Các anh đã đến với nhau trong một niềm tin chung, ý chí chung đi tìm phương sách quật ngã bạo quyền CS để mong khôi phục giang sơn cho một ngày mai tươi sáng. Từ đó mặt trận QGTNGPVN ra đời...
Các anh đã quyết gạt bỏ tất cả những phiền tạp tầm thường của nhân thế, để quay trở lại tìm đường giải thoát Quê Hương...
Bỏ Quê Hương anh làm người lữ thứ
Không đành lòng chấp nhận kiếp lưu vong
Nợ giang sơn quay quắt mãi bên lòng
Anh quay gót, trở về bên đất mẹ
Tất cả các anh đều là những người con yêu của tổ quốc. Tuy không cùng đẳng cấp và giai tầng xã hội, nhưng các anh đều có chung tâm trạng của một kẻ sĩ trước cơn Quốc nạn...
Lấy xương máu, trải tâm cùng Nhật Nguyệt
Mang hồn thiêng tháo cởi mối hận lòng...
Chuyện thù nhà nợ nước phải đền xong
Cười ngạo nghễ viết lên từng trang sử...
Nhìn bầu trời Quê hương đang bị bao trùm bởi u ám, tối tăm, chết chóc, tù đầy... các anh không thể đành lòng thụ hưởng những hạnh phúc vật chất nơi chốn tạm dung... Các anh gom góp tất cả tin yêu, ý chí làm hành trang và chọn cho mình một hướng đi để viết lên bản tình ca bất tận bên hồn thiêng sông núi dù thân xác phải tan biến trong tận thâm sơn cùng cốc ...
Anh viết lên bản tình ca muôm thủa
Tiếng nhạc lòng vang vọng khắp non sông
Khóc linh hồn tấm tức chốn biển đông
Trong rừng thẳm, Tổ Quốc đang vẫy gọi
Các anh chính là hiện thân của những người lính năm xưa, những con người luôn luôn hiện diện trên tuyến đầu lửa đạn, vai mang nặng hành trang đi ngăn bước quân thù... Hai mươi năm chinh chiến, bao nhiêu năm khổ cực không đủ sức làm cho các anh mềm lòng khuất phục trước bạo tàn. Các anh là những người dám hy sinh cho tình yêu cao cả, nên dám dấn thân để thực hiện giấc mơ phục hưng Tổ Quốc. Hình ảnh đó có thể nói đẹp và hào hùng hơn một Kinh Kha năm xưa bên dòng Dịch Thủy...
Giấc mơ của anh, non sông ngày mở hội
Nên một lòng trút bỏ chuyện nhân gian
Mộng chinh nhân, tiêu diệt lũ tham tàn
Xây non nước trong thanh bình, hạnh phúc...
Một hình ảnh tương phản đắng cay, ngày "lịch sử sang trang", trong khi thế giới ngây thơ đồng thanh “chúc mừng” Việt Nam thống nhất và tất cả những ngưỡng cửa ngục tù đang mở rộng “đón tiếp” nhân dân Miền Nam như một buổi lễ kết nạp vĩ đại thêm hai mươi lăm triệu tân nô lệ nhập cuộc, thì các anh là những người đang khóc cho sự đau khổ của nhân dân bên dòng đời khắc nghiệt...
Nhìn cơn sóng cuốn trôi dòng lịch sử


Tiếng oan hồn u uất, nghẹn trùng dương
Nỗi oan khiên thâm tím cả linh hồn
Theo vận nước, quặn lòng trai thế hệ...
Các anh cũng là những người đã từng bương trải gian nan trên những đoạn dường di tản như chúng ta. Tuy nhiên, các anh là những người can đảm, yêu nước một cách nồng nàn, nên không thể đang tâm nhìn cảnh non sông bị dày vò bởi một bọn người đầy thú tính. Các anh đã cảm nhận được nỗi đau của dân, nỗi nhục của nước để lên đường đi theo tiếng gọi của non sông...
Từ ngay những ngày đầu trên xứ tạm dung, cuộc sống có thể nói mới vừa được tạm ổn định phần nào... các anh đã tiếp tục ra đi, bỏ lại sau lưng gia đình, thân tộc, chăn ấm, nệm êm và phú qúy vinh hoa để dấn thân vào con đường máu lửa, Giải phóng Dân tộc... Cũng chỉ vì các anh đã mang trong người cái chính tâm "Kẻ sĩ " trước đại nạn của tha nhân... Điều đáng tiếc là các anh đã trở về với tổ tiên quá sớm trong lúc cuộc chiến còn đang dang dở, nhưng sự hy sinh của các anh không phải là vô bổ, vì các anh sẽ mãi mãi là những ngọn đuốc sáng, soi rọi lương tri cho nhân loại. Máu của các anh đã được dùng để tô đậm trang sử cũ và viết lên những trang sử mới hào hùng, làm di sản cho đời sau...
Anh thoát thai, bên cõi đời vẩn đục
Chí kiêu hùng vùng vẫy, giống Lạc Long
Xác thân anh coi nhẹ tựa lông Hồng
Tận hiến trọn cho tình yêu đồng loại ...
Hôm nay, nhắc đến những chiến sỹ Kháng Chiến đã hy sinh, không khỏi khiến cho những tâm hồn còn tha thiết đến quê hương phải nghiêng mình kính phục, cúi đầu tự vấn lại chính mình, và cố gắng dõi theo vết chân các anh trên những đoạn đường còn lại... Anh em, chiến hữu của các anh vẫn còn đây, và vẫn đang tiến bước theo con đường của lịch sử với tinh thần "Uy vũ bất năng Khuất", với truyền thống bất diệt của giống nòi...
Tóm lại, trong thân phận lưu vong... chúng ta phải làm gì đây để tri ân các anh" Chúng ta không thể chỉ biết thương tiếc các anh bằng những bản nhạc, bài văn, hay những cuốn Video... Mà chính chúng ta phải sống thật, có nghĩa là hãy mạnh dạn bước theo những dấu chân của các anh, tùy theo từng hoàn cảnh và khả năng. Hãy vinh danh và an ủi các anh bằng cách giữ vững tinh thần Quốc Gia dân Tộc, ngồi lại liên kết đấu tranh như bao người đã và đang làm...
Hôm nay tháng tám lại về, để tưởng nhớ đến những anh hồn đã hy sinh cho đại nghĩa, không gì bằng hãy tiếp tục hoài bão của họ.... Những khát vọng Hoà bình, Dân chủ không phải của riêng ai, mà là của chung dân tộc. Xa hơn nữa, nó là ước mơ chung của toàn thể nhân loại... Đừng ai muối mặt, tham lợi, háo danh đi ngược lại đường lối chung của dân tộc bằng cách kêu gào “Phi chính trị, phi đấu tranh” hay lén lút chào cờ CS, hoặc chén chú chén anh với đám tội đồ CS, hoặc sấp mặt bôi nhọ các anh... để mong gặt hái được những ân sủng từ Bạo Quyền CS, hầu kiếm chút lợi danh và rồi lưu lại những điếm nhục cho đời sau... Tránh được những điều này cũng đã là tỏ lòng tri ân các anh được phần nào...
Riêng anh em chúng tôi, những người cầm bút bất đắc dĩ , không đủ khả năng và can đảm trực diệän chiến đấu với giặc phỉ như những anh hùng Kháng Chiến, nhưng để tỏ lòng tri ân tiền nhân và tất cả những ngừơi đã nằm xuống cho mục đích chung vì Quê Hương, Dân tộc, chúng tôi cố gắng giữ vững lập trường và tận dụng khả năng trên mặt trận văn hóa hôm nay, để mong yểm trợ tích cực được phần nào cho những chiến sỹ dân chủ đang dấn thân kể cả trong và ngoài nước... dẫu có bị những phường tay sai vô sỉ bôi nhọ hay đánh phá...
Điều đáng tiếc, khi viết bài này chúng tôi không có đủ tài liệu cũng như danh sách tất cả những anh hùng Kháng Chiến đã hy sinh, mà chỉ nhớ được một vài cấp chỉ huy tượng trưng. Nhưng chúng tôi hy vọng sẽ được một sự cảm thông và tha thứ với những thiếu sót ngoài ý muốn...
Sau cùng, Trước khí thế trào dâng trên ngọn cờ Vàng chính nghĩa, với niềm tự hào của dân tộc, trong lúc tưởng nhớ về những anh hùng Kháng Chiến đã hy sinhï, chúng tôi chỉ còn biết cúi đầu dâng lên một nén hương lòng và mong tất cả những anh hồn trung liệt soi sáng cho tất cả con dân Việt Nam được vững vàng tiến bước trên con đường còn dang dở để hoàn tất hoài bão chung của dân tộc, dù có phải chịu đựng những đắng cay, khúc khuỷu, chông gai qua nhiều thế hệ....

*

Nén hương lòng

(Xin dâng lên một nén hương lòng để tưởng niệm tất cả những anh hùng đã anh dũng hy sinh trên con đường giải trừ CS, quang phục quê hương)

Trời tháng tám, mây mù giăng ngập lối
Nỗi u hoài nặng nợ chuyện nước non
Đốt nén hương, nghe tiếng hồn nức nở
Thương quê Cha, đất Mẹ đã mỏi mòn

Ai là kẻ tiếc thương người Trung Dũng
Xin cúi đầu nhỏ chút lệ lưu vong
Để linh khí hồn thiêng về nhập thể
Giải oan cừu, non nước mãi chờ mong

Xin dõi bước, dấu chân, dòng lịch sử
Đừng để lòng băng giá tựa chiều đông
Đường tranh đấu vẫn còn đang mở rộng
Giang tay mời, âm vọng tiếng thủy chung

Đời biệt xứ , chẳng lẽ tàn vô vị
Ngước mặt lên rạng rỡ, dẫu lưu đầy
Cùng nhật nguyệt khơi tỏ lòng chính nghĩa
Chữ hư danh thấp thoáng tựa làn mây

Ai người khóc trước anh hồn Trung Liệt
Giọt lệ cay sưởi ấm phút thẹn lòng
Máu cuộn trong tim, một dòng Lạc Việt
Thế sự xoay vần, con nước đục, trong

Hãy thức tỉnh, nuốt sâu dòng uất lệ
Nhìn Non sông quằn quại chốn lao tù
Xin cất bước dẫu chiều tà bóng xế
Lúc lìa đời không vướng hận nghìn thu

Xin cúi mặt khấn hương hồn Liệt Sỹ
Cùng dâng lên hàng triệu nén hương lòng
Tỏ chân tình theo tiếng người vẫy gọi
Khỏi phụ lòng Sông Núi mỏi mòn trông.
Phạm thanh Phương

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.