Hôm nay,  

Franz Kafka, The Vulture (3)

7/16/200300:00:00(View: 5404)
Tôi sẽ chẳng bao giờ quên lần đầu đọc Kafka, trong một ấn bản hiện đại có tính nghề nghiệp, năm 1917. Những người biên tập - chẳng thể nói họ thiếu tài năng, dân nhà nghề mà, và bởi vì là dân nhà nghề, nên đã hiện đại, hậu hiện đại, tân hậu hiện đại hóa... tác phẩm của Kafka bằng cách - dâng tặng nó cho "cái gọi là" sự bãi bỏ chấm câu, chữ viết hoa, nhịp điệu câu văn; vô tư tái tạo ẩn dụ, lạm dụng từ kép, ấy là chưa kể những chức năng khác mà họ tự khoác cho họ, với một thiện ý làm sao cho tác phẩm của Kafka thích hợp với tuổi trẻ thời của họ, và có lẽ, của mọi thời. Trong cái mớ [tu từ] loảng soảng đó, một lời xin lỗi được ký bởi một tay Franz Kafka nào đó, nếu có, thì thật là quá vô nghĩa, nếu không nói, tầm phào, nhạt nhẽo, so với sự ngoan ngoãn dễ bảo của anh chàng độc giả trẻ tuổi là tôi ngày nào. Sau tất cả những năm tháng đó, tôi dám làm cái chuyện, là thú tội, đối với sự ngu si, vô cảm không thể tha thứ được về mặt văn học, của mình: Tôi đã nhìn thấy một mặc khải văn chương, vậy mà không nhận ra.
Mọi người đều biết, Kafka luôn cảm thấy mình là một đứa con tội lỗi, đối với ông già của mình. Theo cái kiểu của dân Do Thái đối với Thượng Ðế. Cái tông giáo Do Thái của ông - nó làm ông tách biệt ra khỏi phần nhân loại còn lại - đã tác động tới ông theo một đường hướng thật là đa đoan rắc rối. Ý thức về một cái chết đang thập thò ở ngoài cửa, đang rình rập ngay bên giường, cộng thêm căn bệnh lao lúc nào cũng đẩy ông lên đỉnh cao chót vót của "sự nóng bỏng của một nỗi chết lạnh lẽo không rời".... càng làm nhọn hoắt những mũi nhọn kể trên. Những nhận xét này, nói cho cùng, cũng chỉ là để thêm mắm thêm muối cho câu chuyện về một thiên tài Franz Kafka. Thực tại bảnh hơn thế nhiều, như Whistler nói: "Nghệ Thuật Xẩy Ra Như Thế Ðó" [Art Happens].

Hai tư tưởng - đúng hơn, hai ám ảnh - đã "cai trị" [rule] thế giới - hay là tác phẩm - của Kafka: tùy thuộc và vô cùng. Trong hầu như tất cả những giả tưởng của ông, có những đẳng cấp, những tôn ti trật tự [hierarchies] và chúng thì vô cùng. Karl Rossmann, nhân vật trong tiểu thuyết đầu tiên của ông, là một đứa con trai Ðức tìm con đường của nó, xuyên qua một đại lục không thể nào xuyên qua được; vào lúc chót, nó được chấp nhận vô nhà hát The Great Nature Theater of Oklahoma; cái nhà hát vô cùng tận [infinite theater] này thì cũng đông đúc chẳng thua gì thế giới, và là tiền thân [prefigure] của Thiên Ðàng. [Một chi tiết rất ư là riêng tư: ngay cả ở trong hình ảnh một thiên đàng như thế đó, con người cũng chẳng thể trở nên hạnh phúc, và đâu có dễ, được chấp nhận vào thiên đàng: còn khối những trì hoãn, những "trở ngại", ở dọc đường. Làng kế bên, nhưng đâu dễ gì, đến.


Nhân vật của cuốn tiểu thuyết thứ nhì của ông, Joseph K. bị "em" cho ăn "trái cuội" ["mặc khải" từ chữ "trái sầu" của Huy Cận], theo kiểu "em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé", "em" ở đây, là "vụ án". Một vụ án mà chẳng bao giờ Joseph K. được nói cho biết, bị can, tức là anh, phạm tội gì. Cũng chẳng bao giờ anh có được cái hân hạnh giáp mặt "người yêu", tức cái pháp đình vô hình kết án anh, và, không án iếc gì hết, đẩy anh tới máy chém. K, nhân vật của cuốn tiểu thuyết thứ ba, và cũng là cuốn cuối, là một trác địa viên [a surveyor], bị gọi tới một tòa lâu đài, mà chẳng bao giờ anh ta [được] vào, và anh ta chết không được nhìn nhận [recognized] bởi những nhà chức trách cai trị [tòa lâu đài]. Cái mô típ về một sự trì hoãn cho tới vô cùng như vậy đó, cũng là những luật lệ cai trị những câu chuyện ngắn của Kafka. Một trong những câu chuyện như thế, là về một thông điệp viên của hoàng gia chẳng bao giờ có thể tới, do cả lố người làm chậm trễ hành trình [trajectoire: đường biểu diễn, đường bay...] của thông điệp, của anh ta. Trong một chuyện khác, là một người, chết, không tới thăm được làng kế bên; một chuyện khác, hai người láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau, vậy mà chẳng bao giờ có thể gặp nhau. Một trong những câu chuyện đáng ghi nhớ nhất, trong số những chuyện đó, là "Vạn Lý Trường Thành Trung Hoa" [The Great Wall of China, 1919], sự vô cùng ở trong đó có nhiều tầng, nhiều mặt: Ðể ngăn chặn sự tiến triển của những đoàn quân ở xa ơi là xa, một vị hoàng đế từ đời nảo đời nào về nơi chốn và thời gian, ra lệnh, rằng, những thế hệ này tiếp nối thế hệ khác, những con dân của ông, hãy miệt mải miệt mài, nghĩa là chẳng bao ngưng, cái việc xây cất một bức tường chẳng biết đâu là đầu đâu là cuối, chung quan cái đế quốc vô cùng tận của vị hoàng đế.
Một trong những "đức hạnh" - hiển nhiên, đừng bao giờ tra hỏi, hoặc nghi ngờ - của Kafka, là, sự phát minh, sáng chế (invention), hay bịa đặt ra thì cũng rứa, những tình huống không thể nào chịu nổi (intolerable situations). Chỉ cần vài hàng là đủ để minh chứng cái điều rõ như ban ngày đó. Thí dụ: "Con vật tóm lấy cây roi của chủ, và quất chủ để trở thành chủ, và không nhận ra là, ích chi đâu, chỉ là huyễn ảo, do cái nút thắt mới [có], ở trên cây roi, gây ra." Hay là: "Những con báo xâm nhập những ngôi đền và uống rượu vang trong những chiếc ly thánh; chuyện này xẩy ra bất thình lình, và sau cùng, đây là tiên tri, nghĩa là sẽ phãi xẩy ra như tế, và sẽ được đưa vào nghi thức tế lễ." Gọi quỉ, quỉ tới liền: Tính viện dẫn, gọi lên, cầu khấn (invocation) ở Kafka thì thật là đáng nể, so với tính chi ly về từng chi tiết (elaboration). Chỉ có một con người trơ ra (a single man) ở trong tác phẩm của ông: the homo domesticus,
Con người này, rất ư Ðức và cũng rất ư Do Thái, thèm muốn một nơi chốn, một ao nhà, bất kể "dù trong dù đục" như thế nào, một Trật Tự nào đó - ở trong vũ trụ, trong một bộ, trong nhà thương điên, hay trong nhà tù. Cái gọi là cốt truyện (plot), và không khí truyện (atmosphere) là cái chủ yếu, cái yếu tính, chứ không phải sự phát triển, nảy nở mãi ra của một ngụ ngôn, hay là chiều sâu tâm lý. Ðây là tính ưu việt cũa những câu chuyện ngắn của Kafka so với tiểu thuyết của ông; và một toàn tập những truyện ngắn của ông càng dễ chúng ta nhìn ra tầm vóc đồ sộ của một nhà văn khác thường như thế đó: Franz Kafka.
Jennifer Tran
[Mô phỏng bài viết cùng tên của J.L. Borges. Vulture: Chim kên kên. Tên một truyện ngắn của Kafka].

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Năm 2020 sẽ đánh dấu 45 năm người tị nạn Việt Nam bắt đầu định cư tại Mỹ. Đó là một khoảng thời gian khá dài, ít ra dài hơn gấp đôi lịch sử của miền Nam Việt Nam từ năm 1954 đến 1975.
Bạn có tin là trên đời này có ma quỷ? Hay một cách rùng rợn hơn, bạn có bao giờ gặp ma chưa? Bạn có biết có bao nhiêu người Mỹ tin rằng có ma không?
Khoảng cuối tháng 10/2019, lần đầu tiên kể từ năm 1923, nước Anh sẽ tiến hành một cuộc tổng tuyển cử vào tháng 12, nhằm phá vỡ thế bế tắc xung quanh vụ Brexit, chia tách với Liên minh Châu Âu (EU).
SILICON VALLEY - Nhóm lãnh đạo Trung Cộng mong muốn dẫn đầu thế giới về trí thông minh nhân tạo (AI) vào đầu thập kỷ 2030 và đưa tài năng gốc Hoa về phục vụ là 1 phần trong nỗ lực ấy. Nghiên cứu khoa học căn bản sẽ được đầu tư mạnh hơn.
KIEV - Trong lúc các ủy ban của Hạ Viện Mỹ điều tra các tố giac chống Trump, các nhà lãnh đao của Ukraine cúi đầu, tránh bị chú ý.
LONDON - Tổng tuyển cử ngày 12-12 tại UK sẽ là cuộc bầu cử với tâm lý giận dữ chưa từng thấy với công dân.
SANTIAGO - CNBC đưa tin ngày 30/10: hội nghị thượng đỉnh APEC, dự kiến được tổ chức tại Chile vào trung tuần tháng 11 đã bị hủy bỏ.
ANKARA - TT Erdogan loan báo ngày 30-10 : Nga và Thổ cùng tuần tiễu miền bắc Syria, nơi dân quân SDF của phe Kurd thiểu số hoạt động và kiểm soát các thị trấn chính.
TEHRAN - Lãnh tụ tối cao của cộng hòa Hồi Giáo Iran tố cáo chính quyền Trump và đồng minh cùng ám trợ ác hoạt động gây bất ổn chính trị từ Iraq qua Lebanon.
LONG BEACH - Nhiều người trúng đạn, ít nhất 3 người chết tại chỗ, và 9 người bị thương tring một vụ nổ súng vào một buổi tiệc tại tư gia ở Long Beach, California vào tối Thứ Ba 29/10.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.