Hôm nay,  

Tàu Chiến Mỹ Vào Saigon

21/11/200300:00:00(Xem: 4166)
Tàu chiến Mỹ trở lại Saigon là một sự kiện khách quan. Nhưng ý nghĩa dường như nặng ngoại giao, mặt trận, phong trào hơn là thực chất, liên minh, lâu dài theo ý nghĩa chánh trị của 3 chữ ấy.
Tiếng Việt thâm thúy. Có chữ nghe tốt mà nghĩa xấu, như chữ lúa là gạo nuôi người mà cũng có nghĩa thất bại; thí dụ vụ này lúa rồi là thất bại rồi. Ba chữ ngoại giao, mặt trận, phong trào cũng vậy. Vì ngoài ý nghĩa kinh điễn, ngoại giao còn có nghĩa không thật tình, qua đương; cười ngoại giao, nói ngoại giao, bắt tay ngoại giao, là cười chiếu lệ, nói lấy lề, bắt tay qua chuyện. Mặt trận theo CS có nghĩa có mặt cho có hình thức bên ngoài, cho có vị, để làm kiểng, chớ không có quyền hành, như Mặt trân Tổ quốc. Phòng trào là hô hào chung chung cho lấy có, cho qua tang lề như Phong trào Xóa Đói Giảm Nghèo.
Việc Tướng Trà đi Mỹ và đặc biệt là tàu chiến Mỹ vào Saigon là hành vi ngoại giao bề ngoài của nhà cầm quyền Hà nội và Hoa thịnh đốn. Việc ngoại giao như sĩ quan của tàu cho đóù công tác "giao tế cộng đồng" , đặt vòng hoa tại Tượng "Uncle Hồ" ở Cảng. Người ngoại giao, Đại sứ Mỹ Burghard, Phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn đức Hưng từ Hà nội bay vào đón tiếp. Lời cũng ngoại giao. Đại sứ Mỹ nói, "Chúng tôi đã phát triễn giao thương, chúng tôi đã nói chuyện thẳng thắn với nhau về những chuyện chúng tôi không đồng ý, như nhân quyền và tự do tôn giáo, và bây giờ chúng tôi bắt đầu phát triễn mối dây quân sự với quân sự." Còn Phụ tá Ngoại giao Hà nội nói, "Đây là một một diễn biến quan trọng cho tương quan song phương giữa hai nướùc." Truyền thông Mỹ có nhiều mỹ từ êm tai nhưng rổng tuếch vì không đem lại hậu quả, như "lần đầu tiên gần 30 năm; "viếng thăm tượng trưng cao, mở một chương mớùi ; " báo hiệu quan hệ mới.". Truyền thông Mỹ đề cập tàu chiến Vadergrift gồm 215 quân nhân vào viếng Saigon , trong 4 ngày, có cờ Mỹ cờ VC treo chung, nhiều hơn chuyến viếng thăm của Ô. Bộ Trưởng Quốc Phòng tại Mỹ. Nhưng cuộc viếng thăm hệ quả thiết thực, hiện tiền hay hậu vận gần nào cả. Về sự kiện, chính Đại sứ Burghard chỉ nhắc lại có những cuộc nói chuyện thẳng thắn, có những bất động, đó là vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo. Tướng Trà đi qua Mỹ chỉ là một đáp lời mới chiếu lệ khi Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng đi với TT Clinton thăm VN, về tay không. Tàu Chiến Mỹ đến VN làm sao bằng Tổng thống Clinton, Tư lịnh Tối cao Quân lực Mỹ, Bộ trưởng QP Cohen đã đến VN mấy năm về trước. Nhưng từ ấy, gần một thập niên rồi, tương quan Hà nội Washington vẫn ì ạch một chỗ, hai nước vẫn là đối tác, chớ không phải đồng minh.
Nói "quan quyền" cũng phải nói "dân dã.". Dân VNCH cũ nhìn tàu Mỹ, lính Mỹ chợt ca bài cười ra nước mắt, "Ba mươi năm nay mới gặp nhau, vui sao nước mắt lại trào" vì tác giả bài này sau đó bị kỷ luật vì phổ lời lệ thuộc âm điệu nhạc không trúng ý Đảng. Một lính Hải quân người Mỹ Da Đen đi bát phố, mua sắm, rất khoái cập kiếng mát Calvin Klein giá rất rẻ và nhìn dân Saigòn nói, "Họ rất là tử tế." Nhưng cũng có người, chắc là VC "đi B" hay "cán bộ A chi viện"-có thể là bảo vệ chánh trị chìm mới dám xưng tên Tăng đình Toàn cho ký giả Reuters và nói "Chẳng những tại VN, mà tại nhiều nước, thiên hạ ghét cờ Mỹ." Reuters cũng ghi nhận phim "Chúng Tôi là Lính" của Mỹ đã bị Hà nội vì tinh thần "chống Mỹ cứu nước" nên không cho chiếu ở các rạp nhưng vị bụng Mỹ nên cho chiếu ở các cơ sở du lịch dành cho người nước ngoài. Nhưng tài tử Đơn Dương đóng vai đại tá bộ đội Miền Bắc trong phim lại bị "trục xuất khéo" sang Mỹ.

Sẽ thiếu nếu không nói đến ý kiến của các chuyên viên theo dõi tình hình VN. Nayan Chanda, chủ biên báo diện Yale Global Online viết, "Người Việt [CS Hà nội] đã nói với Mỹ trong chỗ riêng tư, sự có mặt [của Mỹ] làm ổn định trong vùng, nhưng họ không bao giờ nói thế ở chỗ công khai vì điều ấy có nghĩa, là chống Trung Cộng… Họ cho tàu chiến Mỹ vào Saigon là đưa ra một thông điệp như thế." Còn Carl Thayler thuộc Học viện Quân lực nước Úc viết, "Trong việc o bế về quân sự, không có gì có thể xảy ra nhanh. Nhưng người Việt là những nhà tư tưởng chiến lược. Họ không tính toán cho ngày mai. Họ tư đặt mình trong vị trí 5 hay 10 năm nữa." Nói gọn, chuyện chưa có gì quan trọng cả.
Còn người Việt ở Mỹ đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN thì sao" Đây là lần hụt hẫng thứ hai, nhẹ hơn lần hụt hẫng 1 do TT Clinton tái lập bang giao, rồi giao thương và đi viếng thăm CS Hà nội. Nhưng sau đó nếu nhìn kỹ từ khi Mỹ vào được VN, dường như phong trào tôn giáo và nhân dân đấu tranh với CS hình thành và phát triễn mạnh hơn thời Mỹ cấm vận CS. Nên kỳ này Chống Tướng Trà đi Mỹ kết quả hơn nhờ đi sâu vào dòng chính chánh trị Mỹ. Bà Rice lẫn Ô. Powell đều không tiếp Tướng Trà nhờ dân biểu, nghị sĩ tiếp tay nói vào và nhờ dùng hàng 10 ngàn email giải thích, thuyết phục. Biểu tình chống Tướng Trà nhưng không chống Mỹ, không lọt kế, lầm hư chiêu của Hà nội muốn tách cộng đồng người Việt ra khỏi chánh quyền Mỹ. Nhưng nói gì thì nói, việc làm của chánh quyền Bush đối với CS Hà nội cũng khiến ngưòi Mỹ gốc Việt suy nghĩ và thấy buồn buồn giữa ngã ba đường xa lộ. Người Mỹ gốc Việt không biết rõ có phải Mỹ muốn liên kết quân sự với Hà nội vì cần be bờ TC, cần một nhà cầm quyền mạnh trong cuộc chiến chống khủng bố như thói quen thời Chiến tranh Lạnh dựa vào những nhà cầm quyền mạnh dễ sai bảo, dù đó là nhà cầm quyết bị dân chống đối để rồi tốn tiền mà bị "Yankee go home". Nếu chọn theo tiêu chuẩn đó CS Hà nội là ứng viên số1 của Mỹ. Dù giả thuyết nào đúng cũng tạo thế cô đơn cho người Việt đấu tranh cho tự do, dân chủ VN trong lẫn ngoài nước. Đến đây bất giác người ta nhớ lại câu của TT Nguyễn văn Thiệu đã ôm hận TT Nixon, Kissinger xuống tuyền đài, còn để lại lời bất hủ, "Làm kẻ thù của Mỹ dễ, làm bạn với Mỹ rất khó." Khó vì chỉ dựa vào một hai người, một phe cánh của Mỹ, cho Mỹ vào the phòng của vợ con mình, khó vận động nội lực dân tộc, trong khi chánh quyền Mỹ gồm hai đảng, tam đầu chế Quốc Hội, Hành Pháp và nhiếu tổ chức áp lực. Và câu nói đó, trước việc Tướng Trà đi Mỹ, tàu chiến Mỹ trở lại Saigon, đáng cho CS Hà nội suy gẫm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.