Hôm nay,  

Một Lần Về Thăm Quê

28/02/200400:00:00(Xem: 4932)
PHOTO: Phát quà xuân đến các cụ già yếu và học sinh giỏi, nghèo tại Viện Dưỡng Lão Diệu Viên Huế.

Máy bay từ từ đáp xuống phi trường Singapore lúc 2 giờ khuya. Chuyến đi từ châu Mỹ đến châu Á dài dằng dặc làm chúng tôi khá mệt mỏi và buồn ngủ. Tuy nhiên, ánh sáng rực rỡ muôn màu quang cảnh phi trường lộng lẫy đã làm tôi tỉnh thức để chiêm ngưỡng và từ đó gợi nhiều suy nghĩ. Mới có 39 năm sau ngày độc lập, Singapore nay đã vươn mình mạnh mẽ để phát triển ngoài sức tưởng tượng của chúng tôi.
Sau vài ngày du lịch hưởng ngoạn ở đây, tôi sang Malaysia, đất nước vốn là "mẫu quốc" của Singapore với 13 tiểu bang, trong đó có 9 tiểu bang là vương quốc, cứ mỗi 5 năm lại bầu nên một đại vương. Đất nước này nổi tiếng với ngọn tháp đôi chọc trời cao nhất thế giới trước khi Thượng Hải của Trung Quốc xây tòa nhà "tạm chiếm độc quyền". Sự phát triển của Malaysia cũng khá mạnh nhưng chưa bằng Singapore.
Du lịch Mã lai chưa đầy tuần, chúng tôi vẫn nóng lòng bay về quê mẹ Việt Nam. Những ngày cuối năm đông tàn, xuân đến, những hình ảnh quê hương lúc nào cũng hiển hiện làm xao xuyến lòng khiến những đứa con xa quê muốn về ngay nơi chôn rau cắt rốn để tìm lại những kỷ niệm êm đềm của ngày đầu xuân.
Trong 8 người về quê Việt Nam lần này có vợ chồng anh Nguyễn Xuân Quang lưu lại Sài Gòn ăn tết với gia đình, tiện gặp ông Hoàng Văn Bình ở Phú Nhuận để trao quà của đoàn
chúng tôi cho trẻ em mồ côi tàn tật. Ông Bình ở quận Phú nhuận và bà mẹ già đã để hết tâm lực ngày đêm chăm sóc hơn 50 trẻ bất hạnh, suốt mười mấy năm qua, thể hiện những tâm hồn cao cả và nhân ái. Còn nhóm 6 anh chị em chúng tôi gồm anh chị Trần Dật, Lê Ngô Ái Lan, anh chị Nguyễn Ngọc Luân, anh chị Trần Đăng Khôi cũng rời Sài Gòn về Huế ngay ngày cận tết - 28 tháng chạp Tân Mùi.
Gần 30 năm xa quê với 8 lần về thăm lại, lần nào vợ chồng tôi cũng xúc động bước chậm trên con đường làng đã từng đi qua trong sương sớm như một dòng sông uốn quanh dưới rừng trúc xanh ngút ngàn. Rồài ngày 30 tết bầu trời xanh ngát không một áng mây, chúng tôi gặp lại đông đủ bà con nghèo khó làng Trúc Lâm với mối thâm tình và tặng quà để bà con làng mình vui xuân. Không quên đến thăm gia đình anh Nguyễn Thanh Sử, người thương binh nghĩa quân. cụt hai chân đến tận háng phải lê lết đó đây để kiếm sống, chúng tôi cảm thấy thật thương tâm. Lần nào vềø quê chúng tôi cũng đến thăm anh. Bốn tháng trước đây, chúng tôi đã gửi tặng anh một chiếc xe lăn để giúp anh di chuyển dễ dàng nhờ hội thương phế binh miền Nam Ca-li do chị Hanh Nhơn gởi về. Tôi ước mong món quà nhỏ lần nầy và lời thăm hỏi chân tình của chúng tôi làm anh ấm lòng khi xuân về tết đến.
Sáng mùng 2 tết, theo ước hẹn, vợ chồng tôi đã có mặt tại chùa Diệu Viên cùng với đoàn chúng tôi. Trời xứ Huế vào xuân thật đẹp, nắng vàng ấm áp và gió xuân phơi phới, cảnh sắc thiên nhiên và lòng người chan hòa niềm hân hoan bất diệt. Nhà dưỡng lão chùa Diệu Viên ấm áp trong tình đạo, tình người. Ngoài 8 anh em chúng tôi nơi xa xứ về đây, còn có sự hiện diện của ni sư Diệu Đàm, sư cô Chợn Phước, sư cô Diệu Thoại, giáo sư Châu Trọng Ngô, Ông bà giáo sư Bửu Tú sống tại Huế. Ông bà giáo sư Tôn Thất Du, ông bà Bửu Mông đều ở Mỹ cũng có mặt , và đông đủ các vị cư sĩ tâm huyết ở Huế cùng tham dự buổi tặng quà. Phật tử Diệu Hương (Lê Ngô Ái Lan) đã trao số tiền 3400 U.S.D. do các cháu, các em, và một số Phật tử hảo tâm ở Mỹ gởi về nuôi dưỡng các cụ già cô đơn bệnh tật đang sống tại nhà dưỡng lão và bà con nghèo trong vùng nhân lúc xuân về. Với niềm tin và hy vọng ở tương lai thế hệ trẻ, chúng tôi tặng quà cho 20 em học sinh nghèo khó, học giỏi và các cô giáo để khích lệ tinh thần hiếu học. Đại diện anh Huỳnh Hà tặng quà đến các vị bô lão mong sao sưởi ấm lòng họ Cơ duyên may ông bà Bửu Mông mới sang Mỹ ít lâu, đến thăm chùa thấy việc xây nhà dưỡng lão Diệu Viên của chúng tôi tốt lành đầy tình người, nên đã phát tâm Bồ đề nhận bảo trợ và nuôi dưỡng suốt đời một cụ già neo đơn trong nhà Dưỡng lão Diệu Viên. Anh chị đã mang cả tấm lòng về với quê hương.
Buổi chiều về, nhóm chúng tôi lên nhà trẻ Hương Sen (Hương Long) đã có các ni sư Minh Tú, Minh Hằng, Liên Nhẫn đón tiếp đoàn. Đây cũng là địa chỉ quen thuộc hàng năm đến độ xuân về chúng tôi đều đến tặng quà xuân. Gần 100 cháu lớp mẫu giáo trong sáng cùng các cô giáo tươi vui hát múa chào đón khiến lòng người cảm thấy được ấm lòng, tràn đầy tình thương yêu.
Rời nhà trẻ Hương Sen chúng tôi đến thăm và tặng quà cho gia đình phật tử Trúc Lâm. Mười năm về trước, số đoàn sinh chỉ có từ 15 đến 20 em. Được sự lưu tâm hỗ trợ của chúng tôi, gia đình Phật tử nay đã phát triển đến hơn 200 đoàn sinh và huynh trưởng thường xuyên sinh hoạt trong y phục màu lam. Các em đón chúng tôi như những người thân thương đi xa trở về. Những bài hát, trò chơi nhỏ rộn ràng tươi trẻ, những nụ cười, ánh mắt chứa chan tình yêu làm chúng tôi tin tưởng và ước mong sao mọi miền trên đất nước mình mình đều có gia đình phật tử lớn mạnh, và như vậy Phật giáo ngày càng hưng thịnh.
Cô nhi viện Đức Sơn nổi tiếng mấy chục năm là nơi chúng tôi hằng lưu tâm hỗ trợ. Gần 200 cháu mồ côi đã được ni sư Minh Tú, sư trưởng Minh Đức và ni chúng Đức Sơn, bỏ nhiều công sức nuôi dưỡng với tấm lòng cao cả tràn ngập niềm thương yêu, với bàn tay dịu hiền nồng ấm đã đưa các cháu trở nên những đứa con ngoan hiền, học hành chăm chỉ và nhiều em đã vào đại học, một số vào đời thật vững chãi. Cô nhi viện Đức Sơn lúc nầy vắng lặng vì các cháu được đi chơi hai ngày Tết. Chúng tôi gởi lại quà và tiền để cô nhi viện lo nuôi dưỡng dạy dỗ các cháu nên người .
Chùa Từ Hiếu ẩn hiện dưới bóng thông xanh mát trên đồi, trên con đường thông thơ mộng, du khách qua cổng chùa đến tam quan trang nghiêm và thanh tịnh, thầy Chí Mậu tọa chủ Từ Hiếu với nụ cười hiền hòa niềm nở đón đoàn chúng tôi. Nơi đây có trường Cao đẳng Phật học đào tạo tăng ni. Chúng tôi gửi quà xuân giúp chùa và học viện, ước mong mọi hoạt động Phật sự được dễ dàng tốt đẹp hơn. Cùng thầy Chí Mậu chụp ảnh lưu niệm xong, đoàn chúng tôi rời chùa lúc xế chiều để về chùa Sư nữ Diệu Thủy. Sư bà Chơn Hiền cùng ni chúng tiếp và cho đoàn chúng tôi chiêm ngưỡng chân dung các Thiền sư nổi tiếng Trung Quốc, Việt Nam và các bậc lãnh đạo Phật giáo Việt Nam mấy thế hệ sau. Tại đây, phật tử Diệu Hương đã tặng quà xuân giúp chùa đào tạo ni chúng.


Hoàng hôn buông xuống. Nắng chiều mồng Hai Tết đã nhạt nhòa phía trời Tây. Cái rét xuân lành lạnh nhưng ai nấy đều thấy ấm lòng bởi tình yêu thương đang dào dạt trong mỗi tâm hồn, mỗi người con xa quê khi trở về trong mùa xuân an lạc. Chúng tôi cầu nguyện cho chúng sinh bớt khổ đau, để sống yên vui và tự do trong ánh hào quang của Đức Phật từ bi.
Rồi ngày sau đó Mồng Ba Tết, cả tám người chúng tôi đi thăm chùa Sơn Thủy ở A Lưới thị trấn xa xôi hẻo lánh. Ban đầu anh chị em không có ý định này. Chúng tôi dự định đi Quảng Trị và nhờ hòa thượng Chánh Liêm chuyển quà và tiền về chùøa. Vì cũng nghe đâu đó đường vào A Lưới lắm gian nan. Tuy nhiên anh em trong đoàn lại muốn đến tận nơi đó xem sao. Thật không may, sáng hôm đó trời mưa tầm tã và gió hun hút lạnh thấu xương. Tờ mờ sáng anh Luân gọi điện đến anh Dật hội ý xem có gì thay đổi không vì nghe nói đường đi rất khó khăn. Nghe điện, anh Dật bèn trả lời: "Nếu đi chơi thì có lẽ chúng ta không nên đi. Nhưng đi làm Phật sự thì chúng ta quyết đi". Kiên trì thay cái tâm từ bi tính tấn của người con Phật.
Rồi anh Luân đặt máy nghe, lặng lẽ bước ra ngoài tìm nơi tĩnh lặng cầu nguyện chư Phật phù hộ cho chuyến đi và nguyện trai chay trong ngày hôm đó. Thế là anh Luân đi với đoàn không chút ngần ngại. Thêm nữa, anh Quang dù đang đau chân vì vấp ngã hôm trước, bước đi còn nhiều khó khăn cũng hăng hái quyết tâm để hoàn thành Phật sự.
Chùa Sơn Thủy vốn là một ngôi chùa nhỏ ở miền sơn cước, mà từ trước không mấy người biết đến. Sư bà Trí Hải đã từng viết về ngôi chùa nghèo này trên mạng Internet. Tình cờ có người đọc được, phát Bồ Đề tâm cúng dường xây dựng. Khi nghe tin anh Nguyễn Xuân Quang về nước làm Phật sự, người ấy đã đến gởi anh Quang một số hiện kim để góp phần xây dựng chùa. Thế mới hay mọi người ai ai cũng có thiện tâm làm việc đạo.
Đường đi khá vất vả. Cơn mưa dai dẳng làm một số nơi lầy lội vì sạt lở. Mầu nhiệm thay khi gần đến A Lưới trời bỗng quang nắng và tạnh hẳn. Trong ngàn cây tươi xanh đang vươn mình lên đón nắng xuân, chúng tôi nghe văng vẳng tiếng chim rừng hót líu lo. Xa xa thị trấn A Lưới lần lần hiện rõ. Không nói, ai ai cũng thấy niềm hân hoan an lạc tràn ngập tâm hồn. Mọi người đều náo nức hồi hộp mong sao được tới ngay chùa Sơn Thủy.
Đến nơi, đoàn chúng tôi xuống xe vào viếng. Chùa Sơn Thủy bây giờ đã khá khang trang. Cảnh chùa thanh tịnh và rộng rãi. Trong khi chờ đợi Ban Trị sự khuôn hội đến, chúng tôi đi dạo quanh chùa xem thử nên làm gì thiết thực nhất để góp sức vào công việc Phật sự nơi đây. Khi ấy, anh Nguyễn Xuân Quang bỗng sực nhớ ra hôm nay chính là ngày chung thất của Sư Bà Trí Hải. Sư bà là một tinh hoa của PGVN và là một lãnh đạo tinh thần, học rộng đức cao. Thật là phước báu nhân duyên. Lời kêu gọi giúp đỡ chùa ngày nào của Sư bà nay hiện tiền thành tựu. Chúng tôi dừng bước, lắng lòng tưởng nhớ tới Sư bà và thầm cầu nguyện cho Sư bà cao đăng Phật quốc.
Chùa Sơn Thủy hiện nay hoạt động khá hiệu quả. Gia đình Phật tử có hơn 220 đoàn sinh và huynh trưởng. Các em đều được hướng dẫn chu đáo trong việc tu học. Vào những ngày lễ lớn như Phật Đản, Vu Lan … có hơn ngàn thiện nam tín nữ Phật tử đến chiêm bái, lễ Phật và nghe thuyết pháp. Nhìn chung, chúng tôi chỉ thấy sân chùa rộng lớn còn lổn chổn và cần đúc xi măng để cảnh chùa sáng sủa hơn, và các đoàn sinh có nơi sinh hoạt. Anh em trong đoàn suy tính thế nhưng cũng tự hỏi không biết ý của mình có trùng hợp với ước nguyện của nhà chùa và Ban trị sự khuôn hội ở đây hay không.
Lát sau mọi người đều đã đến đông đủ. Tất cả khoảng chừng mười vị. Đoàn chúng tôi vào nhà tăng của chùa để cùng nhau đàm đạo. Sau vài lời giời thiệu và trò chuyện, một vị ở địa phương nhìn vợ chồng chúng tôi và hỏi, xin lỗi có phải bác là Trần Dật và chị Ái Lan không". Vợ chồng chúng tôi cũng vô cùng bỡ ngỡ. Đâu có ngờ là nơi xa xôi hẻo lánh này lại có người biết mình. Người địa phương đó tên là Lãnh - mới kể lại cơ duyên như sau: "Nguyên bác Dương Khái - cựu khuôn tưởng khuôn hội Phật giáo tại A Lưới nay đã định cư ở Mỹ, qua bên ấy bác biết được vợ chồng chúng tôi t thường xuyên làm phật sự nên giới thiệu với khuôn hội ở nhà tìm cách liên hệ để xin giúp đỡ xây dựng Chùa. Đã năm năm rồi chính anh Lãnh có về tìm gặp chúng tôi và đã được chúng tôi thành tâm cúng dường. Hôm ấy tại nhà chúng tôi đang có trai đàn chẩn tế, vào một dịp chúng tôị về thăm quê". Nghe nhắc đến đây chúng tôi mới nhớ ra. Chúng tôi tự nhủ, ngày ấy cũng là do hằng tâm từ thiện, chứ có biết đâu hôm nay lại có cơ duyên đến được ngôi chùa mà vợ chồng mình đã góp một phần nhỏ bé vào công việc tu tạo. Ôi thật là duyên lành Phật độ và mừng thay cho những người có phước hưởng duyên lành kia.
Sau đó Ban Trị sự trình bày ý nguyện tu sửa sân chùa bằng cách đúc xi măng để tạo sự sạch sẽ tươm tất cho cửa Thiền và để có nơi các em đoàn sinh hoạt động. Thật là đúng như ý định của các anh em trong đoàn. Ai nấy đều hoan hỉ đồng lòng. Số tiền cúng dường để đúc sân chùa là 1000 đô (một phần do Việt Kiều ở Mỹ gởi qua anh Quang, một phần là do anh em trong đoàn hỷ cúng). Aâu đây cũng là nhân lành duyên thiện từ muôn vàn kiếp trưiớc. Nhân tiện thấy các em đoàn sinh gia đình Phật tử còn chưa đủ đồng phục, Phật tử Diệu Hương phát từ tâm cúng dường 40 bộ đồng phục để các em có điều kiện đến sinh hoạt tu học tốt hơn. Ban Trị sự và các anh hướng dẫn trong Gia đình Phật tử A Lưới vô cùng cảm động trước hằng tâm hằng sản của cả đoàn. Việc Phật sự thế là vạn bề viên mãn.
Trên đường về, cả đoàn còn có dịp chiêm bái Quan Aâm Phật đài tại núi Tứ Tượng (Tuần). Đường sương mờ đất đỏ nhưng bóng dáng vị Bồ Tát cứu khổ cứu nạn cho quần sinh hiện ra làm mọi người hân hoan. Có anh em trong đoàn đã từng chiêm bái Phật đài cũng nôn nao trông mau đến nơi. Tượng Bồ tát uy nghi trang nghiêm giữa bầu trời mây phủ như hoan hỉ với duyên lành đạo pháp. Mọi người tuần tự dâng hương và cầu nguyện cho chúng sanh cùng thấm nhuần lời Phật dạy, cùng nhau hành trì phước thiện.
Về gần Huế trời vẫn mưa. Gió bên ngoài thổi lạnh buốt nhưng trong lòng anh em ai cũng thấy vô vàn ấm áp. Thật là một chuyến về thăm quê hương đầy ý nghĩa và đạo vị, nơi đã cho tôi tìm lại mùa xuân. Ngày mồng hai trời nắng đẹp thuận lợi cho việc phát quà và hành thiện ở Huế. Ngày hôm nay dù trời mưa gió nhưng anh em đều quyết tâm tham gia với bao duyên lành hiển hiện, Phật sự viên thành. Dù không nói ra nhưng ai cũng mong siết chặt tay nhau cùng trọn đời phụng sự Đạo pháp.
Huế, mùa xuân Giáp Thân 2004
Trần Dật - Lê Ngô Ái Lan

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.