Hôm nay,  

Trí Thức Vn Tố ‘bác Hồ’ Mời ‘bác Mao’ Lấn 400 M Đất

05/02/200200:00:00(Xem: 3616)
HANOI (VB) - Hai hiệp định cắt đất, cắt biển đã làm toàn dân nổi giận. Dưới đây là bài viết (có nhiều đồ hình không chuyển dạng được) của nhà trí thức Lý Công Luận từ Hà Nội, ký ngày 04-02-2002 gửi tới Việt Báo, nội dung phân tích về các lý luận biện hộ của Thứ Trưởng Ngoại Giao Lê Công Phụng là sai trái, và 2 hiệp định rõ ràng là đã hiến quá nhiều cho đàn anh Bắc Kinh.
Đau lòng nhất là khi đọc tới đoạn ông Lý Công Luận viết, “Nhưng khi Lê Khả Phiêu qua Trung Quốc, vì sự đấu đá quyền lực ở Bộ Chính Trị, vì lợi ích cá nhân và vì sự hứa hẹn của đàn anh Trung Quốc đã đang tâm ký hiệp định trọn gói bán rẻ đất nước. Dưới đây là chi tiết giải thích bằng cách nào mà CSVN và CSTQ đã phù phép biến thác Bản Giốc và ải Nam Quan của ta thành của Trung Quốc...”
Đặc biệt, tác giả ghi nhận, chính ‘Bác Hồ’ đã cho ‘Bác Mao’ lấn vào đất VN 400 mét làm đường ray xe lửa.
Bài viết nhan đề “Nhân đọc bài phỏng vấn Lê Công Phụng” như sau:
“Hôm qua nhờ người bạn ở nước ngoài gởi về, tôi mới hân hạnh được làm quen với cuộc phỏng vấn ông thứ trưởng nước tôi Lê Công Phụng của đài VASC Orient về vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tôi vốn đa cảm, đọc xong bài phỏng vấn, muốn bật lên khóc vì thương ông Phụng và vì tự ái hộ ông Phụng. Ông Phụng và Đảng của ông đã vì dân vì nước giành giật từng tấc đất về cho đất nước. Không những không mất một tấc đất nào mà còn có lời (theo lời của ông Phụng), mà dù có mất thì cũng mất 114km2 nhập nhằng đấy thôi mà đổi lại tình hữu nghị với anh bạn Trung Hoa tốt bụng. Khổ ải biết bao nhiêu, không cảm ơn thì thôi, thế mà có những kẻ ‘xấu miệng’ còn rao lên: Đảng Cộng Sản Việt Nam bán nước, bán đất, phản bội tổ tông. ‘Thật là vô ơn bạc nghĩa, lấy oán trả ân.’
Nói vậy nhưng không phải vậy. Trên cơ sở khoa học và dùng lý trí suy xét bài phỏng vấn, ta sẽ thấy nhiều điểm ám muội, và vô hình chung trái với ý muốn của ông Phụng, đã phơi bày hoàn toàn dã tâm bán đứng đất nước vì quyền lợi Đảng Cộng Sản Việt Nam nói chung và ông Lê Công Phụng nói riêng.
I. Những điểm ám muội,lập lờ đánh lận con đen.
1. Trong bài phỏng vấn, người phỏng vấn và ông Phụng (hai ông này cùng một giuộc cả thôi) dùng nhiều cụm từ rất lộng ngôn, đao to búa lớn như là: ‘những kẻ tự xưng là những người dân chủ’, ‘những thế lực chống đối’, rồi đến những sáo ngữ như là ‘biên giới hoà bình và ổn định’, ‘hữu nghị với các dân tộc’. Những cụm từ này thường làm cho dân Việt Nam giật mình hơn là tường tận. Bởi vì từ trước đến nay hể có vụ gì mà khó giải quyết, lúng túng, ngậm hột thị thì y như rằng, các phát ngôn viên Cộng Sản lại giở những cụm từ này ra làm bình phong chống đỡ dư luận. Đấy, chúng tôi lúc nào cũng vì ‘biên giới hoà bình và ổn định’Õ, ‘Ûhữu nghị với các dân tộc’Õ mà lúc nào cũng bị ‘những kẻ tự xưng là những người dân chủ’, ‘những thế lực chống đối’ trói chân, trói tay. Các ông ấy nói mãi như thế, nhưng không giải thích cho dân đen chúng tôi biết ‘những kẻ tự xưng là những người dân chủ’, ‘những thế lực chống đối’ là ai, ở đâu, họ đã làm những gì mà được mệnh danh như thế, tác phẩm họ trắng đen ra sao và họ chống đối, trói chân trói tay các ông ra làm sao. Riết như thế, đến lúc cứ thấy chính quyền giở những cụm từ này ra xài là dân đen chúng tôi nghĩ chắc người ta đã công kích các ông đúng ở đâu đấy và các ông đã bậy bạ ở đâu đấy. Bằng chứng là ngay cái hiệp định biên giới đất liền và hải phận quan trọng như thế mà dân đen chúng tôi qua ‘những kẻ tự xưng là những người dân chủ’, ‘những thế lực chống đối’ mới được biết, trước khi được chính phủ của mình thông báo mặc dù các ông đã đàm phán hay là đi đêm với nhau đã từ lâu rồi.
2. Tôi không hiểu ông Phụng dùng ‘tình hữu nghị’ là loại tình hữu nghị gì"! Dân Trung Quốc mỗi lần kéo quân xuống xâm lược Việt Nam qua ải Nam quan là thấy lạnh lùng xương sống. Còn dân Việt Nam nghe tin giặc Phương Bắc đến là cầm ngay gươm giáo lên đường để vợ con ngóng chờ thành đá Vọng Phu. Dĩ nhiên thời đại thay đổi, chúng ta mong muốn hoà bình, hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước nhưng trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và độc lập, tự do của nhau. Nghe ông Phụng nào là ‘ta có lời’, ‘bạn cũng đồng ý’, ‘bạn cũng nhân nhượng’ ta cứ ngỡ như trong mơ. Ôi ông anh Trung Quốc sao mà tốt bụng thế, dễ tính thế, ngọt ngào thế. Đừng nói chia đôi 227km2, chớ cho tất cho ông anh Cả, ta cũng không tiếc. Nhưng chính cái ngọt như mật này mà dân đen chúng tôi sởn da gà, gai trôn ốc và đâm ra ngờ vực. Bởi vì, lịch sử cho ta thấy, hễ đụng đến những thứ có liên quan tới ‘đất đai’, ‘điền trạch’ và ‘thổ địa’ thì Trung Quốc mắt cứ sáng lên. Đã ngoạm được miếng nào rồi thì có nhả ra bao giờ đâu. ‘Tình hữu nghị’ ở đây chắc là tình hữu nghị của hai Đảng Cộng Sản hắc ám nhất lịch sử nhân loại. Chính sự đi đêm của Đảng CSVN và Đảng CSTQ để dẫn tới hiệp định bất công này, đã làm cho sự căm thù của hai dân tộc càng sâu hơn.
3. Chính phủ đi bàn công việc quốc gia đại sự, phân định đất đai của tổ tông mà thiếu tinh thần trách nhiệm, những luận chứng khoa học và nghiên cứu thấu đáo những văn kiện lịch sử, chỉ dựa trên ‘dân địa phương nói’, ‘nhân dân Lạng Sơn báo cáo với Trung ương, Chính phủ và các nhà đàm phán rằng cột mốc có từ khi những người già còn chưa ra đời’. Ô hay, tôi cứ tưởng một nhà nước giỏi nhất thời đại phải quản lý đất đai của mình khác kia chứ. Các nước tư bản giẫy chết bao giờ cũng có đội biên phòng đi tuần tra và bảo vệ cột mốc, có những nước lấy hàng rào thép gai ngăn lại và họ thỉnh thoảng thoả thuận nhau để sơn lại cột mốc hoặc đổi cột mốc khác nếu như quá cũ. Thế mà nước Việt Nam XHCN ‘tốt đẹp’ của chúng ta lại có những cột mốc ‘có từ khi những người già còn chưa ra đời’. Miễn bàn.
4. Các ông hay nói khi đàm phán thì thường phân ra loại ‘rõ ràng’ và loại ‘không rõ ràng’. Trên cơ sở nào phân loại như thế này mà không như thế kia""" Có đủ tin cậy những loại thông tin dựa trên ‘dân địa phương nói’, ‘nhân dân Lạng Sơn báo cáo với Trung ương, Chính phủ và các nhà đàm phán rằng cột mốc có từ khi những người già còn chưa ra đời’ không" Rồi những cột mốc ở xa như ông nói thì không hiểu có những người dân địa phương nào nhìn thấy, hoặc có người già nào còn sống mà báo cáo cho các ông không" Rồi còn loại ‘rõ ràng của không rõ ràng’ thì sao" (Có nghĩa là loại vẫn là cột mốc thời nhà Thanh như thế, nhưng anh Cả Trung Quốc đã cho lính di chuyển vào đến 2-10km) Rồi còn nhiều loại nữa ví dụ như ‘không rõ ràng của không rõ ràng’v..v... Theo một số thông tin, số cột mốc được chôn từ thời Pháp-Thanh còn nguyên (nguyên cả cột lẫn vị trí) trên dưới 50, số cột mốc thời Pháp-Thanh nhưng đã bị dịch vào biên giới Việt Nam 150-170 chiếc, số cột mốc mới Trung Quốc cho lính mang sang đóng trong biên giới Việt Nam 60-70, số thất thoát 15-30.
5. Các ngài Cộng sản Việt Nam còn lập lờ ở con số 227km2. Bởi vì các ngài chỉ đưa ra cái chênh lệch của con số của Trung Quốc với con số Việt Nam nhưng tảng lờ không cho dân biết: con số của Trung Quốc chênh lệch với con số đạt được ở hiệp định Pháp-Thanh bao nhiêu" Con số Việt Nam chênh lệch với con số đạt được ở hiệp định Pháp-Thanh bao nhiêu" Theo như toán học, ta sẽ thấy có 6 trương hợp chính sau đây:
a. Việt Nam thiệt hại:
(Đồ hình 1, 2, 3)
Trong hình đó: a-đường biên theo cách tính Việt Nam, b-đường đậm nhất,đường biên theo hiệp định Pháp-Thanh, c-đường biên theo cách tính Trung Quốc, d-đường đậm nhì, đường biên theo thoả thuận của hiệp định 30-12-1999, b'-đường nối gạch, đường biên theo hiệp định Pháp-Thanh ảo.
Hai trường hợp đầu (hình 1, hình 2): Việt Nam có vẽ lấn vào Trung Quốc và ngược lại nhưng trên cơ bản có thể giải quyết công bằng và hợp lý được. Mỗi bên tương nhượng nhau một ít. Nếu theo hai đồ thị này thì ta không thể mất quá 114km2 được. Trong trường hợp sau (hình 3) ngay cả con số của VN đưa ra thương lượng (hoặc đưa vào biên bản để loè bịp dân) so với đường biên theo hiệp định Pháp-Thanh đã thiệt rất lớn cho ta. Những cột mốc từ thời Pháp-Thanh đã bị lính Trung Quốc dời vào trong nội địa ta rất nhiều. Cộng Sản VN cũng biết điều này nhưng vì bị ép và vì cam tâm bán quốc cầu vinh nên lơ đi. Phần thiệt hại này rất nguy hiểm bởi vì trên văn bản không có phần này. Phía Trung Quốc vì quyền lợi của mình không cần phải công bố đường biên theo hiệp định Pháp-Thanh thật (đường b) làm gì, còn phía Việt Nam, Đảng CS cũng không muốn nói rõ vì phải che đậy hành vi tội lỗi của mình. Hai bên mặc thị dùng đường biên theo hiệp định Pháp-Thanh ảo (đường b', cái đường dựa theo những cột mốc đã được các đồng chí lính Trung Hoa nhổ và cắm lại sâu trong nội địa VN). Trên văn bản, chúng ta chỉ mất phần giới hạn trong đường a và d chỉ là 114km2. Phần mất ngoài văn bản (giới hạn bởi đường a và b) thì không biết được. Phần mất này cực kỳ to lớn mà dễ lập lờ lấp liếm dân chúng. Theo những thông tin nhận được ở trong nước và nước ngoài và cũng theo Tân Hoa Xã thì chúng tôi nhận thấy Hiệp định biên giới được ký kết theo kịch bản của hình 3. Bởi vì theo một số dẫn chứng thì biên giới VN-TQ theo Hiệp ước Pháp-Thanh dài 1350km, CSVN chấp nhận con số 1300km, còn Tân Hoa Xã thì thông báo là 1200km. Hình 3 ở trên được vẽ lại như sau:
1350km - đường b
1300km - đường a
1200km - đường c
Theo như bản vẽ trên thì ngay trong con số VN yêu cầu cũng đã thiệt hại rất lớn đối với VN rồi (Chúng ta mất vùng được giới hạn bởi đường b và a không tính vào văn bản). Nếu bạn nào có bản đồ VN và vẽ hai hình biên giới đồng dạng, một hình chiều dài 1350km, một hình 1300km. Dùng tích phân có thể tính diện tích giới hạn ở giữa, theo cách tính của tôi khoảng 25.000 đến 30000km2 (Dĩ nhiên đường cũ và mới không thể đồng dạng được).
Còn nếu từ 1350km đến 1200km thì con số mất mát không thể nào lường hết được. Những con số 720km2 và hơn 900km2 là còn quá ít.
b. Trung Quốc thiệt hại: Điều này không thể nào xảy ra được, nhưng để cho công bằng chúng tôi cũng dẫn ra đây luôn.
(Đồ hình vẽ lại, số 1, 2, 3)

6. Tôi cũng thật sự không hiểu những chữ ‘công bằng’ và ‘bình đẳng’ của ông Phụng trong bài phỏng vấn có ngụ ý gì. Công bằng và bình đẳng nỗi gì mà các ông từ Bộ trưởng Ngoại Giao, Chủ tịch nước, Thủ Tướng đến Tổng Bí Thư cứ liên tục xách cặp qua Trung Quốc để bàn hiệp định còn các Thiên tử Trung Quốc ít khi xuất đầu lộ diện ở Việt Nam. Trên thế giới, những vụ tranh chấp lãnh thổ không ít. Như trường hợp Nga và Nhật tranh chấp 4 đảo ở quần đảo Curin, lúc Bộ trưởng Nga sang Nhật để bàn, lúc Bộ trưởng Nhật sang Nga, lúc Tổng thống Nga sang Nhật, lúc thì Thủ Tướng Nhật sang Nga. Chần chừ, dềnh dàng mãi mới quyết định tháng ba năm nay Thứ trưởng Ngoại Giao Nhật sang Nga để bàn tiếp. Tôi càng không thể hiểu được, tại sao cứ phải lấy 227km2 của Việt Nam chia đôi thì mới công bằng được" Tại sao không là ngược lại" Hay đấy là công bằng và bình đẳng theo định hướng xã hội chủ nghĩa"
II. Thác Bản Giốc và ải Nam Quan.
Chúng tôi có đi tìm hiểu về vấn đề thác Bản Giốc và ải Nam Quan. Theo nguồn tin từ những người có liên quan tới bộ Ngoại Giao, Bộ Ngoại giao Việt Nam có đàm phán với Trung Quốc 164 điểm, phần lớn theo nguyên tắc đàm để thoả hiệp, còn lại hơn 10 điểm đàm nhưng không nhân nhượng và 3 điểm, trong đó có thác Bản Giốc và ải Nam Quan không nhân nhượng bất cứ giá nào. Công bằng mà nói, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã cố gắng đấu tranh cho bằng được 3 vị trí trên, Ban Đàm phán đã cố vấn cho Chính phủ chỉ ký hiệp định không trọn gói trừ ra những điểm chưa đấu tranh được. Nhưng khi Lê Khả Phiêu qua Trung Quốc, vì sự đấu đá quyền lực ở Bộ Chính Trị, vì lợi ích cá nhân và vì sự hứa hẹn của đàn anh Trung Quốc đã đang tâm ký hiệp định trọn gói bán rẻ đất nước. Dưới đây là chi tiết giải thích bằng cách nào mà CSVN và CSTQ đã phù phép biến thác Bản Giốc và ải Nam Quan của ta thành của Trung Quốc.
1. Thác Bản Giốc
(Đồ hình Bản Giốc, trong đó có:
- đường biên theo hiệp định Pháp-Thanh 1887
- đường biên theo hiệp định 30-12-1999
- đường biên theo ông Phụng dẫn giải
- hai cột mốc có thật
- cột mốc vì lý do gì đó đã mất đi
- Thác Bản Giốc
- Phần Thác Bản Giốc của ta, theo ông Phụng chưa tới 1/2)
Cột mốc đã mất đi (có thể ngay trên đầu ngọn thác nên không thể cắm mốc) nhưng trong bản đồ thời Pháp (dựa trên Hiệp định Pháp Thanh) là có. Và toàn bộ Thác Bản Giốc là sở hữu của Việt Nam. Điều này theo tôi Đảng CSVN thừa biết, nhưng lỡ bị đàn anh xui dại, nên mới dùng trò lập lờ đánh lận con đen đưa ra đường biên theo công ước quốc tế (sic)..v..v.. cho là ta được chưa tới 1/2 (=1/3), mà khi đàm phán ta được đến 1/2, như vậy ta ‘có lời’.
Dựa vào sơ đồ trên ta thấy, chúng ta không những mất 1/2 Thác Bản Giốc mà còn mất một vùng đất lớn. Điều tôi khó hiểu là theo ông Phụng nói ‘ngay cả TQ nói đấy không phải của TQ’ thế sao ta phải cắt 50% Thác Bản Giốc cho Trung Quốc. Có gì ám muội hơn thế không"! Đã thế ông Phụng còn giả bộ ngây thơ nào là ‘chúng tôi cũng rất lạ’, nào là ‘trong sách sử’. không ai nói Thác Bản Giốc có phần là của Trung Quốc. Thật là trơ trẽn.
2. ải Nam Quan
(Đồ hình ải Nam Quan trong đó có:
- đường sắt Trung Quốc trên địa phận Trung Quốc
- ải Nam Quan
- đường biên theo hiệp định Pháp-Thanh 1887
-400m đường sắt Trung Quốc trên địa phận Việt Nam
- đường biên theo hiệp định 30-12-1999
- đường biên đã bị dịch chuyển
- đường sắt Việt Nam)
Chú thích: đường ray của TQ không nhất thiết phải nằm trên ải Nam Quan có thể dịch ra ngoài, nhưng về nguyên tắc khi đường ray dịch xuống dưới theo đường ray thì ải Nam Quan cũng nằm luôn trên đất Trung Quốc.
Chuyện về ải Nam Quan thật sự là bi hài có một không hai trong lịch sử nhân loại. Thời chống Mỹ, để dễ bề tiếp tế Bắc Việt, Cộng Sản Trung Quốc cùng Cộng Sản Bắc Việt thoả thuận làm hệ thống đường sắt nối liền Trung Việt. Phía Trung Quốc làm đường ray (rộng hơn 1,2m) đến biên giới (1) mà thôi. Còn phía bên Việt Nam cũng làm đường ray (rộng chưa tới 0,9m) đến biên giới(1). Đổi bánh ray sẽ thực hiện ở biên giới. Nhưng thời chiến tranh, phía Bắc Việt thiếu thốn đủ thứ và trình độ kỹ thuật kém, nên khi TQ đã hoàn tất xong thì bên VN vẫn chưa xong. Thế là, ‘Bác’ Mao mới nói với ‘Bác’ Hồ rằng: ‘Hiện nay, nguyên vật liệu của TQ còn thừa, TQ làm hộ cho Việt Nam một đoạn. Hơn nữa, đổi bánh hoặc toa ở biên giới núi non cách trở, không tiện. Tốt nhất đổi vào khu thuộc VN băng phẳng cho tiện. Khi nào hoà bình rồi tháo dỡ ra cũng được’ (Bạn đọc chú ý tất cả tà vẹt và kỹ thuật của TQ đã theo khung 1,2m). ‘Bác’ Hồ vui vẻ nhận lời.
Cụm từ ‘vui vẻ nhận lời’ mãi về sau này, từ năm 1979 đến nay đã làm cho nhân dân ta khóc ròng. Đoạn đường ray TQ trên đất Việt có người nói là 400m, có người 4km, theo tôi chắc 400m thì đúng hơn. Đến năm 1979, TQ xua quân qua xâm chiếm nước ta, đến khi rút về cho quân đội nhổ cột mốc cắm vào điểm cuối đường ray TQ tạo nên đường biên (2). Tôi đã hỏi nhiều người ngày xưa đi du học TQ, Liên Xô và Đông Âu bằng tàu lửa, người ta cũng công nhận đổi toa ở trong nội địa VN, đi mãi mới tới biên giới có đồn canh VN và đồn canh TQ đối diện. Đến khi hai bên đã hữu hảo rồi, bên VN định xây lại đồn biên phòng tại ải Nam Quan được trả lời , đất VN kéo dài tới nơi có đường ray VN thôi, chớ làm sao trên đất VN có đường ray TQ được. Sau đó các phái đoàn đàm phán VN qua vin vào thoả thuận xưa giữa hai ‘Bác’, thì TQ trả lời những câu chuyện xưa không thể làm bằng chứng được, phải có văn bản hẳn hoi kia. Cuối cùng khi ông Khả Phiêu qua TQ thì thoả thuận chia 52% thuộc VN và 48% thuộc TQ. Và đường biên giới mới được vẽ ở trên cách ải Nam Quan về trong nội địa VN 200m. Nhiều người nói, ải Nam Quan phong thuỷ tốt, vả lại là cái gai trong con mắt của TQ (mỗi lần lính TQ qua ải Nam Quan để vào nước ta là thấy rùng mình ớn lạnh.) nên TQ bày ra cái mẹo lừa lịch sử này để cướp cho được. Đến đây, các bạn đã thấy ông Lê Công Phụng đã nói dối một cách trắng trợn. Không còn cách gì để biện hộ cho hành động bán nước của các quan thầy CSVN, ông mới giở bài ‘nhân dân Lạng Sơn báo cáo với Trung ương, Chính phủ và các nhà đàm phán rằng cột mốc có từ khi những người già còn chưa ra đời’ để lấp liếm. Tội nghiệp cho nhân dân Lạng Sơn và người già Lạng Sơn bị mang tiếng oan. Tôi thiết nghĩ, ải Nam Quan là một trong những điểm chiến lược bậc nhất của VN, nên khi ký hiệp định Pháp-Thanh 1887 không thể nào người Pháp không biết.
Đây chính là điểm đầu tiên và quan trọng nhất người Pháp thảo luận với nhà Thanh để nhà Thanh công nhận trên văn bản : ‘ải Nam Quan là của Việt Nam’. Tôi tin chắc trong bản đồ về VN của Pháp xưa có ải Nam Quan nằm trong đất VN.
III. Kiến nghị với Chính phủ và Nhà nước Việt Nam.
Hành động bán rẻ đất nước vì lợi ích tập đoàn, cá nhân vừa rồi của Đảng CSVN không thể tha thứ được. Đảng CSVN cần phải ăn năn, hối hận và bắt đầu đồng tâm cùng nhân dân Việt Nam cả trong và ngoài nước để bàn đối sách cứu vãn, bởi vì mọi sự chưa đến mức hết phương cứu chữa. Những việc trước tiên cần thực hiện như sau:
1. Yêu cầu phía Trung Quốc hoãn lại việc thực thi hiệp định. Tuyên bố hiệp định không có hiệu lực hoặc toàn bộ hoặc một phần tuỳ điều kiện đôi bên.
2. Phổ biến công khai hai bản Hiệp Định ngày 30-12-1999 và 25-12-2000 và hai bản hiệp định Pháp-Thanh 1887, 1895. Ngoài ra công khai công bố những quá trình đàm phán, những khúc mắc và những thay đổi do năm tháng gây nên.
3. Thành lập hoặc cho phép thành lập Hội Nhân Sĩ Việt Nam gồm các nhân sĩ trong và ngoài nước là người VN, các học giả nước ngoài nhất là học giả người Pháp để giám định lại biên giới Việt-Trung trên tinh thần Hiệp Định Pháp-Thanh 1887 và 1895.
4. Tổ chức trưng cầu dân ý về vấn đề biên giới đường bộ và đường biển.
IV. Kiến nghị với Chính phủ và Nhà nước Trung Quốc.
Chính phủ và Nhà nước Trung Quốc thừa biết Hai Hiệp Định 30-12-1999 và 25-12-2000 là hết sức bất công đối với nhân dân Việt Nam. Đây là kết quả của sự đi đêm của Đảng CSVN và Đảng CSTQ, bởi thế hầu như không có giá trị pháp lý và càng không có giá trị với nhân dân Việt Nam. Thiết nghĩ, hai nước Trung Quốc và Việt Nam cần xoá những hận thù quá khứ cùng xây dựng một tình hữu nghị chân thực trên sự thiện chí, sự cảm thông và sự tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, kinh tế, chính trị, văn hoá của nhau. Hai Hiệp Định trên chỉ làm hằn sâu thêm sự căm thù của hai dân tộc không mang đến một lợi ích gì cho dân tộc Trung Hoa lẫn dân tộc Việt Nam. Để mở đầu cho sự hàn gắn vết thương lòng của hai dân tộc và đặt nền móng cho tình hữu nghị lâu đời và bền vững giữa hai dân tộc, thiết nghĩ Chính phủ và Nhà nước Trung Quốc nên thiện chí thực hiện những đề nghị sau:
1. Trung Quốc hoãn lại việc thực thi hiệp định. Tuyên bố hiệp định không có hiệu lực hoặc toàn bộ hoặc một phần tuỳ điều kiện đôi bên.
2. Công khai tuyên bố nền tảng của sự đàm phán tiếp theo về vấn đề biên giới đường bộ và đường biển Trung-Việt là Hiệp Định Pháp-Thanh 1887 và 1895.
3. Trả lại vô điều kiện cho Việt Nam Thác Bản Giốc và ải Nam Quan.
V. Nhiệm vụ mỗi người dân Việt Nam chúng ta dù trong nước hay ở hải ngoại.
1. Mỗi người dân chúng ta đều phải tẩy chay hai Hiệp Định quái đản này. Mọi nguời phải ý niệm rằng hai hiệp định 30-12-1999 và 25-12-2000 rất bất công đối với dân tộc Việt Nam. Đấy là kết qủa của việc đi đêm của hai Đảng CSVN và TQ. Hay nói cách khác, đây chính là hành động bán nước cầu vinh của Đảng CSVN và là hành động cướp lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc.
2. Mỗi nguời dân chúng ta bằng mọi phương tiện tán phát tài liệu hoặc vạch trần cho người khác thấy được dã tâm bán rẻ đất nước của Đáng Cộng Sản Việt Nam. Tất cả ai có tài liệu gì hãy đưa ngay lên mạng để mọi người khác tỏ tường.
3. Đấu tranh để được phép thành lập Hội Nhân Sĩ Việt Nam (hay là thế giới) Kiểm Tra Biên Giới Việt-Trung. Trường hợp lập được, chúng ta góp phần gây quỹ để Hội hoạt động tự do khỏi sự áp chế của Chính phủ và Nhà nước Việt Nam.
4. Thông qua các Toà án quốc tế (Toà án Nhân Quyền Châu Âu Strassburg, Pháp) kiện hai nước Việt Nam và Trung Quốc về vi phạm Nhân Quyền và Dân Quyền của người Việt Nam. Tôi nghĩ nhiệm vụ này các bạn Việt Nam ở hải ngoại cáng đáng là tốt nhất. Trong hàng triệu người Việt Nam ở nước ngoài, chắc chắn các bạn có thể tìm được một số người công dân thứ thiệt của Việt Nam cụ thể nào đó để đâm đơn kiện hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Vừa rồi, tôi xem trong Internet, đã có cô Nga nào đó thắng kiện chính phủ Lat-vi-a.
Trong Đại Cáo Bình Ngô, Nguyễn Trãi viết:
Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương.
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Nhưng hào kiệt không bao giờ thiếu.
Vâng, thưa các bạn! Hào kiệt chúng ta không bao giờ thiếu. Với tấm lòng kiên trung và yêu nước, chúng ta sẽ cùng nhau nối vòng tay lớn để thoát khỏi hiểm hoạ và nổi nhục này.
Lý Công Luận
Hà Nội, 04-02-2002

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.