Hôm nay,  

Đại Tướng Cao Văn Viên Kể Lại Chiến Sự 1975: Mặt Trận Đông Nam Phần Thượng Tuần Tháng 4/1975

24/11/200100:00:00(Xem: 4324)
Trong số báo tuần trước, VB đã trình bày về sự yểm trợ cuối cùng của Hoa Kỳ cho Quân lực VNCH biểu thị qua việc cung cấp bom "Daisy cutter" cho mặt trận Long Khánh. Thể theo yêu cầu của nhiều độc giả, VB xin giới thiệu phần ghi nhận của Đại tướng Cao Văn Viên về tình hình mặt trận miền Đông Nam phần, đặc biệt là tình hình chiến sự tại Xuân Lộc, Long Khánh. Phần này được biên soạn dựa theo hồi ký của Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ xuất bản, dịch giả Duy Nguyên chuyển dịch sang Việt ngữ và đồng ý cho VB sử dụng làm tài liệu tổng hợp. Ngoài ra có phần bổ sung dựa theo tài liệu của Khối Quân Sử Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH, một số bài viết được phổ biến trong Tạp chí KBC, và tài liệu riêng của VB.

* Tổng lược tình hình chiến sự tại mặt trận miền Đông Nam phần
Theo ghi nhận của Đại tướng Cao Văn Viên, sau khi chiếm các tỉnh ở Quân khu 1 và 10 tỉnh ở Quân khu 2, Cộng quân gia tăng áp lực tại miền Đông Nam Phần. Lực lượng của CSBV bắt đầu tập trung khai triển các cánh quân để tìm cách đánh thẳng vào Biên Hòa và Sài Gòn, tức là trung tâm của quốc gia. Các sư đoàn chính quy của địch quân thường xuyên hoạt động tại Quân khu 3 sau 1973 như Sư đoàn 324B và 325 và các sư đoàn tại Quân khu 2 như 968, NT-3 và F-10 đều nhắm hướng Nam để tấn phát. Thêm vào đó, các sư đoàn mà từ lâu dùng làm quân trừ bị như CT-5, CT-7, CT-9 và Sư đoàn 3 CSBV tân lập cũng đều kéo vào Nam tham gia. Nói tóm lại, tổng lực lượng của địch chung quanh vòng đai Sài Gòn trong những ngày cuối cuộc chiến là 15 sư đoàn CSBV cùng với 1 sư đoàn đặc công, một sư đoàn pháo binh, nhiều đại đoàn thiết giáp và các đơn vị phòng không SAM.

Theo phân tích của Đại tướng Cao Văn Viên, trong thượng tuần tháng 4/1975, địch quân mở đồng loạt 4 mặt trận khác nhau, mỗi mặt trận có lực lượng tương đương với một quân đoàn. Để đối phó với một tình hình như vậy. Quân đoàn 3 phải huy động toàn bộ 3 sư đoàn cơ hữu là Sư đoàn 5 BB, Sư đoàn 18 BB, và Sư đoàn 25 BB, Lữ đoàn 3 Kỵ binh, 3 liên đoàn Biệt động quân và 1 lữ đoàn Nhảy Dù. Mặc dù các đơn vị khác được tái thành lập sau khi triệt thoái từ Vùng 1 và Vùng 2 vào nhưng bây giờ khả năng đã sút giảm khá nhiều chứ không như xưa. Muốn cho các đơn vị này lấy lại sức mạnh cũ thì cần phải có thời gian và vũ khí đầy đủ. Sư đoàn 2 BB bị thiệt hại ít hơn hết nên có thể phục hồi mau chóng nên được đưa ra bố trí tại Phan Rang, sau khi thị xã này thất thủ thì sư đoàn này mới rút đi. Trong khoảng thời gian này Sư đoàn 3 BB và Sư đoàn 23 BB bị thiệt hại nặng. Sư đoàn 22 BB thiệt hại khoảng 40% lực lượng và phải mất một tuần lễ để tái tổ chức và được điều phái đi Long An với hai trung đoàn để tăng cường phòng thủ mặt Tây Nam của Quân khu 3.

* Tình hình mặt trận Long Khánh
Nhận định về tình hình chiến sự tại miền Đông Nam phần, Đại tướng Cao Văn Viên phân tích rằng mặt trận Long Khánh sôi động hơn mặt trận Tây Ninh và Bình Dương rất nhiều. Ngày 8 tháng 4/1975, Cộng quân tập trung quân để chuẩn bị đợt tấn công quy mô vào tuyến phòng thủ của Sư đoàn 18 Bộ binh tại Long Khánh.

Tính đến sáng ngày 8/4/1975, trên lãnh thổ của Quân khu 3 (Vùng 3) ngoài tỉnh Phước Long bị Cộng quân chiếm vào tháng 1/1975, Cộng quân đã kiểm soát một số trục lộ giao thông, trong đó có một phần quốc lộ 20. Thị trấn Định Quán trên đường Sài Gòn-Đà Lạt đã bị Cộng quân chiếm đóng. Theo phân nhiệm, Sư đoàn 18BB chịu trách nhiệm phòng ngự toàn khu vực tỉnh Long Khánh. Ngoài ra Sư đoàn này còn có nhiệm vụ tái chiếm Định Quán, tái lập giao thông trên Quốc lộ 1 đoạn Xuân Lộc và Bình Tuy, bảo vệ vòng đai phía Bắc của căn cứ tiếp tế huyết mạch Long Bình trên Quốc lộ 15 và Căn cứ Không quân Biên Hòa.

Sư đoàn 18 Bộ binh thành lập vào năm 1965, với danh hiệu đầu tiên là Sư đoàn 10 Bộ binh do Đại tá Nguyễn Văn Mạnh giữ chức Tư lệnh (Đại tá Mạnh sau này là Trung tướng, từng giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 4 và Tham mưu trưởng Liên quân). Sau một thời gian ngắn, theo quyết định của Bộ Quốc phòng, đại đơn vị này cải danh hiệu đổi thành Sư đoàn 18 Bộ binh. Từ khi thành lập cho đến tháng 4/1975, trong gần 10 năm liền, Sư đoàn 18 Bộ binh trấn giữ khu chiến thuật Long Khánh-Phước Tuy-Bình Tuy, các trung đoàn của Sư đoàn này đã có những cuộc đụng độ lớn với các đơn vị chính quy của Cộng quân tại miền Đông. Kinh nghiệm chiến trường của các đơn vị thuộc Sư đoàn 18 Bộ binh đã góp phần cho cuộc chiến đấu bảo vệ phòng tuyến Long Khánh trong những tuần đầu của trận chiến tháng 4/1975.

* Phối trí lực lượng phòng thủ tại phòng tuyến Xuân Lộc
Khi Cộng quân chuẩn bị tấn công vào Xuân Lộc thì Sư đoàn 18 BB có 3 trung đoàn cơ hữu, đó là Trung đoàn 43, 48 và 52 được tăng cường thêm Trung đoàn 8 Bộ binh của Sư đoàn 5 BB. Cũng như các sư đoàn Bộ binh khác của Quân lực VNCH, Sư đoàn 18 có các đơn vị thuộc dụng gồm 1 thiết đoàn kỵ binh (gồm 2 chi đoàn M 113 và 1 chi đoàn M 41), 3 tiểu đoàn Pháo binh 105 mm, 1 tiểu đoàn Pháo binh 155 mm, 1 tiểu đoàn Công binh chiến đấu. Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh lúc bấy giờ là Chuẩn tướng Lê Minh Đảo.

Ngoài lực lượng nói trên, Quân đoàn 3 còn tăng viện cho lực lượng phòng thủ Long Khánh các đơn vị sau đây: Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, 2 tiểu đoàn Biệt động quân và 2 tiểu đoàn Pháo Binh. Bộ Tổng tham mưu cũng đã tăng cường thêm Lữ đoàn 1 Dù, Liên đoàn Biệt Cách 81 Dù. Lực lượng an ninh diện địa của Tiểu khu Long Khánh có 4 tiểu đoàn Địa phương quân. Sư đoàn 3 Không quân yểm trợ về không quân chiến thuật, thực hiện không vận các cánh quân tăng viện, yểm trợ hỏa lực không pháo, xạ kích, bay tuần thám, vận chuyển tiếp tế đạn dược, chở thương binh từ phòng tuyến về quân y viện.

* 3 sư đoàn Cộng quân tung vào mặt trận Long Khánh.
Lực lượng Cộng quân tham chiến tại mặt trận Long Khánh gồm có: sư đoàn 341 chính quy, sư đoàn 7 tổng trừ bị của khu Miền Đông và sư đoàn 3 tân lập. Theo tài liệu tổng hợp, từ bộ chỉ huy đặt tại Ban Mê Thuột, Văn Tiến Dũng, đại tướng CSBV, đã ra lệnh cho 3 sư đoàn nói trên phải "giải quyết chiến trường" thật nhanh để mở đường tấn công vào Sài Gòn. Mục tiêu đầu tiên là khu vực ngã ba Dầu Giây, giao điểm giữa Quốc lộ 1 và Quốc lộ 20. Để ngăn chận của tấn công của CSBV, trong các ngày 7 và 8/1975, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 18 BB đã cho tăng cường lực lượng phòng thủ tại Nga Ba Dầu Giây, đồng thời Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đã cho gia tăng số phi vụ tuần thám, các đợt nhảy thám sát, viễn thám để theo sát các diễn biến và lộ trình chuyển quân của Cộng quân.

* Toàn cảnh về tình hình chiến sự tại các tỉnh khác ở miền Đông Nam Phần.
Tại Sài Gòn, để ngăn chận sự xâm nhập của Cộng quân, Bộ Tổng tham mưu đã cho tái tổ chức lại hoạt động của bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Trung tướng Nguyễn Văn Minh, cựu tư lệnh Quân đoàn 3 từ 1971 đến 1973, được cử làm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô kiêm Tổng trấn Đô Thành. Trung tướng Nguyễn Văn Minh nhận được lệnh trực tiếp của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu là tái phối trí lực lượng để thiết lập vòng đai bảo vệ Sài Gòn.

Tại khu vực trách nhiệm của Sư đoàn 25 Bộ binh bao gồm các tỉnh Long An, Hậu Nghĩa và Tây Ninh, ngay từ tháng 3/1975, Cộng quân đã tung một sư đoàn tấn công chiếm những ngôi làng nằm phía Tây tỉnh Tây Ninh và núi Bà Đen để mở rộng hành lang xâm nhập vào các khu Hố Bò, Khiêm Hạnh và Hiếu Thiện. Tại phòng tuyến Khiêm Hạnh-Hiếu Thiện, Cộng quân đã bị các đơn vị của Lữ đoàn 3 Thiết kỵ và một trung đoàn của Sư đoàn 25 Bộ Binh đẩy lùi, hơn 200 Cộng quân bị bỏ xác tại trận địa. Tư lệnh Sư đoàn 25 BB vào thời gian này là Chuẩn tướng Lý Tòng Bá (tướng Bá đã làm tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh trong mùa hè 1972).

Ngoài các mặt trận nói trên, Cộng quân còn gia tăng áp lực tại khu vực trách nhiệm của Sư đoàn 5 Bộ binh bao gồm các tỉnh Bình Dương và Bình Long, riêng tỉnh Phước Long nằm trong địa bàn hoạt động của Sư đoàn 5 Bộ Binh, đã bị Cộng quân chiếm vào tháng 1/1975. Nỗ lực của Cộng quân tại mặt trận Bình Dương là tung quân chọc thủng phòng tuyến mặt đông nam của tỉnh này và khu vực giáp với mặt tây bắc của tỉnh Biên Hòa. Chỉ huy phòng tuyến Bình Dương là Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh.

Cuối ngày 8 tháng 4/1975, các toán viễn thám của Sư đoàn 18 BB và của Nha Kỹ thuật đã ghi nhận được nhiều tin tức về cuộc chuyển quân của Cộng quân dọc theo Quốc lộ 20, trong đó có cả xe tăng và đại pháo. Giải đoán của bộ Tư lệnh Sư đoàn 18 BB là Cộng quân sẽ chuẩn bị đánh cùng lúc vào Biên Hòa và Xuân Lộc, cắt đứt trục giao thông giữa Xuân Lộc và Sài Gòn. Lệnh báo động đỏ được ban hành trên toàn khu vực trách nhiệm của Quân khu 3. Một trận chiến mới xảy ra trên chiến trường miền Đông vào những ngày sau đó.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.