Hôm nay,  

Mỗi Tuần Một Chuyện Của Vợ Tôi: Chú Hơn Bác

11/09/200600:00:00(Xem: 2208)

Bữa nay rảnh rang tôi xếp lại chồng tạp chí, sách báo trên kệ cho ngăn nắp và nhất là để dễ tìm. Tôi có tính bừa bãi khi coi xong bất cứ sách báo gì xong là tôi quăng vào kệ sách, ngăn này đầy thì quăng qua ngăn khác.  Vì vậy mỗi khi muốn tìm đọc một đề tài cũ nào đó thì gặp khó khăn vô cùng; có khi ngồi cả buổi giở từng cuốn một mới thấy... Trong khi đang xếp đặt, bỗng tôi thấy một tạp chí Playboy lẫn trong đống sách báo. Tôi tự hỏi tại sao tôi lại lưu trữ cái thứ qủy này vì đối với tôi nó đâu có còn hấp dẫn gì đâu vì ở xứ Mỹ có những tạp chí hấp dẫn hơn. Coi lại thì đây là số ấn hành năm 1978 và khi giở ra coi lại thì tôi sực nhớ cái lý do tôi lưu trữ tờ Playboy này vì nó có bài phỏng vấn và in vài tấm hình thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng.
Tôi bật cười một mình vì cho tới hôm nay tôi vẫn không nghĩ ra tại làm sao mà ông thủ tướng khả kính của CHXH Việt Nam lại chịu chụp hình đăng trên một tờ Playboy của Mỹ, một tờ báo chỉ đăng hình những con gái Mỹ cởi chuồng 100% không chỉ nằm tênh hênh mà còn dạng toác ra một đống như cái mẹt ấy. Chẳng biết chủ báo nó có gửi tặng thủ tướng một số cho con cháu coi chơi hay không"
Tay cầm tờ tạp chí đang bần thần suy nghĩ thì tiếng quát của Yến làm tôi giật nẩy mình:
- Ối giời ơi! Từng này tuổi đầu mà còn lén lút vợ con coi cái thứ qủy này à" Thật là đổ đốn, ông không sợ con cái chúng nó coi thường ông à" Ông coi tôi đây chưa đã à, nó có khác gì tôi đâu nó còn toang hoác như cái miệng giếng ấy mà ham lắm hả"
- Này! Bà đừng nói bậy nói bạ, ăn nói hồ đồ, chưa biết đầu cua tai nheo gì mà đã la ong ỏng lên đấy.
Yến nhẩy thách lên:
- Rõ ràng như ban ngày thế này mà ông bảo tôi hồ đồ à" Hèn gì cất giấu kỹ qúa mà nên tôi có thấy bao giờ đâu. Sắm sửa cho vợ thì ông không chịu lại phí bao nhiêu tiền cho cái đồ qủy này à"
Khiếp thật! Đàn bà khi mà quyền lợi của họ bị xâm phạm thì cái cơn nó nổi lên không gì kìm hãm được. Tôi vẫn thường tự hỏikhông hiểu sao mình lại tương tư nó đến thế! Tôi đành giữ bình tĩnh, nói dịu dàng:
- Em à, anh không có ham gì cái thứ này, anh lưu tờ này lại vì nó có bài phỏng vấn và hình chụp thủ tướng Phạm Văn Đồng hồi năm 1978 của thằng cha Mỹ hàng xóm cho anh để làm tài liệu. Đây em giở ra coi có phải không.
Nhìn qua Yến dịu dọng lại và cơn tam bành tan biến ngay:
- Ừ được. Chứ tôi tưởng ông lén lút mua thứ này để lén coi thì ông chết với tôi thì từ nay tôi cho ông nhịn chứ đừng hòng mà táy máy với tôi đâu…
Tôi chỉ hình thủ tướng Đồng hỏi Yến:
- Em nhìn xem thủ tướng Đồng có đẹp giai giống anh không"
- Nếu anh mà được như ông Đồng thì vợ con anh đã được nhờ, kẻ hầu người hạ chứ không phải đi làm cu li như ngày nay đâu.
- Anh hỏi là anh đẹp giai hơn hay ông Đồng đẹp giai chứ anh có đòi được như ông ấy đâu"
- Nếu anh không đẹp trai hơn ông ấy thì tôi lấy anh làm gì… Thôi tôi đang bận đừng có mà khéo… nỡm.
Nói rồi Yến yên tâm trở lại nấu nướng giặt giũ…
Tôi hú vía! Có ai ngờ thủ tướng Đồng xuất hiện trong tạp chí Playboy lại là vị cứu tinh của tôi chứ không thì xất bất xang bang phen này. Không biết ở trong nước VC gọi thủ tướng Đồng bằng bác hay bằng chú" Theo tôi nghĩ gọi bằng bác không được vì sẽ phạm huý bác Hồ. Theo tôi thì VC gọi là "chú Đồng" là đúng nhất.
Tôi chưa được gặp chú Đồng bao giờ, hồi còn thiếu nhi cũng chỉ được nhìn hình ở bích báo dán tường, thấy chú Đồng có cái miệng nhành ra hơi rộng… tôi chỉ nhớ thoang thoáng vậy tôi. Còn hình ở Playboy thì mặt chú có da có thịt, cặp môi chú mõng lên như hai trái chuối mắn vắt ngang mồm chứ nó không thưỡi ra như môi mấy thằng Mỹ đen gốc Phi Châu.
Chú Đồng là vị thủ tướng cầm quyền lâu nhất Á Châu. Trải qua đời tổng bí hay chủt tịch nào địa vị thủ tướng của chú không bao giờ lay chuyển thế mới lạ. Đã vậy ngay bác Hồ sau này cháu bác còn moi móc được chuyện hủ hoá ra bêu xấu, "đồng chí" tổng bí thứ nhất Lê Duẩn cũng còn bị bêu riếu vợ hai vợ ba còn đèo Thanh Nga của  miền Nam, "đồng chí" Võ Nguyên Giáp, đại tướng "anh hùng" Điện Biên bị chê là tướng đi đỡ đẻ v.v. còn chú Đồng cho đến khi về hưu tới nay không có tên nào bới một chuyện gì ra có thể làm giảm uy tín chú thế mới lạ. Có lẽ chú Đồng rất khôn khéo, hay chú Đồng thuộc loại ngậm miệng ăn tiền chả mất lòng ai cả.
Bức hình nào của chú Đồng cũng đẹp, nhưng có một bức chú Đồng ngồi câu cá thì tếu và khôi hài đếch chịu được. Câu cá là biểu tượng của sự nhàn tản nhưng hình chú Đồng ngồi câu cá nó không giống ai. Chú mặc một bộ đồ bốn túi màu cứt ngựa ủi thẳng láng, chân đi đôi giầy bóng lộn đến soi được mặt. Chú ngồi trên một cái ghế đẩu tại thềm xi măng của một hồ tắm, tay cầm cân câu thả xuống hồ tắm và bên cạnh có một cái chậu nhuôm để đựng cá chưa có con cá nào. Má ơi, chú Đồng ngồi câu cá ở hồ tắm nhân tạo thế có tếu không chứ.
Hồi nhỏ tôi thường nghe mấy "đồng chí" cán bộ thôn xã nói cho nhau nghe rằng thủ tướng Đồng còn có nhiều sáng kiến hơn bác Hồ và "đồng chí" Trường Chinh nữa đấy. Thế mà sao chú Đồng nay lại đăng hình chú ngồi câu cá ở hồ tắm nhân tạo" Hay thằng tùy viên báo chí của chú nó chơi xỏ lá ba que" Đang lẩm nhẩm một mình chuyện chú Đồng thì tiếng của Yến lại oang oang:
- Anh ơi! Làm cái gì mà cứ chúi đầu vào cuốn báo đó mãi thế" Chưa chán sao" bác Huê bác ấy gọi hỏi chiều nay vợ chồng bác ấy qua chơi mình có bận gì không.
- Bác ấy muốn qua thì cứ qua nhưng cho biết đại khái mấy giờ.
Vợ chồng ông Huê là tuyền nhân từ miền Bắc VN qua ngả Hồng Kông rồi qua Mỹ. Ngôn ngữ Bắc Kỳ đặc nên rất dễ nhận diện. Tôi là dân rau muống ướt tức bắc Kỳ di cư 1954 mà khi nghe hai vợ chồng ông này nói cũng phải bật cười. Bữa cùng Yến vào tiệm thực phẩm VN bỗng dưng nghe bà kia gọi chồng: "Bố ơi bố xách cái làn lại đây hộ tôi đi bố". Yến phì cười hỏi tôi:
- Cái làn là cái gì hả anh" Sao cái bà ấy có trẻ gì hơn cái ông kia đâu mà gọi là bố"
Tôi phải khẽ giải thích cho Yến hiểu:
- Cái làn là cái giỏ sách đựng đồ đi chợ của của người miền Bắc. Còn bà ấy gọi ông chồng là bố bầy trẻ như trong Nam người ta gọi tía sắp nhỏ là đó. Có những tiếng như hồi em đếm thăm đồn lính của anh mà em hỏi mượn cái mui múc canh hay cái cùi dìa thì bố ai hiểu.
- Nghe ngộ qúa ha!
Tôi nguýt yến:
- Rõ là mèo chê mèo dài đuôi, em cũng Bắc Kỳ gần như vậy chứ kém gì.


Thấy đây là dân "rau muống mới" biết đâu người cùng huyện cùng tổng với mình không chừng tôi bảo Yến ra bắt chuyện để làm bạn xem sao. Thấy tôi nói cũng rất Bắc Kỳ nên ông này tỏ vẻ mừng lắm, chắc ở "đồng đất nước người" mà kiếm được "đồng chí" thì còn gì bằng. Thế là rủ nhau vào quán phở làm một chầu và chuyện cứ như bắp rang. Từ đó thỉnh thoảng ông bà Huê này cứ đòi ghé qua tôi hoặc mời chúng tôi qua nhà ông ta tán gẫu. Bà Huê tuy trông già hơn Yến nhưng lúc nào cũng xưng em ngọt sớt và bà luôn miệng than; "Sao người Mỹ trông ai cũng béo ơi là béo chẳng bù với người mình" tôi lại phải nói nhỏ với Yến, "Béo tức là mập đấy em quên rồi sao". Ông Huê thì nói rằng: "Sao tôi nói chuyện với bác tôi thấy hợp ghê cơ. Nói chuyện gì ngoài Bắc bác cũng biết". Có lần Yến đãi vợ chồng ông bạn vài tô bún riêu, và khi đã lưng lửng rồi tôi vui miệng dọ hỏi:
- Hồi đó sau cải cách ruộng đất rồi họ sửa sai thì những người bị đấu đó có được đền bồi gì không"
Ông Huê ngạc nhiên:
- Đền bồi gì cơ" Bác Hồ xin lỗi và nói: "Bác không sợ chính sách sai mà chỉ sợ cán bộ làm sai" thì xong rồi còn gì" Những người bị đấu thì còn ai đâu mà đền"
Muốn xem ông "rau muống" này có còn coi "bác" là thần tượng không tôi dọ dẫm:
- Này tôi hỏi thật bác, bác cứ nói thật. Ở ngoài Bắc có ai dám nói cái câu: "Trên răng dưới bác Hồ không""
- Cái câu này hồi còn trong làng tề thì nghe họ nói thường mà. Sau này ai dám nói nhỡ tới tai họ thì đi học tập Lý Bá Sơn bỏ mẹ chứ bỡn sao.
- Có một điều tôi không hiểu là bác Hồ của nhà bác được coi là một lãnh tụ vĩ đại ngang với bác Mao thế mà sao mấy thằng thuộc loại con cháu bác kể cả những tên từng hầu hạ bác chúng nó moi đủ thứ chuyện hủ hoá của bác ra rêu rao, kể cả báo Tuổi Trẻ ở Sàigon. Như chuyện bác tí toáy với chị Minh Khai, bác có vợ Trung Quốc, bác ấy em Nồng thị Xuân rồi để bộ hạ thủ tiêu em v.v. có đứa ví bác là con tục tằn …mà đảng và nhà nước không bắt tội mấy đứa này à"
Ông rau muống Huê ú ớ rồi thở dài nói:
- Thực sự thì thứ nông dân như chúng tôi cũng không nghĩ tới. Thân mình còn lo chưa xong đây mà làm sao chúng tôi lo cho bác được. Hồi sau phong trao sửa sai cải cách ruộng đất mấy cán bộ thôn xã cũng bớt hung hăng con bọ xít một tí. Có một buổi tối tôi nghe chính mấy ông già bần cố nông ngồi hãm trà tươi uống và hút thuốc lào tán gẫu họ kể với nhau một chuyện rồi cưới rúc rích coi bộ khoái tỉ lắm. Thế mà chỉ mấy bữa chuyện lan ra khắp làng nhưng không ai biết nó phát xuất từ đâu. Chuyện kể rằng làng kia có ông tiên chỉ, bá hộ, ông lý cựu và ông lý đương bị liệt vào thành phần cường hào ác bá nên phải vào Trại Số 5 (tức là Lý bá Sơ) để cải tạo tư tưởng. Thông thường là tổ tam tam chế nhưng trong trại cải tạo họ chia cứ bốn người một tổ có lẽ để cho tiện chia tổ bữa ăn. Bốn ông ác bá này may mắn được ở cùng một tổ nên rất tâm đầu ý hiệp, cùng lao động, cùng chung niềm cay đắng, nhất là ông lý đương rất buồn, vì ông cứ nghĩ đến lúc thằng canh điền khốn nạn của nhà ông kỳ này nó tống ông đi cải tạo được thì nó tha gì bà lý mà không… ấy.
Nghe mấy cái tên là lạ Yến hỏi:
- Lý cựu lý đương là gì anh"
- Lý trưởng đã mãn nhiệm gọi là cựu, còn lý đương là ông đang tại chức. Thôi má mày đừng hỏi nữa để bác ấy kể tiếp.
Ông Huê kể tiếp: trong trại cứ mỗi tháng một lần các trại viên lại có một buổi sinh hoạt vui sống. Cái oái oăm là trưởng ban vui sống lại là một anh cải tạo viên mang án tử hình. Bữa đó sau khi anh trưởng ban vui sống hô "anh em hò bài chăng" rồi hò lơ hó lơ lắng tai nghe ai đi hò lò một chặp thì "đồng chí" quản giáo hỏi có tổ nào đóng góp tiết mục không và hướng về bốn cải tạo viên cựu lý, bá hộ, quản giáo bảo: "Tổ này chưa hề đóng góp sáng kiến kỳ nào, nay đột khởi cho sống động chứ chịu nép vế mãi sao".
Cụ tiên chỉ rụt rè:
- Thưa quản giáo và đồng cảnh, bốn anh em chúng tôi có cảm tác được một bài thơ đề cao tinh thần công nông cách mạng của Hồ chủ tịch xin cống hiến đồng cảnh.
Thấy có tiết mục mới hấp dẫn tất cả đồng cảnh vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt. Cụ tiên chỉ khậm khạc đọc:
- Không tai không mắt miệng trên đầu
Cụ bá nối tiếp:
- Dưới cổ lưa thưa một túm râu.
Ông lý cựu tiếp vận:
- Lủng lẳng hai bên hai lựu đạn.
Ông lý đương kết:
- Vừa vào đến cửa húc như trâu.
Nghe qua đồng cảnh vỗ tay rào rào tán thưởng vang sân trại, "đồng chí" quản giáo trực tối đó chẳng hiểu ý bài thơ nói cái con mẹ gì nhưng cảm thấy có cái gì chướng tai và có mùi phản động, "đồng chí" thét:
- Này ! Bốn tên phản động kia, các anh làm thơ cách mạng gì mà nghe sặc mùi phản động vậy" Gì mà không mắt không tai các anh bảo ai mù" Các anh bảo ai là trâu bò hử" Nếu không giải thích thoả đáng thì sẽ bị nghiêm trị nghe chưa"
Cụ tiên chỉ lập cập:
- Thưa đồng chí quản giáo, qủa thật là tôi cố ý đề cao tinh thần cách mạng của bác và đảng ta vì miệng là cửa ngỏ của đỉnh cao trí tuệ, thế cho nên phong trào phát động tâm lý quần chúng đã đưa đến cuộc cách mạng thành công vĩ đại đấy ạ.
Nghe cụ tiên chỉ giải thích như vậy cụ bá lên tinh thần thưa:
- Dạ thưa quản giáo đúng như vậy đấy ạ. Tôi đề cao những nhân vật lãnh đạo cách mạng vĩ đại phần nhiều hay có râu cằm trông phương phi đạo mạo rất chinh phục được lòng người ạ.
Chả hiểu quản giáo có thoả mãn với sự giải thích đó hay không nhưng y vẫn chưa nguôi giận quay qua hai ông lý:
- Còn hai tên kia, có giải thích được không"
Ông lý cựu đã rụng hết hàm răng cửa, lật bật phều phào bắn cả nước bọt ra ngoài:
- Dạ thưa đồng chí quản giáo, thưa đồng cảnh, cuộc cách mạng chống thực dân thành công là nhờ sức mạnh tinh thần cách mạng nên nhân dân ta chỉ cần tầm vông lựu đạn mà đạt chiến thắng. Dạ đó là điểm son của cuộc cách mạng do bác lãnh đạo đáng được đề cao lắm ạ…
 Ông lý đương thấy còn có một mình mình mà không qua cửa ải này được thì không còn hy vọng ngày về với bà lý nên ông gần như ứa nước mắt thổn thức:
 - Dạ thưa quản giáo. Qủa đúng như ba đồng cảnh của tôi đây diễn tả. Con trâu tượng trưng cho sức mạnh lao động, sức mạnh của bần cố nông, công nông. Húc như trâu là có ý tả khi lực lượng cách mạng tràn vào Bắc Bộ Phủ để trương cờ chiến thắng nó mạnh ghê lắm ạ… Dạ tài năng chúng tôi ráng khắc phục chỉ được tới đó thôi ạ…
Quản giáo nghe qua tuy không cảm thấy thoải mái với nhời giải thích nhưng nghĩ rằng chính mình giám sát cuộc sinh hoạt vui sống mà để mất quan điểm thì phiền hà qúa nên y dịu giọng:
- Các anh mà cũng đòi làm thơ cách mạng. Lần sau phải gọt dũa cho tinh xảo hơn nghe chưa"
Nghe quản giáo phán, bốn cụ cường hào nhìn nhau như ngầm bảo: chỉ một tí nữa thì bỏ mẹ chúng mình.
Nghe ông Huê kể xong tôi bật cười đến sặc cả cọng bún ra lỗ mũi... Tôi liền ngâm lại bốn câu thơ để ông nghe coi có sai không:
Không tai không mắt miệng trên đầu
Dưới cổ lưa thưa một túm râu
Lủng lẳng hai bên hai lựu đạn
Vừa vào đến cửa húc như trâu!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.