Hôm nay,  

Dầu Thô Và Chính Trị Thế Giới

08/05/200600:00:00(Xem: 2117)

Giá dầu thô đang tăng. Giá một barrel (31.5 gallons) trong tháng 4/2006 có ngày leo lên trên 70 mỹ kim (cách đây mấy năm khi giá một barrel dầu thô lên 40 mỹ kim, người ta đã cho là một chuyện không thể tưởng tượng). Giá xăng chạy xe cứ theo giá dầu thô mà leo thang. Trung bình tại Hoa Kỳ hiện nay một gallon (3.78 lít) gần 3 mỹ kim. <"xml:namespace prefix = o />

 

Chuyện giá xăng trở thành thời thượng. Nó đụng đến ngân sách của mỗi gia đình. Đổ đầy một  bình xăng thấy xót ruột nhất là khi trả bằng tiền mặt, chưa nói vật giá cũng như mọi dịch vụ khác đều tăng theo giá dầu.

 

Người ta không biết giá xăng còn lên bao nhiêu nữa. Nhưng nhiều giả thuyết lạc quan được đưa ra để làm yên lòng người tiêu thụ. Thứ nhất là <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Saudi Arabia, nguồn dầu chính của thế giới và là đồng minh của Hoa Kỳ còn nhiều dầu dự trữ. Họ sẽ mở khoá cho dầu ra thị trường và giá dầu sẽ giảm xuống. Người khác nghĩ rằng giá xăng lên, các nhà chính trị mới chịu khuyến khích các nhà khoa học tìm cách sản xuất nguồn nhiên liệu mới từ thực vật không cần dùng đến nhiên liệu thiên nhiên. Lạc quan hơn, người ta nghĩ giá xăng lên thì người ta sẽ bớt dùng nhiên liệu và biết đâu đó là điều tốt vì sẽ làm cho bầu khí quyển chậm nóng và giảm bớt tác hại của thời tiết. (The Economist số ngày 22/4 – 28/4/2006, “Nostalgia for Calmer Days”, trang 11). Cách đây mấy tháng trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí Foreign Policy (số tháng 9 & 10/2005) ông John Browne, chủ tịch hội dầu hỏa British Petrolium nói vài  chục năm nữa sẽ không còn khí thải xe hơi nữa, vì trước sau người ta cũng tìm hay chế ra nguồn nhiên liệu thay thế để thay xăng chạy xe (xem tài liệu 176 www.tranbinhnam.com)

 

Nhưng có một giả thuyết bi quan là chủ các công ty dầu (gồm mua dầu thô, tìm tòi những nguồn dầu chưa khai thác, lọc dầu và phân phối ra thị trường) đã làm giá để làm giàu. Ông  Rex Tillerson, giám đốc công ti dầu Exxon Mobil nói (The Economist số ngày 29/4 – 5/5/2006, “The Texan sangfroid”, trang 70) chuyện giá xăng là chuyện thị trường tự do, công ty của ông không thể làm giá. Và ông nhấn mạnh rằng chính sách của công ty ông không thay đổi gì từ năm 1998 đến nay. Người tiêu thụ không tin vào sự giải thích này, vì khi giá xăng lên cao, các đại diện dân tại quốc hội Hoa Kỳ nhất là khi tổng thống lên tiếng và đề nghị biện pháp điều tra xem có ai làm giá không thì lại thấy giá xăng giảm đôi chút.

 

Xăng lên giá còn là chuyện nhạy cảm đối với chính quyền Bush-Cheney vì cả hai ông đều có gốc “xăng nhớt” và gia đình của tổng thống chia một khoảng tiền lời lớn trong công ti dầu Big Oil (The Economist số ngày 29/4 – 5/5/2006, “Premium Pressure, trang 38). Tổng thống Bush và những phụ tá cực hữu của ông đã quyết định đánh Iraq sau vụ khủng bố 911 vài ngày cũng chỉ vì Iraq là một kho dầu lớn của thế giới cần kiểm soát (theo Cobra II, The Inside Story of the Invasion and Occupation of Iraq của Michael R. Gordon và Trung tướng Thủy quân Lục chiến hồi hưu Bernard E. Trainor, Pantheon Books, New York xuất bản 2006).

 

Rút kinh nghiệm về những khó khăn trước mắt do cuộc chiến Iraqvà cách điều hành vừa luộm thuộm vừa chậm chạp trong vụ bão Katrina, tổng thống Bush đã hành động nhanh chóng trong xụ xăng lên giá. Hôm 25/4/2006 ông đưa ra nhiều biện pháp chận giá xăng. Ông cho ngưng trữ thêm xăng chiến lược trong mùa hè này, tạm cho dùng xăng xấu, tạm ngưng luật không đánh thuế vào tiền lời của các hãng xăng dầu để dùng tiền nghiên cứu các nhiên liệu thay thế như ethanol, yêu cầu quốc hội làm luật khuyến khích người dân dùng xe chạy vừa điện vừa xăng (xe hybrid).

 

Giá dầu thô trên thế giới, do phản ứng tương quan qua lại giữa các quốc gia sản xuất dầu và dùng dầu và nhất là phản ứng của chính phủ Hoa Kỳ, có thể lên lên xuống xuống chút đỉnh. Nhưng hiện tượng này nếu diễn ra cũng chỉ làm “rối trí” người tiêu thụ. Câu hỏi căn bản là thật sự phải làm gì để giải quyết nhu cầu năng lượng" Căn bản vì (theo nhà bình luận Thomas L. Friedman của tờ New York Times nêu ra trong bài viết “The first Law of Petropolitics” đăng trên tạp chí Foreign Policy số tháng 5 & 6/2006, trang 26 đến trang 36) vấn đề dầu thô quan hệ đến tình hình dân chủ trên thế giới một cách chặt chẽ.

 

Ông Friedman nói rằng điều làm ông chú ý khi nghiên cứu các biến chuyển chính trị tại vùng Vịnh Ba Tư là nước đầu tiên tổ chức bầu cử cho phép phụ nữ ra ứng cử và đi bầu và sửa đổi luật lao động (để cho dân trong nước dễ  kiếm việc hơn) là nước Bahrain, trùng hợp vào lúc Bahrain hết dầu. Bahraincũng là nước đầu tiên trong vùng vịnh ký thỏa ước tự do giao thương với Hoa Kỳ.

 

Nghiên cứu sâu hơn, ông Friedman thấy sự liên quan giữa dầu hỏa và dân chủ chặt chẽ đến nổi ông không thể nói gì khác hơn là xem nó như một định luật, mà ông gọi là “The first Law of Petropolitics” (định luật thứ nhất của chính trị dầu hỏa). Ông nói nước nào có nhiều dầu hỏa, nước đó càng thiếu dân chủ từ tự do ngôn luận, bầu cử ngay thẳng, cho đến tư pháp độc lập. Trái lại nước nào không có dầu, nghĩa là không có tiền cho không bởi thiên nhiên, nước đó càng dễ tiến tới dân chủ. Người cầm quyền thấy cần phải lo lắng về giáo dục để dân có khả năng phát triển và đối ngoại một cách mềm dẽo để lôi hút đầu tư.

 

Ông Friedman đưa ra một danh từ mới gọi là “petrolist state” để định nghĩa một nước mà nguồn lợi chính để xuất cảng và chính yếu của GDP là do dầu thô và là nước không có các định chế dân chủ rõ ràng và người lãnh đạo có khuynh hướng độc tài. Danh sách petrolist states của ông Friedman khá dài: Azerbaijan, Angola, Chad, Egypt, Equatorial Guinea, Iran, Kazakhstan, Nigeria, Liên bang Nga, Saudi Arabia, Sudan, UzbekistanVenezuela. Ba nước Hoa Kỳ, Anh và Norwaycũng là nước có dầu thô nhưng ở ngoài danh sách này vì trước khi tìm thấy dầu các nước này đã có một định chế dân chủ vững chắc.

 

Theo ông Friedman, định luật thứ nhất của dầu hỏa không khác cái mà trong thập niên 1960 người ta gọi là “Dutch Disease” (hay là bệnh Hòa Lan). Trong thập niên 1960 Hòa Lan khám phá ra một túi khí đốt khổng lồ trong nước, đồng thời với dầu hỏa, vàng và bạch kim. Đồng tiền Hòa Lan trở nên cao giá và hàng hóa sản xuất không bán được trong khi hành nhập cảng rẻ như bèo. Kết quả là kỹ nghệ của Hòa Lan hoàn toàn ngưng trệ. Cái hiện tượng chung được ông Friedman ghi nhận như là hiện tượng khi có sẵn tiền trời cho (do dầu thô), người lãnh đạo nghĩ đến cách kiểm soát nguồn dầu để bỏ tiền vào túi mình thay vì lo việc giáo dục quần chúng và xây dựng dân chủ.

 

Chính phủ các nước giàu nhờ dầu thô thường dùng tiền dầu để giải quyết các vấn đề xã hội mà không cần đánh thuế người dân, và do đó họ nghĩ rằng người dân không cần có ý kiến hay quyền lên tiếng trong bất cứ vấn đề gì. Tại các nước khác (nhất là tại Hoa Kỳ) ngân sách quốc gia do tiền thuế của dân nên dân có quyền phê bình khi chính phủ chi tiêu gì mà dân không bằng lòng vì đối với họ nhiệm vụ đóng thuế cho họ quyền ăn nói về các vấn đề của đất nước. Ảnh hưởng sau cùng là người cầm quyền nắm quyền hành trong tay từ đời này sang đời nọ trong một chế độ gần như gia đình trị thường có khuynh hướng ngăn cản các tổ chức chính trị đối lập thành hình. Những người cầm quyền có thừa khả năng tài chánh để ưu đãi tướng lãnh, sĩ quan và lực lượng công an và các chức vụ quan trọng đều được giao phó trong tay những người thân tín trong gia đình để bảo vệ quyền hành nếu có sự tranh chấp và đòi hỏi thật sự từ người dân. Một quốc gia (có dầu) như vậy sẽ không có nhu cầu cải tổ xã hội và một hệ thống giáo dục tốt để tự lập và thăng tiến. Đó là điều giới quan sát không ngạc nhiên khi thấy tại sao các nước Trung đông và vài nước Phi châu (như Nigeria) có nhiều dầu hỏa người dân vẫn sống trong sự đàn áp và không có một chút quyền hành chính trị trong tay.

 

Định luật của ông Friedman cho thấy sự xuất hiện thế lực của một “axis of oil” hay một “trục dầu” (OPEC là một trục dầu") và một sự quan hệ giữa giá dầu thô trên thế giới và tình hình dân chủ chung. Một điều không ai có thể nghi ngờ là với giá dầu thô đang lên cao tình hình dân chủ trên thế giới càng bi thảm và lối giải quyết các vấn đề trên thế giới qua luật lệ quốc tế sẽ không còn hiệu lực. Không nói chuyện Irancó quyền phát huy khả năng sản xuất năng lượng nguyên tử hay không, thái độ của Irantrước mối lo ngại Irancó thể qua đường phát triển  năng lượng nguyên tử để chế tạo vũ khí hạt nhân là một bằng chứng. Nếu Irankhông phải là một nước có nhiều dầu thô Iranđã không thể coi thường áp lực của Hoa Kỳ và Âu châu như hiện nay.

 

Ông Thomas Friedman đã dùng sự quan hệ giữa giá dầu thô và tình hình dân chủ tại Nigeriađể minh chứng lập luận của  ông. Theo thống kê giá dầu thô Nigeria bán ra từ năm 1980 đến năm 1995 giảm dần từ 35 mỹ kim một barrel xuống còn 15 mỹ kim thì chế độ dân chủ tại Nigeria trở nên phóng khoáng hơn. Từ năm 1984 người ta thấy xuất hiện nhiều tờ báo độc lập. Nhưng từ năm 1995 khi giá dầu lên dần thì chính quyền Nigeria bắt đầu siết bàn tay sắt lại và năm 2002 hủy bỏ các cuộc bầu cử địa phương.

 

Trường hợp điển hình khác là tình hình chính trị tại Liên bang Nga. Khi Liên bang Xô viết sụp đổ vào cuối năm 1991 giá dầu thô gần 17 hay 18 mỹ kim một barrel. Chương trình cải tổ kinh tế cấp tốc để cứu vãn Liên bang Nga của Boris Yeltin được thực hiện vào thời gian này. Khi Validimir Putin đắc cử tổng thống vào năm 2000 giá dầu thô còn trong vòng 20 mỹ kim nên Putin còn tỏ ra một người mềm mỏng dân chủ. Nhưng ba năm sau khi dầu thô lên 30 mỹ kim một barrel, Putin bắt đầu lấy lại các quyền tự do ban hành trước đó, và đặc biệt là bắt bỏ tù ông Khodorkovsky, chủ một công ty dầu có ý định dùng khả năng tài chánh của mình để tranh giành quyền hành chính trị với Putin. Và khi giá dầu lên 60 mỹ kim một barrel, Putin hiện nguyên hình là một nhà độc tài.

 

 Nói đến nguyên nhân giá  dầu thô trên thế giới tăng từ năm 2001, trong giới hạn 20 – 40 mỹ kim một barrel qua giới hạn 40- 60 mỹ kim một barrel, đa số các nhà chính trị cho là do nhu cầu tiêu thụ năng lượng gia tăng của gần 3 tỉ người Trung hoa, Ấn độ, Brazil và Liên bang Nga khi các quốc gia này đang trên đà phát triển. Điều này chỉ đúng một phần. Cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 của al-Qaeda và tiếp theo là hai cuộc tấn công của Hoa Kỳ và đồng minh vào Afghanistan và Iraq làm cho tình hình của vùng Trung đông, nguồn dầu thô của thế giới, trở nên bất an cũng là một nguyên nhân quan trọng khác. Các quốc gia Trung đông, nếu là đồng minh với Hoa Kỳ, cần tiền để tăng cường an ninh chống khủng bố. Nếu thuộc phe chống đối Hoa Kỳ thì cũng cần tiền để tự bảo vệ trước sự đe dọa của Hoa Kỳ.

 

Còn nhớ vào đầu thập niên 1990 giá dầu thô xuống rất thấp các nước sản xuất dầu như Kuwait, Saudi Arabia, Ai Cập bắt đầu nói đến cải tổ kinh tế, và trong 10 năm từ 1991 đến 2000 trên thế giới có một phong trào cải tổ dân chủ. Nhưng từ cuộc khủng bố 2001 đến nay trào lưu dân chủ cứ đi xuống với giá dầu thô ngày càng cao. Theo ông Friedman thế giới sẽ không bị đe dọa bởi một cuộc chiến tranh như cuộc chiến tranh lạnh, nhưng sẽ không có một sức mạnh nào có thể kiến tạo dân chủ trên thế giới này chừng nào Hoa Kỳ còn lệ thuộc quá nặng vào nguồn năng lượng chính là dầu thô của các nuớc khác. Chừng nào ngày đó còn, khả năng can thiệp của Hoa Kỳ để kiến tạo dân chủ như tổng thống Bush mong ước vẫn chỉ là một ước mơ.

 

Ông Friedman kết luận bài viết của ông một cách khẳng định rằng:

 

“Mặc dù Hoa Kỳ không có khả năng can thiệp vào sự sản xuất (hay không sản xuất) của nước khác, Hoa Kỳ có thể làm thay đổi giá dầu thô trên thế giới bằng cách thay đổi nguồn năng lượng Hoa Kỳ cần. Hoa Kỳ đang dùng 25% dầu thô đang được sản xuất trên thế giới nên việc tìm những nguồn năng lượng thay thế không còn là một ý tưởng viễn vông của những mẫu người lý tưởng mong muốn một môi trường trong sạch mà là một kế hoạch an ninh và sinh tử của quốc gia.

 

“Vì vậy chương trình phát huy dân chủ trên thế giới của Hoa Kỳ nếu muốn thành công phải bao gồm cả chương trình tìm nguồn năng lượng thay thế. Những nhà làm chính sách ngoại giao hay tài chánh quốc tế nếu thật tâm muốn kiến tạo dân chủ phải còn là những nhà môi trường học.”

 

Ba vấn đề lớn có lẽ Hoa Kỳ quan tâm nhất hiện nay là cuộc chiến chống khủng bố, cuộc chiến tranh Iraq, và cuộc đối đầu tương lai với Trung quốc trong thế kỷ này. Cả ba vấn đề đều liên hệ đến dầu. Thái độ của Hoa Kỳ đối với cuộc thăm viếng chính thức Hoa Kỳ đầu tiên của ông Hồ Cẩm Đào, tân chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung quốc giữa tháng 4/2006 vừa qua tỏ ra không mấy vồn vã vì Trung quốc đang có chương trình tranh giành những nguồn đang cung cấp dầu hỏa cho Hoa Kỳ (theo The Washington Post National Weekly Edition số ngày 24/4-30/4/2006 “Energy Quest” của Steven Mufson, trang 20).

 

Nếu thế giới (nhất là Hoa Kỳ) giải quyết được vấn đề năng lượng thay thế và không cần đến dầu thô nữa thì dầu thô chỉ còn là một thứ nước lã và cục diện chính trị thế giới sẽ có thể được thay đổi một cách căn bản. Các nước Hồi giáo Trung đông không còn thừa tiền để giúp ngầm các tổ chức khủng bố. Các nhà lãnh đạo tại đó phải lo dân chủ hóa đất nước nếu không sẽ bị lật đổ giúp tình hình ở đó dịu đi. Và sau cùng sự căng thẳng với Trung quốc cũng có cơ giảm cường độ, cho dù Trung quốc vẫn không bỏ mộng bá chủ thế giới ấp ủ từ ngàn xưa.

 

Trần Bình Nam

 

May 6, 2006

 

binhnam@sbcglobal.net

 

www.tranbinhnam.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.