Hôm nay,  

Mất Quân Bình, Nghiêng Quá Sẽ Lật

29/05/200300:00:00(Xem: 4385)
Kinh tế toàn cầu đang có một thất quân bình lớn cần điều chỉnh: quá nhiều quốc gia bị lệ thuộc vào nền kinh tế Mỹ, là điều chẳng có lợi cho mọi người, kể cả cho Hoa Kỳ, vốn đang phải đối phó với nhiều bất ổn trên thế giới... Làm sao điều chỉnh tình trạng này"
Tuần tới, Tổng thống George W. Bush sẽ có chuyến công du dài và có thể gặp nhiều lãnh tụ trên thế giới để giải quyết các nguy cơ xung đột đáng ngại nhất trên địa cầu. Trong lúc đó, tiền Mỹ lại tuột giá đến mức kỷ lục so với đồng Euro của Âu châu. Điều nào đáng quan tâm nhất trong hai biến cố tưởng như là xa lạ này"
Sau Thế chiến II, Hoa Kỳ sản xuất chừng phân nửa sản lượng toàn cầu. Hơn nửa thế kỷ sau, các nước khác đã phát triển mạnh nên tỷ trọng sản xuất của Mỹ trên địa cầu chỉ còn ở khoảng 25 đến 32% (tùy cách tính, dựa trên đồng Mỹ kim hay tỷ giá mãi lực của các đơn vị tiền tệ với nhau). Tuy vậy, kinh tế Mỹ vẫn là đầu cầu lôi kéo sự tăng trưởng của kinh tế các nước, và Hoa Kỳ đóng góp tới 60% vào đà tăng trưởng tích lũy của thế giới, một tỷ trọng cao gấp đôi sức sản xuất của mình. Thế giới lệ thuộc vào việc bán hàng cho Mỹ ở sự chênh lệch đó. Nó phản ảnh một điều ít ai để ý: người Mỹ tiết kiệm ít hơn, tiêu thụ nhiều hơn, và sự thịnh vượng của nhiều nước ngày nay tùy thuộc vào khả năng mua xắm của dân chúng Mỹ. Tình trạng này không thể kéo dài mãi, cần điều chỉnh và sẽ điều chỉnh, vụ sụt giá đô la là một biểu hiện ban đầu.
Mua nhiều hơn bán nên mắc nợ
Thế giới ngày nay đang có một lối phân công lao động kỳ lạ: một bên là Hoa Kỳ tiêu xài rộng rãi và mắc nợ tứ tung, một bên là các nước còn lại, nhất là châu Á, thì ra sức tiết kiệm để sản xuất ồ ạt cho thị trường Mỹ; tiền thu về thì lại chuyển thành Mỹ kim để đầu tư vào thị trường Mỹ kiếm lời nhờ ở sức năng động của kinh tế Mỹ. Phương tiện chuyển giao và điều tiết lề lối phân công tự phát này chủ yếu là đồng Mỹ kim.
Trước kia, mới chỉ mươi năm trở lại, Hoa Kỳ cũng có mức tiết kiệm cao, và trong thế kỷ trước, nhiều quốc gia còn học ở Mỹ đức tính tiết kiệm và tổ chức thu góp tiết kiệm cho sản xuất. Sự thể bắt đầu chuyển từ khoảng 1995 trở đi, khi tổng số tiết kiệm của Mỹ (tư nhân, doanh trường và nhà nước) từ 5% tổng sản lượng nội địa GDP cứ sụt dần, đến giữa năm ngoái chỉ còn chừng 1,3%. Trong khi đó, các nước Á châu vẫn giữ mức tiết kiệm rất cao, có khi lên tới 30% GDP. Vì tiết kiệm nội địa hụt dần, Mỹ cần nhập cảng tiết kiệm ngoại quốc, cán cân vãng lai (chi phó theo lối gọi cũ) vì vậy mới thâm hụt, tới 500 tỷ đô la so với tổng sản lượng hàng năm chừng 10.000 tỷ của kinh tế (tạm ghi là –5,2%GDP).
Nhưng, sự sung mãn của kinh tế Mỹ lẫn giá trị (chưa nói đến trị giá) của Mỹ kim, khiến thế giới tồn trữ tài sản bằng đô la ngày một nhiều hơn. Tiền Mỹ chiếm tới 75% tổng số dự trữ ngoại tệ của các nước, hơn gấp đôi tỷ phần của sản lượng Mỹ trên thế giới. Giới đầu tư ngoại quốc nay đang làm chủ (chữ chủ nợ không sai) đến 45% công khố phiếu Mỹ, 35% trái phiếu doanh nghiệp Mỹ và 12% cổ phiếu của các công ty Mỹ. Những tỷ lệ này đang lên tới mức kỷ lục cùng đà tăng giá của đồng Mỹ kim, khởi sự cũng từ năm 1995 lên đến đỉnh cao là đầu năm 2002. Nước Mỹ mắc nợ thế giới trong ý nghĩa đó.
Cùng thời này, Hoa Kỳ là tâm điểm của những hằn học và hận thù, trở thành mục tiêu của khủng bố.
Ai muốn làm chủ nợ"
Vấn đề ở đây là kinh tế thế giới ngoài Hoa Kỳ lại không tạo ra đủ số cầu cho guồng máy sản xuất nên vẫn cần bán cho Mỹ và thấy xuất cảng sang Mỹ là có lợi hơn cả. Thí dụ như chiến lược phát triển Đông Á (từng làm nên phép lạ kinh tế trong các thập niên 60 đến 90) khiến các nước đều dồn sức vào xuất cảng và chủ yếu xuất cảng sang Mỹ. Mặt khác, chánh sách kinh tế Mỹ cũng có chiều hướng khuyến khích tiêu thụ và tiêu thụ đóng góp tới hơn hai phần ba vào sản lượng kinh tế: tài hóa lưu thông tạo ra việc làm cho người khác, cuối cùng mọi người đều có lợi. Việc giảm thuế sắp hoàn thành tại Mỹ cũng là một biểu hiện của chánh sách đó. Vì vậy, tình trạng chênh lệch nói trên - Mỹ tiêu xài nhiều hơn để dành, và mắc nợ nhiều hơn, với cán cân thương mại và vãng lai bị khiếm hụt nhiều hơn - sẽ còn tiếp tục ít ra vài năm nữa.
Kinh tế Mỹ sẽ bị thâm thủng nhiều hơn và cần nhập cảng tư bản nước ngoài nhiều hơn. Nhưng, như mọi thứ trên đời, cái gì bị nghiêng quá thì sẽ có lúc đổ nếu không được dựng lại, nếu không tìm lại được một thế quân bình khác. Khi cả thế giới lại trông chờ vào sức tiêu thụ (đã thành quá đáng) của Hoa Kỳ để tăng trưởng thì bán hàng xong, lấy đô la về sẽ làm gì" Đặt câu hỏi cách khác, liệu các nước có gia tăng tiết kiệm và chuyển tiền để dành đó vào nền kinh tế Mỹ chăng" Nếu thấy tình trạng này không kéo dài, khi đổi tài sản ra tiền Mỹ, giới đầu tư có đòi hỏi một cái giá nào thấp hơn hầu ứng phó với những rủi ro mất nợ chăng" Chúng ta bắt đầu thấy chìa khóa của bài toán khi Mỹ kim tuột giá.

Hoa Kỳ có thể là quốc gia tự do nhất, có sức mạnh quân sự hiện đại nhất và khả năng tổ chức tinh vi nhất để giải trừ được nguy cơ khủng bố, khiến thị trường Mỹ vẫn là nơi làm ăn có lợi nhất. Nghĩ như vậy thì tài sản của mình ta đổi ra tiền Mỹ, mua nhà ở Mỹ, sống trong đệ nhất siêu cường, là cái thế an toàn hơn cả. Khốn nỗi, những tính toán về an toàn đó vẫn chưa kết hợp yếu tố thất quân bình kinh tế nói trên.
Sẽ có lúc sự thất quân bình phải được điều chỉnh. Trong thế toàn cầu hóa, các nền kinh tế giao thương với nhau nhiều hơn, nên cũng tương tự như những bình thông, sự điều chỉnh vì vậy sẽ có ảnh hưởng toàn cầu.
Dựng lại bình nghiêng...
Điều tuyệt diệu và lý thú khi kinh tế được phát triển tự do là thị trường tự động tạo ra sức ép khiến cả hai phía đều nhìn thấy mối lợi của việc điều chỉnh, thay vì chờ đợi một nghị quyết ngớ ngẩn của một nhà nước mù lòa. Sức ép đó chính là giá cả, khi được biểu hiện tự do, để phản ảnh tương quan trao đổi với nhau. Vì Mỹ kim là đơn vị giao hoán phổ biến nhất, Mỹ kim sụt giá chính là chỉ dấu báo động rằng cái bình đã nghiêng, giá cả sẽ đảo và nếu cứ tiếp tục mua bán trao đổi như xưa thì có khi mất nghiệp, kinh tế khủng hoảng.
Thuần lý mà nói, việc điều chỉnh nạn thất quân bình phải thể hiện ở cả hai phía.
Mỹ kim sụt giá khiến giới tiêu thụ Mỹ thấy hàng ngoại đắt hơn và bớt dần tiêu thụ; nhà sản xuất sẽ chuyển từ việc bán hàng cho thị trường Mỹ ra các thị trường khác vì xuất cảng rẻ hơn. Ngược lại, các quốc gia ngoài Mỹ phải tạo được số cầu nội địa đủ lớn để thỏa mãn đòi hỏi tăng trưởng của kinh tế quốc dân, thay vì chỉ trông chờ vào kinh tế Mỹ vì nay bán hàng cho Mỹ khó hơn, lại không lợi bằng thị trường nội địa. Tại Á châu, từ hơn hai năm nay, Thái Lan đã đảo ngược quyết định có sẵn từ 30 năm trước để vạch ra chiến lược thích hợp, rồi Phi Luật Tân và Singapore cũng bắt đầu theo. Việt Nam thì chưa vì mới gia nhập thị trường Mỹ và còn say đòn. Riêng tại Nhật Bản và Âu châu, khi thấy Mỹ kim sụt giá và tiền của mình tăng giá, người ta phải thấy là kinh tế không thể hồi phục nếu cứ trông chờ vào thị trường Mỹ mà phải tiến hành cải cách để nâng cao mức cầu nội địa.

Đó là thuần lý mà nói. Nhưng, con người có khả năng làm bậy rất cao, vì khó nhìn ra tín hiệu tiên báo, hoặc có hiểu thì vẫn ngoan cố vì không thể thay đổi cách suy nghĩ lẫn hành xử. Đó là trường hợp đáng lo nhất nếu nhìn vào Âu châu, Nhật Bản lẫn.... Hoa Kỳ.
... Là chuyện khó lòng
Tại Hoa Kỳ, chính khách nào nói đến việc thắt lưng buộc bụng là bảo đảm sẽ thất cử. Khi kinh tế bị suy trầm sau vụ bể bóng đầu tư khởi sự từ tháng Ba năm 2000 rồi vụ khủng bố xảy ra năm sau, các định chế hữu trách đều nói đến nhu cầu kích thích tiêu thụ, như hạ lãi suất hay giảm thuế, nhưng không ai muốn báo động là Hoa Kỳ đã vung tay quá trán, mua nhiều hơn bán, tiêu thụ hơn để dành. Dấu hiệu lành mạnh của thị trường là Mỹ kim tuột giá lại bị truyền thông diễn giải sai như sự kém cõi của chính quyền Bush (hay Tổng trưởng Ngân khố John Snow) trong khi không ai chứng minh được là chính quyền Clinton (hay Tổng trưởng Robert Rubin của ông) chủ trương - và thành công trong việc - nâng giá Mỹ kim: cứ như nhờ gà gáy làm mặt trời mọc hay vì quạ kêu khiến mặt trời lặn vậy. Do đó, dân chúng Mỹ nói chung chưa được chuẩn bị cho vụ điều chỉnh. Y như năm năm trước, họ không muốn tin là thị trường chứng khoán Mỹ sẽ điều chỉnh, cho đến khi trái bóng đầu tư bị vỡ, cái bình bị lật...
Nhưng, dù sao Hoa Kỳ vẫn có khả năng học bài rất nhanh để xoay chuyển với tình hình mới. Âu châu thì không. Các chính quyền Âu châu có hai khí cụ điều tiết là tiền tệ qua lãi suất và thuế khóa qua việc tăng giảm thuế khóa hay trợ cấp, sau khi thống nhất về tiền tệ năm 1999, họ tự khóa tay với hai khí cụ đó. Do Đức và Pháp đề ra, Thỏa ước về Ổn định và Phát triển không cho nước nào được bội chi ngân sách quá 3% GDP. Nay hai quốc gia đó đang bị bội chi ở mức cấm kỵ này trong khi kinh tế suy trầm nên không thể dùng khí cụ thuế khóa được. Ngân hàng Trung ương Âu châu thì nhìn vào kính chiếu hậu nên vẫn cứ sợ lạm phát khi kinh tế bị nguy cơ ngược là giảm phát, nên nhất định không hạ lãi suất. Khi xã hội bị lão hóa và cần cải cách triệt để thì mọi thành phần xã hội đều chống vì sợ mất quyền lợi của mình. Cải cách chế độ hưu bổng của Pháp bị dân xuống đường phản đối, cải cách chế độ lao động của Đức cũng bị chặn. Hai nước đang đòi lãnh đạo Âu châu đang là hai con bệnh kinh tế của toàn khu vực. Và họ đành tự an ủi là dù sao đồng Euro vẫn tăng giá so với tiền Mỹ, dù điều đó sẽ làm kinh tế khốn đốn hơn để sau cùng thì tiền Âu cũng sẽ tuột giá nặng.
Khi cả thế giới sẽ phải điều chỉnh, quốc gia nào sớm tự chuẩn bị thì sẽ có lợi nhất. Cho đến nay, ta chưa thấy sự chuẩn bị đó một cách phổ biến. Ngược lại, và điều này mới đáng kinh, nhiều quốc gia không muốn hay không thể thích ứng với hoàn cảnh mới, còn tính đến chuyện thi đua phá giá đồng bạc để có thể xuất cảng qua Mỹ dễ dàng hơn. Nghĩa là kê vai đẩy cho bình nghiêng hơn. Việc đó mới báo hiệu nhiều chuyện lạ sau này. Nhưng, đó là chuyện về sau... “mai sau dù có thế nào”....

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.