Hôm nay,  

Hòa Bình Le Lói

05/06/200300:00:00(Xem: 4340)
Ánh sáng hòa bình có vẻ đã le lói ở cuối đường hầm trong cuộc xung đột đẫm máu giữa người Do thái và người Ả rập ở Palestine. Sau cuộc họp thượng đỉnh tay ba với TT Bush ở Aqaba, Jordan, Thủ tướng Palestine Mahmoud Abbas và Thủ tướng Israel Ariel Sharon đã đưa ra những lời cam kết cụ thể để có thể tiến vào ngay "lộ trình hòa bình". Abbas thề sẽ thuyết phục các nhóm đấu tranh vũ trang Palestine ngưng tấn công Israel. Còn Sharon cam kết sẽ bắt đầu ngay việc tháo gỡ những trại định cư Do thái "không được phép". Lời hứa của Abbas có nghĩa là Palestine ngừng chiến kể cả các vụ đánh bom tự sát. Còn lời hứa của Sharon có nghĩa là tháo gỡ khoảng 60 khu định cư của người Do thái không có giấy phép của chính quyền Israel đã mọc ra từ sau tháng 3 năm 2001 rải rác ở khu Tây ngạn của người Ả rập Palestine.
Những lời cam kết đó cũng đủ là một tiến bộ có ý nghĩa, vì mới đây phía Palestine nói chỉ ngừng tấn công "khi không còn một người Do thái thở không khí trên phần đất của chúng tôi". Còn Sharon cũng đã từng nói "chỉ khi nào Palestine ngưng tấn công, quân Israel bảo vệ an ninh cho các khu định cư mới rút". Vậy hai lời cam kết trên bên nào làm trước" Sau cuộc họp mới này, người ta hiểu không còn vấn đề "trước sau" mà cả hai bên cùng làm. Nhưng trên đây cũng chỉ là những "lời hứa", việc thực hiện những lời hứa đó mới thực quan trọng, vì trong cuộc xung đột Do thái-Ả rập kéo dài từ năm 1991 đến nay, đã có những cuộc hòa đàm, lời hứa cam kết, kể cả văn bản tạm ước ngừng chiến, nhưng rút cuộc vẫn tan vỡ.
Sau cuộc họp Aqaba, trách nhiệm thi hành thuộc về hai ông Abbas và Sharon. Abbas nói sẽ dùng mọi nỗ lực để chấm dứt "quân sự hóa" công cuộc nổi dậy của người Ả rập Palestine. Abbas nói: "Sẽ không có giải pháp quân sự cho cuộc xung đột này, vì quân sự không phù hợp với truyền thống tôn giáo và đạo đức của chúng tôi". Lời tuyên bố này đã làm hai ông Bush và Sharon hài lòng. Nhưng liệu ông Abbas có thuyết phục được các tay súng Palestine hay không" Quan trọng nhất là Hamas, một tổ chức rất lớn chuyên đánh bom tự sát và được sự ủng hộ rất mạnh của các phần tử đấu tranh võ trang Palestine. Ngay sau lời kêu gọi của Abbas, một nhân vật cao cấp của Hamas tuyên bố với Reuters: "Chúng tôi sẽ không bao giờ chịu buông khí giới trừ phi giải phóng được tấc đất cuối cùng của người Palestine".

Về phía Sharon, sứ mạng cũng không phải dễ, bởi vì Sharon thuộc đảng Likud là người chủ trương bảo vệ các khu định cư của người Do thái. Ông đã thắng đảng Lao động và được bầu làm Thủ tướng năm 2000 và vào tháng 9 năm đó ông đã đích thân đến thăm một khu đất Thánh đang bị tranh chấp ở Jerusalem, nên cuộc đấu tranh bạo động Intifada của Palestine đã bùng nổ đẫm máu. Lời tuyên bố tháo gỡ các trại tị nạn chắc chắn sẽ làm ông Sharon gặp sự chống đối dữ dội của các phần tử cực hữu trong đảng Likud. Như vậy việc đầu tiên là hai ông Abbas và Sharon phải giải quyết những vấn đề nội bộ của phía mình. Liệu có hy vọng gì không" Chúng tôi nghĩ là có, bởi vì Hamas chỉ nói "không chịu buông khí giới", chớ không hề nói bất chấp lộ trình hòa bình và sẽ tiếp tục tấn công. Còn phe bảo thủ cực đoan ở Israel không có hậu thuẫn mạnh của dân chúng Do thái.
Sự cường điệu hóa mỗi khi sắp có tiến trình thương thuyết hòa bình là chuyện thường ở hậu trường mỗi bên, vì có cứng rắn mới giúp cho người thảo luận hòa bình đòi được phần lợi và không bị chèn ép để phải nhượng bộ. Kết quả cuộc họp thượng đỉnh tay ba ở Aqaba chỉ có nghĩa là hai bên Israel và Palestine đồng ý đi vào lộ trình hòa bình. Cuộc thương thuyết sẽ bắt đầu ngay sau khi những lời hứa của bên được thực hiện. Tiến trình thương thuyết sẽ không dễ dàng, còn nhiều chi tiết rất phức tạp, nhất là làm thế nào thỏa hiệp được về tương lai của Jerusalem, một thành phố cổ đầy thách tích cho cả ba tôn giáo lớn ở Trung Đông. Tuy nhiên chúng tôi nghĩ hòa bình Trung Đông lần này có nhiều hy vọng hơn các kỳ thương thuyết trước vì một số yếu tố mới.
Trước hết, cuộc đấu tranh bạo lực có vẻ đã thấm mệt cho cả hai bên Israel và Palestine. Dấu hiệu đáng lưu ý là từ lúc TT Bush khởi sự chuyến đi Trung Đông, cũng như trước ngày họp ở Aqaba, không thấy ba tổ chức bạo động Hamas, Islamic Jihad và Al Aqsa của Palestine đánh một quả bom tự sát nào, trong khi hoạt động quân sự của Israel đã giảm nhiều. Có thể các phe phái cực đoan nhất của hai bên đã muốn chờ xem cuộc hòa đàm lần này sẽ như thế nào. Chỉ riêng việc "chờ xem" thay vì "phá vỡ" cũng là dấu hiệu đáng mừng rồi.
Một yếu tố khác là "áp lực". Từ khi Israel được chính thức thành lập năm 1948, Mỹ là nước ủng hộ mạnh nhất cho quốc gia của người Do thái. Về ngoại giao Mỹ luôn luôn ủng hộ Israel và từ năm 1972 Mỹ đã "veto" 30 lần những nghị quyết ở Hội đồng Bảo an để bênh vực cho Israel. Năm 2003, Mỹ viện trợ cho Israel 2.08 tỷ đô la về quân sự và 600 triệu đô la về kinh tế, đồng thời tăng khoản cho vay 1 tỷ đô năm nay thành 9 tỷ. Với sức mạnh đồng tiền đó, Mỹ có thể ép Sharon đi vào con đường hòa bình thực sự. Mặt khác trong cuộc họp với TT Bush tuần này ở Ai Cập, các lãnh tụ Ai Cập, Saudi Arabia, Jordan, Bahrain và đại diện Palestine đều cam kết cắt bỏ mọi đường tài trợ cho các nhóm khủng bố. Các tổ chức bạo động Palestine cạn tiền sẽ không thể hoạt động hữu hiệu như trước.
TT Bush sẽ làm áp lực rất mạnh đối với Israel và Palestine và cả các nước Ả rập, để thúc đẩy hòa bình vì một lý do dễ hiểu. Nếu không có hòa bình Trung Đông, việc Mỹ chiếm đóng Iraq sẽ lâm thế sa lầy không cách nào rút ra được.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.