Hôm nay,  

Chánh Aùn Mỹ Gốc Việt Gặp Gỡ Cộng Đồng Hàn Quốc

09/08/200200:00:00(Xem: 3722)
Chánh Aùn Nguyễn Trọng Nho:
"Hòa bình trên thế giới sẽ dễ đạt được nếu các dân tộc hiểu biết và kính trọng lẫn nhau"
"Tiến bộ kinh tế phải đi đôi với một xã hội tốt đẹp tối thiểu trong việc tôn trọng tự do và quyền căn bản của con người."

Ngày 27 tháng 6 vừa qua, theo lời mời của Hiệp Hội Hữu Nghị giữa thành phố Garden Grove và Anyang ở Đại Hàn, Chánh Aùn Nguyễn Trọng Nho đã được mời đọc bài diễn văn chính trong dịp kỷ niệm năm thứ 14 của hiệp hội này.
Sau đây là bản dịch bài diễn văn của Chánh Aùn Nguyễn Trọng Nho:

Kính thưa quí vị.
Trước hết tôi xin cảm ơn Bà Carolyn Ahn, Chủ tịch hội thân hữu các thành phố đã có nhã ý mời tôi tới dự bữa tiệc trưa hôm nay.
Tổ chức của quý vị đang làm những công việc thật tốt bằng cách đem những người ở hai bên bờ đại dương laiï gần nhau. Khi làm như vậy quý vị đã đóng góp vào việc hiểu biết nhau hơn giữa hai dân tộc Mỹ và Đại Hàn của chúng ta. Những sinh viên đượcï trao đổi, những người nhận đón tiếp họ, gia đình họ, và quý vị đang xây dựng một cây cầu quan trọng để nối liền nhân dân Hoa Kỳ với nhân dân Đại Hàn, và những dân chúng các nơi khác trên thế giới. Hòa bình trên thế giới sẽ dễ đạt được nếu các dân tộc và quốc gia hiểu biết và kính trọng lẫn nhau. Càng hiểu biết nhau nhiều hơn chúng ta càng tăng trưởng tình hữu nghị giữa chúng ta và nhân dân chúng ta và thế giới sẽ được nhiều lợi ích từ đó. Tôi xin ca ngợi những nỗ lực của quý vị và tổ chức hữu nghị của quý vị. Tôi sẽ cố gắng làm những gì có thể được để góp sức trong công tác hữu ích của quý vị. Chính vì lý do đó mà tháng 5 vừa qua, khi gặp ông Joseph Pak tại buổi họp mặt vinh danh truyền thống người Mỹ gốc Á châu, tôi đã nhận lời mời của ông không một chút ngần ngại gì để đến nói chuyện với quý vị. Sự trả lời thật nhanh nhẹn của tôi cũng bắt nguồn từ lòng cảm mến của tôi đối với dân tộc Hàn quốc bắt đầu từ thập niên 1960 trở đi.
Như quý vị biết tôi sanh ra ở Việt Nam. Vào những năm 1960 tôi thấy mình gắn chặt với lịch sử của Hàn quốc. Lúc đó, hình như Đại Hàn và Việt Nam đang đi trên hai đại lộ song hành về phía định mệnh lịch sử. Cả hai quốc gia đã bị chia cắt. Cả hai miền Nam Việt và Nam Hàn đã được cai trị bởi những hệ thống chính quyền phần nào dân chủ. Cả hai miền Bắc Việt Nam và Bắci Hàn đều bị cai trị bởi những người cộng sản cuồng tín và độc ác. Cùng lúc đó đã có biết bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu phân ly, bao nhiêu khốn khó trên đầu nhân dân Việt Nam và Hàn quốc.
Nhưng sự song hành của diễn trình lịch sử của hai dân tộc Việt - Hàn đã không chỉ bắt đầu từ đó. Hãy nhìn về lịch sử cận đại để hiểu rõ hơn.
Năm 1910, sau khi đã chiếm đóng Hàn quốc trong 5 năm, Nhật Bản chính thức sát nhập lãnh thổ Hàn quốc vào quốc gia Nhật. Điều này đã được thực hiện với sự đồng tình của Tổng Thống Wilson của Hoa Kỳ. Chính sách ngoại giao của Tổng Thống Wilson lúc đó đã muốn xử dụng sức mạnh của Nhật Bản để chặn đường phát triển của Nga xuống miền Thái Bình Dương. Nửa thế kỷ sau, vào năm 1948, Tiến sĩ Singman Rhe (Lý Thừa Vãn) người đã tranh đấu liên tục cho nền độc lập của Hàn quốc từ những năm lưu đầy tại Mỹ đã trở về Nam Hàn để thành lập và trở nên vị Tổng Thống đầu tiên của đệ nhất Cộng Hòa Đại Hàn. Oâng đã được nhân dân Đại Hàn yêu mến kính trọng. Từ hàng ngàn dặm xa, tôi đã thán phục ông và nghĩ đến ông như một người anh hùng.
Tại Việt Nam, người Pháp đã bắt đầu sự chiếm đóng Việt Nam từ nhiều năm trước đó và đã tạo ra nỗi khát vọng độc lập và tự do của người Việt Nam gần một thế kỷ. Biết bao nhiêu nhà đại ái quốc Việt Nam đã đứùng lên và thất bại trong việc giải phóng Việt Nam khỏi ách đô hộ của người Pháp. Thế rồi năm 1954, ông Ngô Đình Diệm, một nhân sĩ tài cao học rộng và được cảm mến bởi nhiều người cũng đã từ Mỹ trở về Việt Nam để thiết lập và trở nên vị Tổng Thống đầu tiên của đệâ nhất Cộng Hòa Việt Nam.
Cũng như ở Hàn quốc, chính trị quốc tế đã ảnh hưởng sâu rộng trong chính trường Việt Nam và Việt Nam đã đắm chìm trong cuộc chiến tranh giữa hai khối, cộng sản và không cộng sản. Khối cộng sản muốn xử dụng Việt Nam để bành trướng ảnh hưởng xuống phía Nam. Khối không cộng sản muốn xử dụng Việt Nam để chặn đứng ảnh hửơng này.
Hai chế độ ở Nam Hàn và Nam Việt Nam, lúc đầu đã chinh phục được lòng dân. Hai nhà lãnh đạo, mặc dầu có rất nhiều khác nhau về nhiều phương diện, đã cho nhân dân của hai nước có được cảm nghĩ độc lập, ổn định và niềm tự hào quốc gia. Nhưng rồi với thời gian trôi qua, tôi bắt đầu nhìn thấy được những sự sai lầm của chính quyền miền Nam Việt Nam và nhìn thấy những điều đi ngược lại ước mơ của tôi cho quê huơng cũ của tôi. Cùng lúc đó tôi cũng được đọc thấy những khó khăn tương tự đã đang xẩy ra ở Nam Hàn. Ở hai đất nước lâu đời, vớiø hai nền cộng hòa trẻ trung này, đã có rất nhiều những trang sử oai hùng của hàng ngàn năm tranh đấu bảo vệ giang sơn mình chống lại ngoại xâm từ những cường quốc lân bang, dân chúng bắt đầu cảm thấy bất bình. Họ đòi hỏi nhiều hơn là những gì họ nhìn thấy. Họ nhìn thấy độc tài và tham nhũng đã phá hủy niềm hy vọng và ước mơ của họ. Họ bắt đầu trở nên ngày càng bất ổn. Họ có phản ứng.
Trước hết người Đại Hàn phản ứng. Hàng trăm ngàn sinh viên Đại Hàn , rồi hàng trăm ngàn dân chúng Đại Hàn đã xuống đường. Cái điều đáng chú ý là, sau khi cuộc tranh đấu vĩ đại và bất bạo động của Thánh Ghandi ở Aán Độ, phong trào tranh đấu ở Đại Hàn này đã là phong trào sinh viên tranh đấu lý tưởng và chính trị đầu tiên tại đại lục Châu Á. Chúng ta cần biết rằng, Việt Nam và Hàn quốc là hai quốc gia đã chiụ ảnh hưởng rất nặng nề của Khổng giáo, một học thuyết đã trao trọn vẹn quyền cai trị bất khả thử thách và chất vấn nơi chính quyền cai trị đối với những người dân bị trị. Những người dân Hàn quốc thật bình thường đó đã đứng lên cho những điều mà họ tin tưởng và có hành động đối với những gì họ nghĩ là sai trái. Những người dân Hàn quốc này tin tưởng vào dân tộc họ. Họ ï bày tỏ niềm khao khát của họ, vì họ tin rằng Hàn quốc của họ cần được tốt đẹp hơn và bắt buộc phải tốt đẹp hơn. Họ đòi hỏi những điều đó phải xẩy ra. Họ khước từ chủ thuyết đã chi phối đờøi sống dân tộc họ hàng nhiều thế kỷ rằng quyền năng của chính phủ đã được trao từ Thượng Đế trên thiên giới, rằng các vị Vua chúa, các nhà cai trị không bao giờ sai lầm, và ngay cả khi họ sai lầm chăng nữa thì họ những người cai trị vẫn có quyền bắt buộc thần dân của họ phải tuân theo tất cả những gì họ muốn và thầân dân bắt buộc phải tuân theo không cưỡng chế. Những con người Hàn quốc thật bình dịù đã đứng dậy và làm một cuộc cách mạng tại Hàn quốc và đã gởi một làn sóng thần đi khắp Á châu đặc biệt là Đông Nam Á. Phong trào tranh đấu ở Đại Hàn đã lan rộng dến Phi Luật Tân nơi đó Tổng Thống Magsaysay, một vị Tổng Thống rất nổi tiếng, cũng đã gặp nhiều khó khăn. Và ở Việt Nam, hàng ngàn sinh viên đã chăm chú theo dõi những biến động ở Đại Hàn, đã nghĩ đến những ước mơ của họ cho quê hương và đồng bào của họ.


Thế rồi năm 1963, những sinh viên Việt Nam, trong đó có tôi, những người đã theo dõi cuộc cách mạng ở Đại Hàn, đã có mặt trên đường phố Sàigòn, bước cùng một nhịp với những bước chân của các sinh viên và nhân dân Đại Hàn trước đó.
Thế rồi cũng như ở Hàn quốc, các tướng lãnh đã lên nắm quyền và một thời đại mới đả đến.
Nhưng từ lúc này trở đi lịch sử của hai dân tộc Việt - Hàn bắt đầu đi theo hai ngã khác nhau ngày càng xa.

Trong khi nhân dân Đại Hàn tranh đấu để tái lập sự ổn định chính trị và kinh tế quốc gia, thì dân chúng của quê hương cũ của tôi đã phải tiếp tục chống lại một cuộc chiến tranh thật độc ác bới những người Cộng Sản miến Bắc Việt Nam.
Không biết có phải là vì cái duyên nghiệp của người dân Hàn quốc khác với cái duyên nghiệp của người Việt Nam chúng tôi. Cũng có thể vị trí địa dư của Hàn quốc đã cho Đại Hàn nhiều sự bảo vệ hơn. Phải chăng kinh nghiệm của trận chiến Cao Ly với quyết tâm không lay chuyển của Hoa Kỳ cương quyết bảo vệ Đại Hàn đã cho nhân dân Đại Hàn may mắn và nhiều thời gian hơn để tái tạo sức mạnh của mình và để hủy bỏ những suy yếu và thiếu xót trong chính quyền của mình để đưa dân Đại Hàn tới được ngày hôm nay. Tôi không cần phải nói gì với quý vị về số phận của Nam Việt Nam, vì tất cả quý vị đã biết rõ những gì đã xẩy ra cho chúng tôi. Song tôi muốn nhân dịp này để nhắc lại một điều đáng ghi nhớ quan trọng mà đã có ảnh hưởng trên mối bang giao giữa người Việt và Đại Hàn trong những năm 1970 trước đây. Trong thời gian chiến tranh chống lại cộng sản Bắc Việt, nhân dân Đại Hàn đã gửi sang Việt Nam một sư đoàn bộ binh, sư đoàn Bạch Hổ để cùng sát vai với các chiến sĩ và nhân dân Việt Nam. Sư đoàn này trú đóng tại Phan Rang Qui Nhơn. Là một cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, tôi đã có dịp được tiếp xúc với họ và thấy được những người lính của sư đoàn này rất có kỷ luật và thiện chiến. Họ đã gây được cảm tình với dân chúng địa phương và làm kẻ thù phải kiêng nể. Họ cư xử rất đáng kính trọng và tạo được rất nhiều bạn bè tại nơi trú đóng. Tôi muốn nhân dịp này bày tỏ lòng biết ơn của riêng tôi và của nhân dân Nam Việt Nam về những đóng góp của nhân dân ĐạÏi Hàn trong công cuộc chiến đấu cho Tự Do và Dân Chủ của người Việt Nam trước đây

Năm 1970 tôi đã có dịp thăm viếng chính thức Nam Hàn. Tôi đã rất thán phục sự lớn mạnh và tích cực của nhân dân Nam Hàn trong thành phố Hán Thành và vùng phụ cận. Tôi đã báo cáo với quốc hội Việt Nam Cộng Hòa về những nhận xét và sự thán phục của tôi đối với nhân dân Nam Hàn. MặËc dầu tôi chưa có dịp trở lại Hán Thành từ đó đến nay, tôi hiểu rằng Đại Hàn ngày nay đã khác hẳn Đại Hàn của những năm 1970 trước đây. Thực vậy hãy cứ nhìn đội cầu thủ túc cầu Đại Hàn. Họ đã làm nhiều người rất ngạc nhiên. Họ đã đem lại niềm hứng khởi cho Châu Á và cộng đồng người Mỹ gốc Á. Họ đã chứng tỏ rằng những người Á châu tuy vóc dáng có nhỏ bé, nhưng tinh thần họ rất mạnh và ý chí của họ rất sắt đá. Họ có thể đạt được những thành quả ngoài sức tưởng tượng, nếu như họ được tự do theo đuổi những giấc mơ của họ.

Tôi nghĩ Đaị Hàn là biểu trưng cho niềm hy vọng của các nền dânchủ mới tại châu Á.
Trong khi có rất nhiều người ca ngợi Singapore như là mô thức phát triển kiểu mẫu của châu Á, thì tôi tin tưởng rằng chính Đại Hàn với tiến trình của một nền dân chủ non trẻ đang thành công mới thực sự đại diện cho những niềm hy vọng và giấc mơ của nhân dân Á châu. Quá trình dân chủ Đại Hàn cho phép người dân được suy nghĩ tự do với sáng tạo, được nói tự do và được quyền chọn lựa những ngườì lãnh đạo của mình là những người thực sự tôn trọng quyền lợi và nhu cầu của người dân. Tiến trình dân chủ đó đối xử với mọi người, từ tổng thống đến dân thường, hoàn toàn bình đẳng trước luật pháp. Nó cho phép sự thay đổi chính quyền được xẩy ra, không bằng súng đạn và áp bức, nhưng trong khuôn khổ của một hệ thống luật pháp thực sự công bằng và độc lập. Nó đã cho những người như ông Kim Dea Jung được làm Tổng Thống. Nó đã tạo cơ hội cho những cuộc thương thuyết giữa Nam và Bắc Hàn xẩy ra một cách hữu ích và không sợ hãi. Nó đã cho nhân dân Đại Hàn có một vị Tổng Thống được nhận giải Nobel Hòa Bình. Ngoại trừ ở một số quốc gia phát triển quá xa như Nhật Bản, tiến trình dân chủ Đại Hàn ít thấy xẩy ra ở những nơi khác trên Á Châu.

Tiến trình dân chủ Đại Hàn tạo điều kiện để một con người rất đáng kính trọng, con người có can đảm và cái nhìn xa rộng, có cơ hội đứng trước nhân dân mình mà xin tạ lỗi với tất cả sự khiêm cung vì tội phạm mà hai con trai ông đã bị cáo buộc. 1 Tiến trình Đại Hàn là một tiến trình dân chủ. Đại Hàn đã chứng tỏ rằng Dân Chủ và Tự Do là nền tảng căn bản cần thiết để thúc đẩy những nước kém phát triển có cơ hội gia nhập trong thị trường kinh tế thế giới. Tiến trình này thành đạt mà không phải hy sinh giá trị nhân quyền và phẩm cách của người dân. Nó cũng chứng minh rằng, tiến bộ kinh tế phải đi đôi với một xã hội tốt đẹp tối thiểu trong việc tôn trọng tự do và quyền căn bản của con người.

ĐạiHàn đang cho châu Á một bài học rằng tiến bộ kinh tế có thể và chắc chắn sẽ nở rộ trong tự do và dân chủ, không phaỉ dưới thể chế độc tài.

Là một người Mỹ gốc Á, tôi rất vui sướng về sự thành công của Đại Hàn, Tôi mong Đại Hàn thành công. Tôi có thể hình tượng ra rằng mọi người khắp nơi trong Á châu đang trông chờ nơi sự thành công của Đại Hàn để tái xác nhận niềm tin của họ vào sự thành công của Dân Chủ. Cũng như những sinh viên chúng tôi trước đây đã ngắm nhìn những biến chuyển xẩy ra thời đó tại Đại Hàn, tôi tin rằng hiện nay có rất nhiều người tại châu Á và nhiều nơi khác cũng đang chăm chú theo dõi những biến chuyển đang xẩy ra ở Đại Hàn. Và đó cho chúng ta thêm một lý do nữa để nên tìm hiểu nhiều hơn về Đại Hàn qua những chương trình như của quý vị

Thưa quý vị. Tôi xin kết thúc buổi nói chuyện hôm nay với một lời đề nghị. Tôi mời gọi quý vị hãy tìm đọc quyễn sách nhan đề: "The Living Reed" bởi tác giả Pearl Buck. Vô tình tôi đã đọc quyển sách này khi còn là một sinh viên ở Việt Nam. Sau khi đọc vài trang đầu, tôi không thể nào dừng lại được nữa và đã đọc quyển sách luôn một lúc cho tới trang cuối cùng. Tôi cam đoan với quý vị là sau khi đọc quyển sách này quý vị sẽ hiểu và yêu mến dân chúng Hàn quốc rất nhiều hơn.
Trân trọng cảm ơn sự chú tâm lắng nghe của quý vị.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.