Hôm nay,  

Chuyện Đi Bầu Lần Đầu Tại Mỹ

05/03/200000:00:00(Xem: 4753)
Giới Thiệu: Để giúp cho quý vị cử tri gốc Việt chưa có kinh nghiệm về Bầu cử tại Hoa kỳ dễ dàng đi bỏ phiếu, Liên đoàn Cử tri người Mỹ gốc Việt hân hạnh giới thiệu bài viết sau đây của một Thành viên của Liên đoàn, hy vọng sau khi đọc bài này Quý vị độc giả sẽ thấy đi bầu cử tại Hoa kỳ không khó khăn như một số cử tri tưởng nên một số đông dã ghi danh mà không đi bầu.

Xin Quý vị gạt bỏ ý kiến cho là Một phiếu của mình đâu có ảnh hưởng gì. Nếu ai cũng nghĩ như vậy thì đâu còn sức mạnh Cộng đồng nữa; Lịch sử Bầu cử đã ghi nhận có những Ứng viên chỉ thua nhau duy nhất có một lá phiếu. Vậy xin Quý vị hãy tiếp tay tích cực vận động tất cả đồng hương Việt nam đã có Quốc tịch hãy sốt sắng tham gia Bầu cửợ và đã ghi danh thì nên đi bầu, vì ghi danh mà không bầu thì cũng như không mà còn làm mang tiếng chung cho Cộng đồng.

Nếu Quý vị đã ghi danh mà ngại đi đến phòng phiếu, có thể làm đơn xin phiếu bầu khiếm diện và nên gửi trước ngày đã quy định.
Đơn xin phiếu bầu khiếm diện có in sẵn ở trang bìa sau của cuốn MẪU PHIẾU BẦU CỬ của mỗi cử tri.
Mọi thắc về bầu cử, xin gọi điện thoại cho Ô Thuận số (714) 630-5715 từ 8 giờ sáng đến 10 giờ đêm, suốt 7 ngày trong tuần, hoặc bất cứ lúc nào trong mùa bầu cử. Bài viết như sau.

ĐI BẦU CỬ TẠI HOA KỲ - DỄ HAY KHÓ"

Quyền tự do bầu cử là một ước mơ mà người dân của nhiều Quốc gia trên thế giới trải qua bao nhiêu năm, tốn biết bao xương máu mà vẫn chưa có được, cho nên năm đầu tiên, khi mới vào được Quốc tịch Mỹ, tôi rất náo nức và phấn khởi ghi danh đi bầu cử, vì bây giờ tôi mới thực sự được sử dụng quyền công dân trong một Quốc gia Dân chủ nhất trên thế giới,
Tôi có hỏi kinh nghiệm đi bầu của mấy người Việt Nam có Quốc tịch trước tôi, họ đều than là khó quá.

Tôi hỏi mấy người Mỹ hàng xóm thì họ bảo đi bầu dễ lắm.
Tới mùa bầu cử, mỗi ngày tôi bắt đầu nhận được rất nhiều tài liệu về bầu cử, tôi dành nhiều thì giờ để đọc, nhất là các phần thảo luận của các phe “Bênh” và “Chống” các dự luật sẽ được cử tri bỏ phiếu “Thuận” hay “Chống”, “Yes” hay “No”; Càng đọc tôi càng thấy hoang mang, vì lý luận của 2 phe đều hữu lý, khiến tôi trở thành người 3 phải. Khi tôi xin được bản dịch Việt ngữ thì cũng chẳng giúp gì khá hơn.

Gần tới ngày bầu cử, tôi đành sang gia đình ông hàng xóm người Mỹ nhờ họ chỉ cách làm sao mà họ nói là bầu cử dễ lắm.
Về phần các Ứng cử viên, Ông chồng cho biết: Vì Ông là Giáo viên lâu năm nên ông biết rõ thành tích các ứng cử viên vào các chức vụ ngành giáo dục, còn các chức vụ khác và các dự luật thì ông đọc báo, coi TV, thảo luận với bạn bè nên Ông quyết định bầu rất dễ dàng.
Tôi hỏi bà vợ thì bà nói: Vì bà bận lo việc nội trợ, rất thích đi Shopping nên bà rất lơ là việc nghiên cứu về bầu cử, tuy nhiên bà cho biết, cuộc bầu cử nào bà cũng đi bầu, chưa bỏ cuộc bầu cử nào cả; hỏi về cách thức bà bầu làm sao, bà cho biết: Lần nào siêng và có thì giờ thì hỏi thăm bạn bè, còn lần nào bận quá, Phiếu nào biết thì đục lỗ, Phiếu nào không biết thì để trống; Bà cười nói: “Có sao đâu" đây là xứ Tự do mà! không ai có quyền soi mói, thắc mắc xem cử tri bỏ phiếu cho ai hoặc cho dự luật nào; Miễn là mình phải đi bầu thì mình mới có tiếng nói mạnh để tranh đấu khi cần thiết”.

Tôi hỏi cô con gái lớn của gia đình này (18 tuổi), thì cô cho biết cô đang học Đại học nên rất bận, nhưng cũng không bao giờ quên bổn phận công dân, là phải đi bầu, về cách thức cô bầu ra sao, cô cho biết khi vào phòng phiếu cô thấy tên ứng cử viên nào hay hay và dễ đọc thì cô bấm lỗ, còn các Dự luật, cô thấy thích số nào thì bấm lỗ đó, và cô cười nói “So What" tôi vẫn làm tròn bổn phận công dân mà!”

Sau khi tham khảo ý kiến gia đình người Mỹ chính cống này tôi rút được được kinh nghiệm là đi bầu ở Mỹ không phải là khó như tôi tưởng.
Từ đó trở đi tôi coi việc bầu cử là chuyện rất dễ dàng, cuộc bầu cừ nào quan trọng, tôi có thì giờ, tôi ráng bắt chước cách thức của Ông giáo viên người Mỹ,
Cuộc bầu cử nào tôi bận quá hoặc làm biếng, tôi bắt chước bà vợ ông ta, nghĩa là: Phiếu nào tôi không quyết định được thì tôi bỏ trống, chẳng ai được quyền biết đến việc tôi bầu ra sao, nhưng tôi nhất định không đi bầu giống như cô gái trẻ của gia đình này. Và nhất là tôi chưa bao giờ bỏ cuộc bầu cử nào.

Tôi kể kinh nghiệm cá nhân của tôi về bầu cử để Quý vị cử tri gốc Việt từng ghi danh mà ngại đã không đi bầu và những vị mới ghi danh đi bầu lần đầu tiên, xin quý vị đừng áy náy, ngại ngùng, đừng quá câu nệ câu “Đã đi bầu thì phải bầu cho đúng, cử cho xứng kẻo uổng phí lá phiếu.”

Kể cả một Luât sư, một Chính trị gia người Mỹ chính gốc cũng chưa dám đoan chắc hoàn toàn tự hào là họ bầu đúng cử xứng.
Chính việc không ghi danh, hoặc đã ghi danh mà không đi bầu mới là việc làm uổng phí sức mạnh tiếng nói của Cộng đồng Việt nam rất cần thiết trên đất Hoa Kỳ này.
Trong những ngày tôi phụ trách giải đáp những thắc mắc của cử tri, có người hỏi tôi là họ nghe có người nói là ghi danh đi bầu sẽ bị gọi gọi đi “Jury Duty” (Tiếng Việt dịch là Bồi thẩm đoàn) Đây là một sự hiểu lầm hết sức tai hại; khi người ta gọi Công dân Mỹ đi làm Jury Duty người ta lấy danh sách ở Cơ quan DMV chứ không lấy danh sách ở Cơ quan Bầu cử;Vả chăng giới thẩm quyền Tòa án không khi nào lại chịu chọn môt người không thông thạo Anh văn làm bồi thẩm đoàn, 24 năm ở Mỹ có vài lần tôi nhận được giấy đi trình diện Jury Duty, tôi chỉ cần dánh dấu vào ô “Không đủ Khả năng Anh ngữ”, chỉ 1 tuần sau là họ gửi giấy cho miễn. Duy nhất có 1 lần họ chậm gửi, tôi đến trình diện, vừa thấy mặt tôi, họ chưa nghe tôi giải thích, họ đã ký giấy cho về.

Được chọn làm Bồi thẩm đoàn không phải là dễ, kể cả người Mỹ đừng nói chi đến người Việt, Vậy xin Quý vị đừng nghe những lời đồn vô ý thức.

Hiện nay Liên Đoàn cử tri người Mỹ gốc Việt do một số người có thiện chí tình nguyện bỏ công làm những việc như:
1) - Vận động đồng hương dã có Quốc tịch sốt sắng ghi danh bầu cử, và hăng hái đi bầu,
2) - Tìm mọi cách hướng dẫn để mọi cử tri đi bầu một cách dễ dàng
3) - Riêng về các Ứng viên, vì nhiều vấn đế tế nhị, Chủ trương của Liên Đoàn Cử tri là: Không ủng hộ hay vận động cho bất cứ phe nhóm, đảng phái hay một cá nhân nào.

Cho đến nay con số Cử tri Mỹ gốc Việt hãy còn quá khiêm nhượng đối với cấp Liên Bang hay Tiểu Bang, Nhưng đối với những những Ứng cử viên Dân biểu,Nghị sĩ thuộc các đơn vị địa phương, nhất là các chức vụ cấp Quận hạt hay Thị xã, lá phiếu của Cử tri Mỹ gốc Việt dần dần dã trở thành một sức mạnh đáng kể; Có khi chỉ cần vài lá phiếu của cử tri Mỹ gốc Việt sẽ có thể làm lệch cán cân kết quả cuộc Bầu cử. Để lá phiếu của chúng ta đem đến thêm sức mạnh cho Cộng đồng Việt Nam; Trong mùa Bầu cử chúng ta nên chịu khó theo dõi các phương tiện truyền thông hoặc hỏi thăm bạn bè để tìm hiểu thành tích, lập trường củng như thái độ của mỗi Ứng cử Viên tại địa phương chúng ta cư ngụ đối với quyền lợi của Cộng Đồng Việt nam; Đây không phải là chuyện chúng ta không làm được.

Nếu những điều nói trên đây quý vị còn thấy ngại, thì xin quý vị cứ đi bầu miễn sao cho hợp lệ cũng là quý rồi, vì: Thà bầu sai vẫn còn hơn là không ghi danh hoặc đã ghi danh mà không bầu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.