Hôm nay,  

Chiến Tranh Vn, Bài Sử Học

18/05/200100:00:00(Xem: 5555)
Thượïng đế cũng không thay đổi được dĩ vãng. Nhưng Con Người lại thường nhìn lịch sử dưới nhiều nhãn quan khác nhau qua thời gian và không gian. Nhiệm vụ của nhà Sử học, một khoa học nhân văn, là tìm hiểu sự kiện lịch sử một cách vô tư, để sự kiện tự nó nói lên thực chất hơn là bị sàn lọc qua quan điểm hay thành kiến cá nhân. Chiến tranh VN là sự kiện lịch sử lớn bị nhìn khá lâu không trung thực, thiếu vô tư qua lăng kính tô màu Phản chiến thịnh hành của những năm 65 đến 75.

Khi quan tài đậy nắp rồi, người ta mới bắt đầu đánh giá đúng. Nhờ các biến cố lớn sau đó, hậu quả của Chiến tranh VN, làm sáng tỏ thêm. Không có cuộc "tắm máu ở Miền Nam" nhưng có cuộc trốn chạy vĩ đại bằng thuyền nan vượt đại dương đánh động lương tâm Nhân loại. Không có CS giết người diệt chủng, huyết lưu mãn địa nhưng có cuộc giết nguời không gươm đao, bằng tù đày, đói lạnh, không được xét xử, không hẹn ngày về của hàng triệu quân dân cán chính VNCH. Nhân dân Miền Nam không bị thiêu trong lò thiêu như dân Do thái bị Đức quốc xã hành quyết. Nhưng CS Hà nội có cướp sạch nhà, sạch túi bằng đổi tiền, bằng đánh tư sản, đổi tiềân, cải tạo tư doanh, bằng bắt đi vùng Kinh tế mới năm lần bảy lượt. Miền Nam thành thuộc địa của CS Hà nội. Dân mất quê hương, mất quyền công dân ngay chính trên xứ sở quê cha đất tổ của mình.

Các sự kiện lớn hậu chiến ấy thúc đẩy những người Mỹ chính trực duyệt xét lại Chiến tranh VN. Các sử gia lượng giá lại các sự kiện lịch sử đã biết. Các chánh khách đổi thái độ của mình. Bức Tường tri Ân Tử sĩ Chiến tranh VN được dựng lên. Chương trình định cư người tỵ nạn bằng thuyền được cấp ngân sách, được nhân dân Mỹ và các nước tự do dang tay bảo trợ. Chương trình HO, ODP đền ơn, đáp nghĩa, và đoàn tụ nhân đạo giúp những người từng phục vụ cùng chiến tuyến với Mỹ cũng được Mỹ nhiệt liệt ủng hộ.

Gần một thế hệ sau Chiến tranh VN mới được nhìn đúng bản chất, đúng chính nghĩa của nó. Chiến trận của Chiến tranh VN õ chấm dứt, nhưng Chiến tranh VN vẫn còn. CS Hà nội vẫn còn đó độc tài cai trị VN, đưa một đất nước giàu tài nguyên, một dân tộc cần cù thành quốc gia nghèo nhứt nhì thế giới, tham nhũng nhứt Á châu, thành một dân tộc nghèo khổ, tủi nhục nhứt trong lịch sử.

Trong khi đó, thế hệ thư ù nhứt gồm những cựu chiến binh Mỹ lẫn Việt, những nạn nhân của CS Hà nội được định cư ở Mỹ, những nhân chứng sống của Chiến tranh VN, theo định luật của thời gian, đang mấp mé bờ tử sinh. Ký ức về chiến tranh VN cũng phai dần cùng năm tháng. Chiến tranh VN chỉ là một tiết trong Chương Chiến tranh Lạnh của Lịch sử Hoa kỳ trong phần kiến thức phổ thông của chương trình học.Thế hệ thư hai - những người qua Mỹ lúc còn rất nhỏ hay sanh tại Mỹ - hậu duệ của người Việt tỵ nạn CS, thành phần đại đa số của Người Việt hải ngoại, liệu có hiểu ý nghĩa cuộc chiến ấy và liệu có tiếp nối được sự nghiệp của người đi trước chưa làm xong nhiệm vụ đối với Tổ quốc VN hay không.

Trên tinh thần ấy, người ta thấy ý nghĩa to lớn của việc làm của Hội cựu Chiến Binh Chiến tranh VN trong dự án mang tên Tiếng dội từ Tường Đài Tri Ân Tử sĩ (ý nói Bức tường ghi tên những chiến sĩ trận vong ở Hoa thịnh đốn dựng năm 1982). Dự án dự chi 2 triệu đô la để thực hiện bài học lịch sử về Chiến tranh VN cho 12 ngàn trường trung học khắp nước Mỹ, trong đó có 800 trường của Tiểu bang Cali. Đặc biệt, Dự án được tuyên bố 5 ngày trước ngày kỷ niệm Quốc hận 30/4 thứ 26 này. Dự án bổ sung thêm một số dữ kiện cho những bài học đang được dạy ở các trung học. Truyền thông bằng tiếng Mỹ lẫn Việt Vùng Nam Cali, nơi tọa lạc Cộng đồng Người Việt hải ngoại lớn nhứt thế giới, đón nhận, đưa tin này với mối quan tâm sâu xa và niềm hân hoan nồng nhiệt. Phản ứng của quần chúng người Mỹ gốc Việt nói chung cùng chiều tích cực. Tờ báo Mỹ ở địa phương The Orange County Register tham gia. Nhà báo Maria Sachchetti phỏng vấn một số người Mỹ gốc Việt trẻ, và cựu chiến binh Việt lẫn Mỹ. Một số ý kiến đáng suy gẩm. Thí du, trong giờ trần thuyết của lớp, giáo chức cho hai học sinh, một đóng vai Hồ chí Minh, một vai MacNamara, tranh luận nhau trước lớp, thì sao" Phụ huynh học sinh biết, sẽ phản ứng thế nào" Theo ý kiến của một nhà giáo gốc Việt, thứ nhứt việc dạy cho học sinh về Chiến tranh VN là cần thiết vì ở nhà phụ huynh ít khi bàn luận việc ấy. Thứ hai, việc đưa hai quan điểm đối nghịch - sự khác nhau là cần cho việc dạy học - nhưng phải thận trọng đối với những người đã sống trong cơn ác mộng CS. Ý kiến ấy cho thấy ảnh hưởng của việc người Việt tỵ nạn CS dùng mấy chục ngày đêm, mấy trăm ngàn đô la để triệt hạ hai biểu tượng của CS ở Little Saigon ảnh hưởng rất lớn và lâu. Và một quân nhân Mỹ "hy vọng họ [nhân dân và chánh quyền] sẽ học được điều gì đó."

Không có cuộc đầu tư nào kết quả tốt, lớn và bền cho cá nhân và xã hội hơn cuộc đầu tư giáo dục. Những bài sử học được gởi đi trong Dự án " Tiếng Vọng từ Tường Đài"sẽ vang vọng xa và bền trong tâm hồn thế hệ trẻ. Người đồng đội Mỹ của chúng ta đã và đang đầu tư cho tương lai, chuẩn bị đội ngũ kế thừa. Là chiến binh VNCH đồng đội, chúng ta phải tham gia chiến đấu. Cho con em chúng ta biết từ đâu chúng đến, tại sao chúng được đến đây để được hưởng những phúc lợi và quyền lợi mà những người đồng trang lứa khổ sở của chúng ở VN không có.

Chúng ta không sợ con cháu chúng ta dốt về Mỹ, mà chỉ sợ dốt về VN. Giáo dục Mỹ không tuyệt hảo nhưng chưa một nền giáo dục nào, nhất là cấp đại học, qua được nền giáo dục Mỹ. Thiếu hiểu biết về VN, thế hệ thứ hai khó đem chánh nghĩa VN vào dòng chánh chánh trị Mỹ. Có hội nhập vào được mới mong gây ảnh hưởng mạnh để mau phá sập chế độ CS đã và đang làm đất nước và nhân dân VN tàn mạt và tủi nhục nhứt trong lịch sử nước nhà. Phá sập chế độ CS mới là chiến thắng cuối cùng, chấm dứt vĩnh viễn Chiến tranh VN.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Nếu không kêu gọi lòng ái quốc của nhơn dân và Giáo hội Cơ đốc, không đồng minh với Anh và Mỹ, thì chắc chắn Liên Xô đã cáo chung. Thế chiến kết thức không có mặt Liên Xô thì Đông Âu đã không bị cộng sản hóa và dân chúng đã không bị thảm nạn Xịt-ta-lin khủng bố và đán áp hằng loạt.
Theo các dòng di dân, Phật giáo được truyền vào đất Mỹ, kể ra cũng hơn trăm năm rồi, nếu tính từ khi những phu đường sắt người Trung Hoa đến đây. Sau này các sắc dân Hàn, Nhật, Tây Tạng, Việt… laị mang theo những sắc thái mới của đạo Phật đến.
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Nhưng tiến trình luận tội cho thấy, đa số những người Mỹ có học thức, kể cả giới chuyên gia và công chức, sở hữu một giá trị dân chủ vững vàng. Họ trung thành với Hiến pháp Mỹ, với nền tảng luật pháp và nguyên tắc dân chủ, thay vì đảng phái hay bất cứ lãnh tụ nào.
Mới mấy hôm trước, súng lại nổ tại Nam California… Hiện tượng này dẫn tới câu hỏi, làm cách nào để giảm bạo lực súng.
Tin ngày 21 tháng 11/2019: TT Trump dường như đang xem xét khả năng rút một lữ đoàn khỏi Nam Hàn, nếu Seoul từ chối trả gần 5 tỷ USD "phí bảo vệ" cho Washington.
Tin ngày 21 tháng 11/2019: các thượng nghị sĩ Philippines kêu gọi tiến hành điều tra vấn đề an ninh khi Trung Quốc sở hữu một phần mạng lưới năng lượng của Philippines.
ROME - Ít nhất 5 người chết, 2 người bị thương trong 2 vụ nổ tại xưởng pháo bông trên đảo Sicily vào ngày Thứ Tư 20/11.
VIENNA - Viên chức lãnh đạo cơ quan nguyên tử năng quốc tế (IAEA-Vienna) loan báo: Iran đã không cung cấp thông tin chi tiết về sự khám phá bụi phóng xạ do người gây ra từ 1 cơ sở không khai báo trước đó với IAEA.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.