Hôm nay,  

Bài 5. Thư Ngỏ Của Bùi Giáng Gửi Giới Văn Nghệ Tây Phương

25/09/199900:00:00(Xem: 5616)
Bài này dịch từ Lời Ngỏ (Avant Propos) của Bùi Giáng viết bằng tiếng Pháp trong tập “Đối Thoại” (Dialogue) do Lá Bối xuất bản vào tháng 6 năm 1965. Dialogue là tuyển tập những lá thư của nhiều tác giả Việt Nam gởi cho Martin Luther King, Jean Paul Sartre, André Malraux, René Char, Henry Miller. Đề bài do người dịch tự đặt.

Một cuộc đối thoại luôn luôn có thể trở thành một cuộc độc thoại. Một độc thoại có thể trở nên sung mãn nếu đó là một độc thoại “trong suốt” mà ánh đêm có thể xuyên qua được. Cốt lõi của độc thoại là ở chỗ một sinh vật tự phân đôi: hai vũ trụ tự ngắm nhìn trong một thế giới chia làm hai miền bởi một vực thẳm. Cốt lõi của vực thẳm là ở chỗ nó có thể vượt qua bằng một bước nhảy. Cốt lõi của bước nhảy là sự nguy hiểm. Mà sự nguy hiểm thật sự là cốt lõi của đời sống. Sống là chấp nhận nguy hiểm. Mà đã là nguy hiểm thì tại sao lại không chọn cái nguy hiểm trong suốt.

Chọn lựa chăng" Chúng ta có chọn sự nguy hiểm chăng" Hay là chính sự nguy hiểm đến và chọn lấy chúng ta" Nhưng như vậy thì thế nào là sự “nguy hiểm trong suốt”" Người ta có thật sự nói đến sự trong suốt của một sự nguy hiểm không" Có thể là “không” nếu đó là một sự nguy hiểm chánh trị hay quân sự. Có thể là “có” nếu đó là sự nguy hiểm của ngôn ngữ mà những người sử dụng có thể bị lôi cuốn bởi một cơn lốc.

Đùng đùng gió giục mây vần
Một xe trong cõi hồng trần như bay
(Nguyễn Du)

Chiếc xe vọt đi như tên mang đầy đủ chứng tích của một cỗ xe huyền hoại- địa ngục hay thần thánh- ai nào có biết. Cứ dõi nhìn theo, chúng ta thấy gì"

Bỗng chốc khi chiếc xe vượt qua, cái cõi mà chúng ta đang sống hiện nguyên hình là một thế giới. Đó là một thế giới nguyên thủy bản lai diện cục- đặt một dấu ấn căn bản trên đời sống của con người. Thế giới một lần đã trở thành thế giới bụi hồng- cõi hồng trần- khá quyến rũ. Nhưng rồi sau đó cõi hồng trần đã trở thành thế giới “tro đen”, hay nói cách khác, không còn là thế giới nữa. Và đó cũng là cái nguy cơ hiểm hóc nhất có thể biến đổi con người đang sống trên quả địa cầu chúng ta trở thành hồn ma bóng quế trên một hành tinh đang lang thang.

Thế giới Tây Phương ơi! Có một phần lỗi nào của các anh trong đó không" Chắc chắn là không. Chắc là phải có một lý do khác, vậy là cái gì nào" Hãy bỏ ngỏ vấn đề.
Ngôi nhà của tự thể không còn nữa. Kẻ chăn tự ngã, anh lính gác của hư vô đã bỏ rơi chúng ta. Ngôn ngữ của chúng ta trở nên lúng lúng. Cái nếp gấp trong suốt không bộc lộ ra, vậy thì còn gì là cốt lõi của đối thoại"

Chúnh ta đã mất tất cả và sự gần gũi với sự khép kín, cũng như sự thân thuộc vói sự lìa xa đưa đến một biến cố tương lai đầy nguy hiểm trong một cuộc chơi lớn. Chúng ta đã mất tất cả, vậy chúng ta còn gì để mất. Trong sự nguy khốn tột cùng và hết sức vô lý đang đè nặng chúng ta, chúng ta còn gì để được.

Ở nơi nào có hiểm nguy, nơi đó có giải thoát.

Do sự chuyển động của vạn ngữ, chân lý về người, khởi động và đột nhiên biểu lộ: trong một ánh sáng huyền diệu đối mặt với cuộc đời, hồn thiêng của Châu Á vĩnh cữu bừng tỉnh trong sự rạng rỡ với cái chết anh dũng của các nhà sư Việt Nam.
Chúng ta có thật sự nhận thức được sự trầm trọng của sự việc không" Vậy thì lời kêu gọi vô thanh nào đang rền vang khắp quả địa cầu, và lại vụt tắt sau khi đã khuấy động tâm hồn chúng ta.

Các bằng hữu phương xa, từ câu hỏi đó mà có những dòng chữ nhỏ nhoi trên đây, những dòng chữ mà có thể mang đến sóng dập gió vùi cho tác giả ốm yếu của nó trước khi nó đến được với các bạn.

BÙI GIÁNG

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.