Hôm nay,  

Diễn Đàn Độc Giả

08/04/200300:00:00(Xem: 4161)
Một chút suy tư gởi BCH/ CĐNVTD/NSW

Phạm thanh Phương

Đúng ra tôi không muốn nhắc đến sự kiện Bội Trân và Lê phú Cường thêm một tí nào nữa. Bởi lẽ, theo tôi nghĩ, nếu một người còn lương tri và liêm sỉ thì khi lầm lỗi một điều gì chỉ cần người ta nhắc sơ qua cũng đủ để phải suy nghĩ mà sửa chữa, còn ngược lại thì nói lắm cũng chỉ như “Nước đổ đầu vịt”, vô ích.... Nhưng hôm nay đọc báo SGT, tôi thấy một vài vấn đề cần nên được nhắc lại cho minh bạch thêm một lần nữa...
Đọc bài thắc mắc của anh Hữu Nguyên có đoạn “Như vậy xin hỏi anh Lê phú Cường, anh lấy tư cách gì viết 7 chữ “Nhân viên nghệ thuật Đa Văn hóa” dưới tên của anh khi anh viết bài dẫn nhập đăng trong cuốn Thế Hệ Một Rưỡi”. Trong khi đọc lá thư của Bs Tiến (Đại diện cho BCD/CĐNGTD/NSW) gởi SGT thì rõ ràng anh Lê Phú Cường báo cáo với BCHCĐ là việc làm của anh hoàn toàn có tính cách cá nhân ngoài giờ, không liên quan đến BCHCĐ. Như vậy, chứng tỏ anh Lê phú Cường đã qua mặt BCHCĐ, lợi dụng chức vụ trong Cộng Đồng Tỵ Nạn để thực hiện điều mà tôi nghĩ là đưa cán bộ Bội Trân len lỏi vào CDNVTD nhằm bôi nhọ danh dựï cũng như lập trường đấu tranh chống Cộng Sản của toàn thể đồng bào Tỵ Nạn... Nói đến đây tôi cũng thấy cần phải đưa ra một thí dụ đơn giản để chúng ta nhận thức rõ được sự lợi dụng này của Lê phú Cường. Thí dụ: Bs Tiến ghi toa thuốc cho bệnh nhân, chắc chắn trên toa thuốc BS không thể nào ghi chữ “Chủ tịch BCH/CDNVTD/NSW”, vì đây là công việc kê toa thuốc là việc riêng của BS, có tính cách cá nhân. Như vậy, một khi đã dùng danh xưng “Chủ tịch BCH/CDNVTD/NSW”, tất nhiên công việc ấy phải liên quan đến tập thể Cộng đồng chúng ta dù là lời nói hay trên văn bản và trong bất cứ thời điểm nào. Như vậy, hành động của anh Lê phú Cường có còn được xem là “riêng tư ngoài giờ” không liên quan đến CĐNVTD/NSW hay không" Mong độc giả và BCH/CĐ tự có câu trả lời... Là một người Việt Nam tỵ nạn, tất nhiên tôi phải tin vị chủ tịch BCHCĐ của tôi hơn ai hết. Do đó, nói như Joseph Kiên Trung thì tôi cũng tạm cho vấn đề Lê Phú Cường “chìm xuồng” như “ẩn ý” của Bs Tiến trong bức thư đã gởi cho SGT (20-03-2003).
Việc tôi cần nói ở đây có tính cách quan trọng hơn, đó là vấn đề “Logo” của CDNVTD chúng ta bị người khác xử dụng một cách mờ ám. Mặc dù ông Gián Đốc Casula Powerhouse Art Centre đã nói “Chương trình Thế Hệ một rưỡi được thực hiện với sự phối hợp của Cộng Đồng người Việt Tựï do NSW...” Tuy nhiên, tôi không tin, vì trong bức thư gởi SGT, Bs Tiến đã khẳng định “Cuộc triển lãm Thế Hệ một rưỡi” là do Casula Powerhouse Arts Centre (CPAC) tự đứng ra tổ chức, không liên quan đến BCH Cộng Đồng và “Việc in tập sách nhỏ về cuộc triển lãm này trong đó có in Logo của Cộng Đồng cũng hoàn toàn là việc làm tự ý của CPAC”.
Như vậy, việc làm của ông Giám đốc Casula Powerhouse là một sự vi phạm trầm trọng với tội danh tiếm đoạt, khinh bỉ và còn có tính cách kỳ thị nữa... Vì danh dự cũng như quyền lợi của đồng hương, chúng tôi thiết nghĩ Bs Tiến và BCHCĐ cần phải làm sáng tỏ vấn đề tiếm đoạt này. Có lẽ không một ai có thể phủ nhận Phù hiệu (Logo) của CĐNVTD cũng giống như quốc kỳ của một quốc gia, nó không những chỉ là một biểu tượng của người Tỵ nạn Việt Nam mà còn gói ghém tất cả những tâm tư, nguyện vọng, xương máu, vinh nhục của một chiều dài lịch sử tỵ nạn và trong đó có cả linh hồn của những người đã khuất vì hai chữ tự do trên biển đông hay trong rừng sâu. Trên mặt pháp lý không ai có quyền ngang nhiên xử dụng phù hiệu của một tổ chức, đoàn thể hay hãng buôn mà không có sự chấp thuận của chủ nhân. Đó là luật. Chuyện này cũng không phải là nhỏ, nó ảnh hưởng rất lớn đến lập trường và danh dự của Cộng Đồng NVTD tại tiểu bang NSW nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Tầm ảnh hưởng quan trọng không kém vụ kiện WJC mà ông Nguyễn hữu Luyện đang theo đuổi. Nếu chúng ta làm ngơ cho “chìm xuồng”, tất nhiên sẽ trở thành một tiền lệ và có thể sau này sẽ có một ngày đẹp trời nào đó lá cờ máu CS được cắm ngay trên phù hiệu (Logo) của CDNVTD chúng ta không chừng. Như vậy, CDNVTD tại Úc với gần hai trăm ngàn người không bằng một hãng may nhỏ hay sao" Theo chúng tôi biết, dù một hãng may nhỏ chỉ có vài nhân viên, nhưng một khi đã có một phù hiệu riêng của họ thì không ai có quyền xử dụng khi không được họ cho phép. Đây là điều luật sơ đẳng nhất về “ Ownership” tại Úc. Do đó, vì danh dự chung, chúng tôi thành khẩn đề nghị BS Tiến cùng BCHCĐ tiểu bang NSW nên khởi tố CPAC với tội danh “Tiếm đoạt phù hiệu (Logo)” của CDNVTD một cách trái phép, có tính cách bôi nhọ danh dự và lập trường đấu tranh của tập thể CĐNVTD/NSW...
Chúng ta đang sống ở một nước tự do dân chủ, do đó chúng ta phải biết quyền của một người dân rất có giá trị và luôn luôn được tôn trọng, bảo vệ, huống chi một tập thể tỵ nạn gần hai trăm ngàn người chẳng lẽ phải chấp nhận sự tiếm đoạt đó hay sao"... Không có một tổ chức hay một chính khách nào có quyền làm nhục hay coi thường Cộng Đồng chúng ta. Chúng ta là những công dân Úc, và công dân Úc có quyền tạo dựng hay truất phế một nghị sĩ, dân biểu thậm chí cả Thủ Tướng qua lá phiếu tượng trưng cho quyền lực của một công dân đối với guồng máy chính quyền. Như vậy, chúng ta không có gì phải e ngại, mà khiếp nhược chỉ vì một giám đốc trung tâm Nghệ Thuật nhỏ nhoi như Casula Powerhouse Arts Centre . Chúng ta phải hiểu, ở một nước tự do dân chủ thì sức mạnh của người dân qua lá phiếu rất quan trọng. Người dân có thể kết hợp sự tín nhiệm mà tạo nên một guồng máy lãnh đạo mà guồng máy lãnh đạo không thể tạo nên người dân. Điển hình cho thấy, ngay Tổng thống G.W. Bush thắng cử để trở thành Nguyên thủ Quốc gia một cường quốc chỉ vì có mấy trăm phiếu cuối cùng tại tiểu bang Florida mà thôi. Như vậy gần hai trăm ngàn lá phiếu của cử tri Úc gốc Việt có đáng kể hay không nếu chúng ta biết đoàn kết... Chúng ta hãy nhớ ” Dân là nước, chính phủ là thuyền” Nước có thể làm nổi thuyền và cũng có thể lật thuyền... Ngay trong cuộc chiến Iraq, Liên minh chính phủ Anh, Mỹ cũng rất cần sự ủng hộ của đa số nhân dân họ và ngay trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã phải bỏ rơi cuộc chiến, một phần cũng vì thiếu sự ủng hộ của đa số nhân dân Mỹ. Do đó, chúng ta mới có ngày lang thang như hôm nay...
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu hòa, lúc nào cũng nhớ lời dạy của tổ tiên “Dĩ hòa vi qúy”. Tuy nhiên, Sự hiếu hòa chỉ có gía trị tùy nơi, tùy lúc và tùy từng lãnh vực, nếu xử dụng không đúng chỗ, sẽ trở thành nhu nhược. Nếu sự việc “Tiếm đoạt phù hiệu (Logo)” này không được xử lý thỏa đáng để bảo vệ danh dự và chính nghĩa của CDNVTD tại Úc thì thử hỏi sau này con cháu chúng ta làm sao ngóc đầu lên nhìn các sắc dân khác. Hơn nữa, nếu việc này cũng cho “Chìm xuồng” tất sẽ trở thành tiền lệ để cho những tên “Ăn cơm quốc gia, thờ ma CS” bám đít Tây Đầm bán đứng CDNVTD một ngày không xa. Như vậy, việc làm sáng tỏ vấn đề “Logo” của Cộng Đồng bị “tiếm đoạt” có hai mục đích. Thứ nhất, lấy lại danh dự và cảnh cáo tất cả mọi giới chức bản xứ phải biết tôn trọng Cộng Đồng chúng ta và ngược lại chúng ta sẽ tôn trọng lại họ bằng quyền công dân qua những lá phiếu. Đây cũng là một sự trao đổi công bằng. Thứ hai, đòi lại công đạo và tiện thể cũng cảnh cáo luôn tất cả những thành phần quên tổ quốc, dân tộc, cội nguồn đừng mong bám đít Tây Đầm mà làm mưa, làm gió phá hoại công cuộc đấu tranh giành lại tự do, dân chủ, nhân quyền cho quê hương và bôi nhọ danh dự dân tộc mình ...
Với hai lý do trên, chúng tôi tha thiết mong Bs Tiến và BCHCĐ nhiên cứu mà hành động để nêu cao được liêm sỉ và lương tâm truyền thống của dân tộc... Hơn nữa, hiện tại cũng có một số “sâu, bọ” đang bám trụ trên những “tàn cây” chính khách hoặc các cơ quan, tổ chức bản xứ để lũng loạn cộng đồng chúng ta. Chúng ta hãy dùng cái quyền công dân của mình để tạo một cơn lốc thổi lung lay gốc rễ những tàng cây đó và nếu cần chúng ta có thể bứng luôn cả thân cây để xem lũ sâu bọ này sẽ bám vào đâu... Sau cùng, chúng ta nên nhìn vào tình hình đấu tranh khó khăn trong hiện tại mà hành động. Trong nước, CS đang gia tăng đàn áp tôn giáo và khủng bố những người đối kháng yêu nước. Song song vơí những đàn áp khủng bố này, bọn chúng đã và đang tung cán bộ ra hải ngoại mua chuộc những thành phần “đầu tôm” “Ăn cơm quốc gia, thờ ma CS” để len lỏi vào cộng đồng tỵ nạn trong nhiều lãnh vực, nhất là lãnh vực truyền thông báo chí qua chiêu bài giao lưu văn hóa nghệ thuật. Sau đó chúng sẽ cố gắng mua đứt một số báo chí hay đài phát thanh, nhưng vẫn núp dưới bóng tỵ nạn để quấy phá. Mặt khác, chúng sẽ lợi dụng sự giao du liên kết với một số khoa bảng hay chính khách, cơ quan bản xứ để xây dựng nền móng và nhuộn đỏ chúng ta. Như vây, ngoài việc thanh lọc những thành phần tay sai CS trong Cộng Đồng, chúng ta cần tạo một thế đứng vững chắc để tìm sự yểm trợ của các giới chức chính quyền bản xứ bằng cách dùng quyền lực và uy tín của họ trên bình diện quốc tế để can thiệp cho những chiến sĩ dân chủ trong nước đang trong vòng lao lý. Tuy nhiên, tìm sự yểm trợ của các giới chức chính quyền bản xứ không có nghĩa là cúi đầu van xin một cách hèn hạ mất danh dự, mà ngược lại chúng ta phải chứng tỏ cho họ thấy chính nghĩa và sức mạnh của cộng đồng chúng ta. Như vậy, họ có thể không đồng ý với lập trường chống CS của chúng ta, nhưng vì quyền lợi mà họ vẫn phải kính nể lập trường đó qua sự trao đổi công bằng. Đừng bao giờ để họ khinh chúng ta là những người tỵ nạn chính trị giả hiểu, bỏ quê hương tổ quốc chỉ vì manh cơm, tấm áo, xe hơi nhà lầu, mà cúi mặt đánh mất danh dự,ï lương tri và nhân cách. Lúc đó, không những họ không giúp đỡ mà lại còn chà đạp thêm, vì thực tế họ nhận thấy chúng ta không có đủ tư cách và sức mạnh gây ảnh hưởng đến họ. Khi cần họ chỉ lấy một vài chục ngàn đô ra dụ dỗ là xong. Nếu như vậy thì chúng ta lấy gì mà đấu tranh cũng như yểm trợ cho những người anh em đang đấu tranh trong nước.
Sau cùng, trước sự việc nghiêm trọng này, một số đồng hương có đề nghị vận động một liên danh, lấy chữ ký đồng hương để theo bước đàn anh khả kính Nguyễn hữu Luyện qua vụ kiện WJC. Tuy nhiên, văn hóa Việt nam có câu “Áo mặc không qua khỏi đầu” cho nên một lần nữa khẩn thiết kính mong Bs Tiến và BCH/CĐNVTD/NSW tích cực xúc tiến trong công việc tranh đấu này để Cộng Đồng chúng ta mỗi ngày một tốt hơn trong truyền thống bất khuất của dân tộc và khỏi phụ lòng tổ tiên cùng những hy sinh xương máu đã cưu mang và gầy dựïng cho chúng ta có ngày nay.

*

Góp ý với Đài SBS: TRỰC THOẠI TRUYỀN THANH: CON DAO HAI LƯỠI!

Nguyễn Văn - QLD

Tôi là người vốn có nhiều cảm tình với Đài SBS - lý do là Đài đã thể hiện được tiếng nói của nhiều đồng hương cũng như của nhiều chính khách, văn giới của người Việt tỵ nạn cũng như của đồng bào trong nước đến với đồng bào tỵ nạn hải ngoại. Ngoài ra còn mang đến nhiều ích lợi khác cho quý đồng hương về các mặt y tế, xã hội, thuế vụ, luật pháp v.v... là điều không ai phủ nhạän được. Tuy nhiên có một vài điểm chúng tôi cần góp ý với quý Đài, đặc biệt làø CHƯƠNG TRÌNH TRỰC THOẠI TRUYỀN THANH VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ: ĐÂY LÀ MỘT CON DAO HAI LƯỠI! Các chương trình này đều có trên các làn sóng Sydney cũng như Melbourne. Sự góp ý này xảy ra sau khi nhiều đồng hương tại QLD chúng tôi đã nhờ chúng tôi giúp họ phát biểu quan điểm qua báo chí.
Hôm 24/03/2003 vừa qua, trên làn sóng của Đài SBS Sydney do chị Ngọc Hân phụ trách - trong chương trình Trực thoại truyền thanh về vấn đề chiến tranh tại Iraq - ngoài những quan điểm ủng hộ của đại đa số đồng hương trong việc tổng thống George W.Bush của Hoa kỳ mở cuộc tấn công Iraq - một nước độc tài do Saddam Hussein lãnh đạo đã tạo cơ hội cho bọn khủng bố hoành hành như thế nào trên toàn thế giới chưa kể việc sản xuất các loại vũ khí sinh hóa có khả năng sát hoại hàng loạt con người mà vụ 911 tại Hoa kỳ là một bằng chứng hiển nhiên mà tất cả chúng ta đều đã biết. Tuy nhiên trong số người phát biểu ý kiến mang tính cách chống đối, đặc biệt chúng tôi có nghe thấy giọng của một người đàn bà có tuổi (có thể là một bà già), giọng Bắc đã lợi dụng diễn đàn trực thoại truyền thanh để lên án ông Bush bằng những lời lẽ hồ đồ, hằn học, chưởi rủa kiểu hạ cấp - tôi không có thâu băng lại để ghi ra một cách chính xác lời của bà ta ở đây nhưng đại khái câu lên án như sau: "Bush đã gây chiến tranh, Bush đem quân tấn công Iraq giết hại đàn bà trẻ em, Bush là tội phạm chiến tranh, là criminal v.v...; đáng đem đi chặt đầu v.v… và vân vân".

Có nhiều người có quan điểm trái ngược nhưng ai nấy cũng với lời lẽ đàng hoàng. Riêng bà này đã lợi dụng sự dễ dãi của diễn đàn, đã lạm dụng quyền tự do ngôn luận để có những lời nhục mạ rẻ tiền, hạ cấp mà tôi nghĩ giống như lối cộng sản. [...] Chúng tôi không nhằm chụp mũ ai nhưng chuyện cán bộ cộng sản đang hoạt động như rươi tại hải ngoại và lợi dụng mọi thế mạnh truyền thông của người Việt tỵ nạn hải ngoại để làm lợi cho chúng là một điều mà chúng ta cần hết sức cảnh giác chớ không thể ngây thơ được. Đối với quý vị trưởng chương trình Việt ngữ SBS như chị Ngọc Hân (Sydney) và anh Quốc Việt (Melbourne), một khi quý anh chị có thiện ý mở ra các chương trình trực thoại truyền thanh về chính trị là đã mở ra một diễn đàn công khai (open) có tính cách dân chủ để mọi người Việt tỵ nạn tranh luận bất kể quan điểm ủng hộ hay chống đối. Tuy nhiên các anh chị có bảo đảm là diễn đàn này sẽ không có tiếng nói của bọn cộng sản đang chui rúc hoạt động ráo riết tại hải ngoại lợi dụng xen vào tấn công người Việt quốc gia cũng như các đồng minh""" Nếu anh chị nghĩ rằng mình có khả năng ngăn chận những trường hợp phát biểu ý kiến một chiều, hồ đồ, quan điểm hoàn toàn có tính cách tuyên truyền cộng sản rất có hại cho thế đứng của người Việt quốc gia bằng các kỹ thuật "delay" hay "censor" trước trong phòng thu âm trước khi phát ra thì các anh chị hãy tiếp tục làm -
Còn ngược lại, anh chị rất cần phải suy nghĩ lại phương thức làm việc của mình về chương trình này vì hậu quả tất nhiên của TRỰC THOẠI TRUYỀN THANH LÚC NÀO CŨNG LÀ CON DAO HAI LƯỠI, NÓ RẤT CÓ THỂ BỊ BỌN CỘNG SẢN LỢI DỤNG DIỄN ĐÀN NÀY TRỞ THÀNH DIỄN ĐÀN CỦA CHÚNG TRONG HIỆN TẠI KỂ CẢ TƯƠNG LAI - VÌ KHI ĐÃ NÓI RA, KHÓ CÓ AI BỊT MIỆNG CHÚNG LẠI ĐƯỢC! Thư từ gửi đến báo chí, quý vị chủ nhiệm chủ bút còn có thời giờ suy nghĩ, cân nhắc, kiểm duyệt. Riêng phát thanh trực thoại thì khó có thể kiểm soát được. XIN QUÝ ANH CHỊ NÊN CẨN THẬN TRƯỚC LÀ HƠN!

*

Chiến đấu, đúng hay sai "

Việt Phong - NSW

Cuộc chiến Iraq đã khai diễn, với sự qua mặt LHQ để quyết định khai chiến của liên quân Anh Mỹ, Úc đã khiến dư luận xôn xao trên toàn thế giới, kẻ ủng hộ, người phản đối cũng khá sôi nổi. Ngay trong Cộng Đồng người Việt tỵ nạn cũng có nhiều ưu tư. Họ sợ rằng sự bất lực của LHQ sẽ trở thành một tiền lệ cho những cường quốc sau này trong cái cảnh "Mạnh hiếp yếu"ù. Tuy nhiên, đa số cũng cho rằng quyết định của Mỹ là một thái độ thức thời, sáng suốt trong tình trạng bất đắc dĩ... Đối với một thế lực nguy hiểm và ngoan cố xảo trá như chế độ Saddam Hussein thì cũng chẳng còn cách nào hơn phải dùng "Bạo lực để diệt bạo quyền". Nếu cứ để cù kưa cho LHQ họp tới, họp lui, có lẽ sẽ chẳng bao giờ có được một quyết định rõ ràng mà ngược lại đẩy liên quân Anh, Mỹ, Úc vào thế bị động, tấn thối lưỡng nan, hao tài tổn của. Ai cũng biết chế độ đương quyền Saddam Hussein là một chế độ độc tài phi nhân, nếu chỉ đơn thuần trong nội bộ quốc gia họ như đám CSVN thì có thể Mỹ cũng nhân nhượng, chỉ dùng áp lực để kêu gọi trong ôn hòa. Nhưng phông phải thế, mà chế độ này còn đe dọa nền an ninh chung của toàn thế giới nữa, đặc biệt là nước Mỹ. Tất cả những bằng chứng thu thập được đã chứng minh một cách rõ ràng qua những vũ khí sinh hóa có thể giết người hàng loạt mà Iraq đang cố gắng giấu giếm. Hơn nữa, Iraq đã từng trợ giúp quân khủng bố về tài chính cũng như vũ khí. Điển hình cho thấy họ đã từng tuyên bố trao tặng 25 ngàn Mỹ kim cho bất cứ một cuộc khủng bố nào của PLO... Đồng ý chiến tranh là tang tóc, đau thương, mất mát. Nhưng có những lúc không thể tránh nên phải chấp nhận như một định mệnh ngặt nghèo để cứu vãn hoà bình cho đại cuộc... Chúng ta ai cũng biết, trước một sự nguy hiểm cần phải dấn thân hy sinh, người ta mới nhìn thấy rõ được cái dũng và cái hèn trong một tập thể. LHQ cũng không ngoại lệ. Có những nước bất hợp tác với liên quân Anh, Mỹ chỉ vì họ cảm thấy sự nguy hiểm chưa trực tiếp đến với họ hoăïc khi chiến tranh bộc phát, nếu tham gia ủng hộ sẽ làm cho họ hao tài tổn của,v,v. Như vậy nếu muốn tìm một sự đồng thuận tại LHQ cũng không phải là một chuyện dễ dàng. Do đó liên quân Anh, Mỹ, Úc phải đi đến quyết định đơn phương hành động trong cái thế "chẳng đặng đừng"...

Trước tình hình chung của cuộc chiến Iraq, có nhiều vị đồng hương Việt Nam cho rằng, tại sao không cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề một cách ôn hoà như câu nói trong "Bình ngô đại cáo” của cụ Nguyễn Trãi nước ta "Lấy trí, nhân thắng cường bạo"" Tuy nhiên, những vị này quên rằng người ta chỉ có thể lấy "trí, nhân" đối với một cá nhân hay một tập đoàn còn "trí, nhân" và liêm sỉ mà thôi. Ngược lại đối với một cá nhân hay tập đoàn ngoan cố, bất trí, bất nhân mà lấy "Trí, nhân" đối với chúng là tàn nhẫn với chính mình và dân tộc mình. Theo tin tức cho biết, cuộc chiến khai diễn ngoài sự dự đoán của nhiều người. Đa số dự đoán, nếu chiến tranh xẩy ra Liên quân Anh, Mỹ, Úc sẽ tấn công ồ ạt bằng những vũ khí tối tân nhất, mãnh liệt nhất và tàn khốc nhất để thanh toán chiến trường trong một thời gian ngắn nhất. Nhưng sự việc đã ngược lại, Liên quân Anh, Mỹ, Úc không tấn công ồ ạt có tính cách tàn bạo gây kinh hoàng cho thế giới từ những vũ khí tối tân của họ, mà họ đã dùng chiến thuật từ tốn hơn và nhân đạo hơn bằng cách mở những mặt trận "Cầm chừng", rải truyền đơn kêu gọi sự giác ngộ của nhân dân Iraq để có thể giảm thiểu thiệt hại cho dân chúng Iraq có tính cách "Dân vận" nhiều hơn là vũ lực, hơn nữa liên quân Anh, Mỹ, Úc cũng đã chuẩn bị đầy đủ trong việc cứu trợ nhân dân Iraq khi họ trở thành nạn nhân chiến cuộc, riêng nước Úc vừa gởi đi một số lượng lúa mì trị giá 30 triệu dollars để cứu trợ nhân dân Iraq.

Như vậy cũng có thể nói Liên quân Anh, Mỹ, Úc đang dùng "Trí, Nhân " đối với Iraq rồi đấy. Tuy nhiên, lòng nhân đạo và sự kiên nhẫn bao giờ cũng có giới hạn và liên quân Anh Mỹ bắt buộc phải xử dụng bạo lực khi cần thiết dù có thảm khốc, kinh hoàng đến đâu đi chăng nữa cũng chỉ vì lòng nhân với nhân loại để phải gánh chịu những hy sinh, mất mát mà diệt trừ một chế độ phi nhân...Theo nhiều nhà bình luận nhận định rằng: Mục đích của Mỹ không bao giờ muốn chiếm đoạt Iraq vì bất cứ một lý do gì, mà ngược lại mang nhiều thiện ý có tính cách giải phóng nhân dân Iraq thoát khỏi địa ngục Saddam Hussein và bảo vệ nền hòa bình cho toàn cầu...

Ngoài ra, có thể Mỹ không tin vào khả năng thanh sát của LHQ và sự lươn lẹo xảo trá của Saddam Hussein. Vì vậy Mỹ muốn tự tay lục soát Iraq để tiêu hủy tất cả những vũ khí nguy hiểm và triệt tiêu nguồn tiếp vận của quân khủng bố cũng như mưu cầu tự do dân chủ thực sự cho nhân dân Iraq, bảo vệ nền an ninh nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Mặc dù không ai có thể qủa quyết được rằng, khi liên quân Anh, Mỹ, Úc chiến thắng tại Iraq có nghĩa là tận diệt hết được những mầm mống khủng bố trên toàn cầu, nhưng ít nhất cũng làm chúng tê liệt và giảm thiểu đến mức tối đa, vãn hồi được nền an ninh nước Mỹ nói riêng và quốc tế nói chung. Hơn nữa nhân dịp này Mỹ còn muốn chứng tỏ cho tất cả khối Hồi giáo nói riêng và thế giới nói chung phải nhìn Mỹ dưới ánh mắt thân thiện, thông cảm và khoan dung chứ không phải là một ác cảm coi Mỹ như là kẻ tàn bạo, hiếu chiến, xâm lược. Chính vì những thiện ý ấy mà cuộc chiến đã được khai diễn ngoài sự tiên đoán của nhiều người.
Dù vậy, vẫn có những cuộc biểu tình phản đối cuộc chiến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, sau khi cuộc chiến được khai diễn và sau hai bài hiệu triệu của hai vị nguyên thủ quốc gia Anh và Mỹ, tình hình dân chúng tại hai quốc gia này đã có phần thay đổi và con số dân chúng ủng hộ Tổng Thống Mỹ và Thủ Tướng Anh của họ đã tăng vọt đáng kể... Như vậy chúng ta có thể tạm kết luận Chính nghĩa bao giờ cũng cao cả và đắc nhân tâm, số phản chiến còn lại không đáng kể... Có nhiều người cho rằng Mỹ chỉ muốn chiếm Iraq vì vấn đề dầu hỏa. Tuy nhiên, có lẽ họ không nhìn vào thực tế để lý luận. Theo tin tức và các nhà bình luận cho biết, Mỹ sẽ phải chi ít nhất 60 tỷ cho đến 160 tỷ dollars và có thể hơn nữa cho cuộc chiến này, con số trung bình người ta thường đề cập là 100 tỷ (một trăm ngàn triệu). Trong khi mỗi ngày nước Mỹ chỉ mua của Iraq 15 triệu dollars dầu thô. Như vậy, nước Mỹ không ngu xuẩn đến nỗi phải bỏ ra 100.000 triệu dollars cộng với bao nhiêu gian nan, tai tiếng và sinh mạng con dân của họ để thâu về mỗi ngày 15 triệu dollars dầu thô, mà cũng chưa chắc thâu về được hay chỉ được mua với một giá rẻ khi chiến thắng. Như vậy cái lý luận này không hợp lý dù dưới mắt của một nhà kinh tế hay một nhà đầu tư...
Cuộc chiến Iraq bùng nổ ngay thời điểm sát ngày quốc nạn 30-4 của dân tộc Việt Nam. Nhân dịp này, chúng ta có thể nhìn lại quê hương mình, nhìn lại cuộc chiến đau khổ "Huynh đệ tương tàn" trườc năm 1975. Một cuộc chiến mà toàn thể nhân dân miền Nam miễn cưỡng phải chấp nhận như một định mệnh khắt khe để tự vệ, bảo toàn tự do, hạnh phúc cho đồng bào mình trên nửa mảnh giang sơn gấm vóc còn lại chưa bị nhuộm đỏ bởi CS quốc tế. Ngày ấy, CSBV đã dùng trái độn "Mặt trận giải phóng Miền Nam" để xâm lược miền Nam. Chúng đã gây ra biết bao nhiêu tang thương máu lửa cho dân tộc... Cuối cùng VNCH đã thua, ngoài lý do mắc bẫy trên bàn cờ quốc tế, chúng ta còn thua vì chữ "Nhân". Bởi vì chúng ta là những con người có lương tri, chúng ta không muốn hay không dám xử dụng những chiến thuật tàn bạo với những người anh em cùng chung huyết thống, măc dù họ là kẻ địch ở bên kia chiến tuyến. Trong khi CSBV đùng mọi thủ đoạn bỉ ổi dã man tàn baọ để đi đến chiến thắng, chúng dùng dân làm bia đỡ đạn với chính sách "thà giết lầm còn hơn bỏ sót"... Cho đến nay, bọn CSVN vẫn tiếp tục chính sách dã man tàn bạo ấy với dân chúng mặc dù đất nước đã thống nhất hơn một phần tư thế kỷ. Vậy thử hỏi bây giờ chúng ta còn có thể làm gì hơn ngoài sự đấu tranh... Trong tình hình tranh đấu tự do dân chủ cho quê hương hiện tại cũng gặp nhiều khó khăn phức tạp vì những não trạng đen tối luôn luôn phá ngang, đâm sau lưng đồng bào và các mặt trận đấu tranh . Đám này cố gắng kêu gào hoà hợp hòa giải hay phi chính trị, phi đấu tranh để ung dung làm ăn buôn bán hay luồn lọt làm tay sai cho CSVN qua những chiêu bài giao lưu văn hóa nghệ thuật chỉ vì hèn kém mưu cầu lợi ích riêng tư. Chúng cố gắng tung ra những luận điệu nhằm phân hoá tư tưởng, lập trường đấu tranh của đồng hương hải ngoại nói riêng và đồng bào Việt Nam nói chung. Chúng đã thể hiện rõ rệt cái não trạng đớn hèn bằng cách đưa ra những khó khăn, mất mát khi dấn thân... Như vậy, chúng ta có nên đặt nặng vấn đề với những kẻ này hay không"... Theo thiển ý của tôi, chúng ta không cần để ý, suy tư về những loại đớn hèn "Ăn cơm quốc gia, thờ ma CS" này làm chi cho mệt, Hãy coi chúng như những con vi khuẩn dịch cúm nguy hiểm đang xẩy ra, cứ thấy là phải diệt tận gốc rễ để khỏi di họa về sau. Trên thực tế, chúng ta không có một sức mạnh quân sư hùng hậu để tiêu diệt CS như liên quân Anh, Mỹ, Úc đang đánh Iraq. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có sức mạnh chính nghĩa và niềm tin. Chính nghĩa và niềm tin ấy được thể hiện qua sực việc lá cờ VNCH đã được nhân dân và chính quyền Mỹ công nhận làm biểu tượng cho người tỵ nạn tại tiểu bang Virginia, thị xã Westminter và thị xã Garden Grove và đang tiếp tục bay cao ở nhiều nơi trong một tương lai không xa. Như vậy chắc chắn chúng ta sẽ chiến thắng nếu thực sự chúng ta biết giữ vững lập trường và đoàn kết.

*

Chúng tôi phaœn đối cuộc chiến tranh Irag

Đặng Thanh Chiến Yagoona NSW

Chúng ta, con cái và thân nhân cuœa chúng ta không sống ơœ Irag, không nghe tiếng bay rùng rợn cuœa hoœa tiễn, không nghe tiếng nổ kinh hồn, rúng động đất, nhà cưœa, không sợ bị nứt vách đổ tường, không sợ phaœi chạy loạn, không sợ bị đổ máu hay mất đi một phần thân thể, không sợ bị chết bất cứ giờ nào vì bom đạn... Cho nên chúng ta uœng hộ cuộc chiến tại Irag một cách vô tư, dễ dàng. Tôi là tài xế Taxi và cũng là nhân viên cuœa Department of Transport và Taxi council, có tiếp xúc với nhiều chú, anh em tài xế taxi hàng ngày. Tôi hoœi ý kiến những anh em đến từ các nước có dân theo Hồi giáo cao và các quốc gia nói tiếng AŒ Rập, trong đó có một số người Irag, về cuộc chiến hiện nay.
Ngoài một người Kurd uœng hộ cuộc chiến ra, tất caœ những anh em khác đều không thích Saddam Hussein nhưng phaœn đối cuộc chiến, cho Mỹ đánh Irag là vì dầu hoœa, vì muốn kiểm soát nguồn dầu hoœa tại Trung Đông... Riêng mấy người Irag nói: “Chúng tôi không muốn quân đội Mỹ, Anh, Úc dầy phá đất nước cuœa chúng tôi, không muốn có caœnh người dân chúng tôi bị thương, bị chết... Nếu Mỹ thực sự muốn giúp người dân Irag cuœa chúng tôi có được tự do, an bình thì phaœi dùng mọi giaœi pháp ôn hòa, chẳng hạn như mua chuộc các tướng lãnh để đaœo chánh Saddam Hussein hoặc thuyết phục Saddam Hussein bằng những từ tốt đẹp, bao dung để thành lập thể chế quân chuœ lập hiến (constitutional monarchy) từa tựa như ơœ Nhật hay Anh quốc, baœo đaœm giúp ông ta trong việc đó, ông ta là vua, vẫn hươœng đời sống sung sướng, giàu sang, dân có tự do, sống trong hòa bình, đất nước phát triển hơn. Một khi có thể chế quân chuœ lập hiến rồi thì mọi vấn đề cũng sẽ được giaœi quyết dễ dàng hơn...”.
Chúng tôi đau xót, không những đau xót cho thường dân, treœ em ngây thơ, mà còn đau xót cho binh lính cuœa caœ hai bên vì phaœi nghe lệnh cấp trên mà mang mạng sống ra để thí cho một cuộc chiến bất chính, vô nhân đạo này, cuộc chiến mà có thể có tới 90% dân chúng trên hành tinh này chống đối.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.