Hôm nay,  

Ai Hành Ai?

12/18/199900:00:00(View: 7852)
Nhìn cảnh các ông kinh doanh và đầu tư ngoại quốc vò đầu bứt tai, dậm chân bực tức trước sự ù lỳ của mấy ông Cộng sản Hà Nội không chịu uống thuốc đổi mới để hội nhập kinh tế, tôi thấy tức cười vô cùng và muốn hỏi thăm các ông ngọai quốc một câu an ủi: Sao mà khổ quá vậy"
Các ông nói Việt Nam nay đã đến ngã ba đường, thời gian không còn bao nhiêu nữa, nếu không xúc tiến đổi mới kinh tế, sẽ tụt hậu trong khi các nước Á châu khác đang tiến mạnh trên đường phục hồi kinh tế. Và nếu tụt hậu kinh tế, Việt Nam sẽ mất đi khả năng làm giảm nạn nghèo khổ. Các ông ngoại quốc còn vẽ ra một bức tranh ảm đạm về kinh tế Việt Nam để thôi thúc các ông lãnh đạo Hà Nội gấp rút đổi mới. Họ sợ chú bé Việt Nam không chịu uống thuốc bổ sẽ xuống cân. Chú bé đâu có phải con ruột của các ông mà quýnh quáng như vậy" Nếu nó không chịu uống thuốc thì mặc nó chớ có sao" Tình thương quốc tế thật là tài. Nhưng mấy ông quốc tế đã hiểu nhầm một cách tai hại.
Ông đại diện Ngân hàng Thế giới sống ở Việt Nam từ nhiều năm nay đã chân thành thở than cảm thấy như sống trong một cảnh “nghịch lý”. Thế nào là nghịch lý" Từ gần một chục năm nay, các ông cấp viện đã thấy Việt Nam nhờ đổi mới kinh tế nên đã có sự tăng trưởng chưa từng thấy. Vậy thuận lý là cứ con đường đó mà tiến chớ còn thắc mắc gì nữa. Tại sao đến bây giờ vẫn còn câu hỏi có nên tiến nữa hay dừng lại để thụt lùi" Hỏi như vậy quả là “nghịch lý”. Các ông ngoai quốc đã lầm. Những cái đầu của chế độ đâu có nghĩ như các ông, họ không nghịch lý của họ mà còn thuận lý là khác, bởi vì cái lý của họ là làm mọi cách để giữ vững chỗ ngồi chớ không phải để phát triển kinh tế cho dân bớt nghèo khổ. Phát triển kinh tế làm xói mòn quyền lực của đảng, bởi vậy họ đặt câu hỏi lớn về con đường đó, đơn giản chỉ có vậy.
Sự hiểu lầm của các ông Mỹ kinh doanh và đầu tư ở Việt Nam còn tai hại hơn. Các ông đang khổ sở vì thấy Hà Nội vẫn im lìm không nhắc đến việc giảm thuế nhập cảng 50% cho các ông vào năm 2000 như đã cho các ông được hưởng ngon lành trong năm 1999. Năm hết tết đến, mấy ông chủ nhà Hà Nội chơi trò “ngâm tôm” khiến mấy ông Mỹ làm ăn buôn bán muốn phát khùng lên, thật cũng không có gì lạ. Các ông bực mình nói: Sự nín lặng của Hà Nội chứng tỏ họ không hiểu gì hết về cách làm ăn của các xí nghiệp tư doanh như thế nào. Tôi xin lỗi, chính các ông Mỹ đã không hiểu. Các ông đã không hiểu gì hết về cách làm ăn của các xí nghiệp quốc doanh mà mấy ông lãnh dạo đảng và nhà nước Hà Nội đã đầu tư cả người và của vào đó.

Các ông Mỹ không biết đánh bài tổ tôm của Việt Nam nên không biết trò “ngâm tôm” cũng là điều dễ hiểu. Nó chỉ cần khoanh tay úp bài ngồi chờ “tôm nẩy” để hạ ù và quơ tiền cả làng. Không cần biết bài nó có chờ tôm thật không, nhưng hiện tượng rung đùi “ngâm bài chờ tôm” này cũng đủ làm canh bạc rùng mình sởn gáy. Các ông Mỹ đã lâm vào cảnh này và ở đây mới thật có một sự “nghịch lý”. Tưởng rằng dọa được người, hóa ra lại bị người dọa. Các ông tư bản Mỹ cậy có tiền đã hành hạ anh cộng sản Việt Nam hơi nhiều giữa lúc anh này thèm khát đô la, ép phải chấp thuận trên nguyên tắc Hiệp ước Mậu dịch. Các ông kinh doanh Mỹ còn hù thêm nếu không giảm thuế 50% cho hàng các ông nhập vào Việt Nam, Quốc hội Mỹ sẽ không chấp thuận bản Hiệp ước Mậu dịch. Không biết vì ngây thơ hay vì quá ham ăn, các ông kinh doanh Mỹ mới dọa như dọa bà chằng cho con nít sợ. Đến Hiệp ước nó cũng chưa thèm ký, nói gì đến nó sợ Quốc hội của các ông không chấp thuận.
Chẳng những nó không sợ mà nó còn “ngâm tôm” quyền lợi của các ông làm các ông bấn xúc xích. Để đòi cho bằng được những quyền lợi riêng cho phe đảng, chế độ Hà Nội còn thấy cần phải làm cho cho mấy ông Mỹ khổ sở nhiều hơn nữa. Như vậy ai hành ai đây" Câu hỏi chưa được trả lời vì thời gian còn dài. Chỉ có một thực tế căn bản là bản Hiệp ước Mậu dịch nay đã trở thành “nạn nhân” của sự bất nhất và rạn nứt trong hàng ngũ ban lãnh đạo Cộng sản. Nếu đúng như vậy, ngược lại sự đoàn kết trong đảng Cộng sản cũng là “nạn nhân” của bản Hiệp ước Mậu dịch đang được chờ ký. Các ông kinh doanh Mỹ hô hoán thúc giục, nói kinh tế Việt Nam hết hấp dẫn vì kinh phí làm ăn quá nặng, luật lệ bất minh, giấy tờ rờm rà, tệ tham nhũng của quyền và gian lận lan tràn. Đã biết như vậy, sao các ông không rút dù bỏ đi kiếm thị trường khác, còn ở lại làm cái gì" Chẳng lẽ các ông còn tiếc rẻ con gà quạ tha. Với thời gian xác con gà chết chỉ có bốc mùi.
Một thực tế khác là trên sân chơi kinh tế bất cứ anh nào cũng có ngón đòn hành hạ. Anh giầu hành hạ có phương pháp, có hệ thống, có sách vở đường dài. Còn anh nghèo vốn liếng cạn láng chỉ biết chơi trò tháu cáy, bịp bợm đoản kỳ để kiếm chút cháo. Trong cuộc hội nghị thường niên ở Hà Nội năm nay các nguồn cấp viện lại hứa hẹn sẽ giúp 2.8 tỷ đô la để cứu nạn nghèo khổ ở Việt Nam. Nhưng hứa là một chuyện, còn tiền có đến tay không lại là chuyện khác. Bằng cớ là trong 7 năm qua, các nguồn cấp viện cam kết giúp đến 13 tỷ đô la, mà rút cuộc Hà Nội khổ sở chỉ lấy ra được có một nửa. Tại sao vậy" Tại sao tiền sẵn có ở trong két mà Hà Nội không mở ra lấy hết được" Đó là vì cái chìa khóa mở két có điện cao thế giật, nó đòi phải theo những điều kiện của nó. Năm 1999, đói đô la, vậy mà chỉ dám mở ra lấy được 600 triệu. Năm nay túng quẫn hơn nữa, bạc lại chất đầy, nhưng điện cũng mạnh hơn, các ông lãnh đạo Hà Nội vẫn hà tiện chỗ ngồi để mặc dân đói khổ. Còn nỗi hành hạ nào hơn là giữa lúc thèm tiền, nhìn thấy nó trong két mang tên mình mà không dám thò tay lấy. Thật thê thảm.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.