Hôm nay,  

Kỷ Niệm Khó Quên Với Họa Sĩ ‘babui’ Nguyễn Tấn Phú

02/07/200300:00:00(Xem: 6303)
PHOTO: Họa sĩ Babui Nguyễn Tấn Phú

Tôi quen với Nguyễn Tấn Phú từ năm 1988 khi anh mới ngơ ngác đặt chân lên trại tỵ nạn Palawan, Phi Luật Tân. Trong số một vài kẻ tới trước đã biết anh nên khi còn ở khu cấm thì chúng tôi đã sắp cho anh một chổ trú ngụ trong chùa Vạn Đức với một nhóm anh chị em văn nghệ sĩ khác.
Lúc đó nhóm chúng tôi có 7 người ở chung trong một căn phòng nhỏ sau đoàn quán Gia Đình Phật Tử Hướng Dương, dù người nào cũng được cấp cho 1 nơi ngoài các khu vực dân chúng nhưng chúng tôi thường là ăn dầm ở dề trong căn nhà nhỏ này, và được quý thầy Tâm Hòa (hiện ở Canada), Nguyên Siêu (Đang trụ trì chùa Pháp Vương, San Diego) bảo bọc. Nói là bảo bọc cho "hách" chứ lúc đó quý Thầy cũng không hơn gì chúng tôi mấy, tuy nhiên khi Quý Thầy được "viện trợ" thì chúng tôi cũng được chia xẻ vài bao thuốc lá, ít thùng mì gói và mấy hủ chao. Đó là thời gian hạnh phúc hiếm hoi khi mới tới Palawan được vài tháng.
Trong số 7 tên "ăn mày" cửa Phật thì tôi là người "lý sự đệ nhất" còn lại 6 mạng kia đều là những họa sĩ, điêu khắc, kiến trúc dĩ nhiên là hiền lành, chuyện gì cũng "dĩ hòa vi quí" nhất là Nguyễn Tấn Phú. Nên khi đề cử người đại diện nhóm thì tôi "Bị" số phiếu nhiều nhất.
Không biết tôi có nên nói tới những anh em kia lúc này hay không" Bởi vì dù sao chúng tôi có quá nhiều kỷ niệm khi cùng sống và làm việc chung gần 12 tháng trước khi định cư nên chỉ mấy dòng e thiếu sót nhiều chuyện, nên cứ chần chờ mãi. Đến hôm nay, bổng nhiên nghe Nguyễn Tấn Phú sẽ tổ chức một cuộc triển lãm tranh tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, cũng vì vậy mà chàng ta mới bỏ nhiều thì giờ về Quận Cam để lo toan mọi bề. Chúng tôi lại có dịp la cà ở quán cà phê bàn chuyện "đại sự".
Gặp lại và nghe Nguyễn Tấn Phú chịu ra quân, quả thật là điều làm tôi vui sướng nhất, niềm vui kéo dài mấy ngày, đến độ hứa sẽ có lời giới thiệu mà không làm sao viết được chử nào vì không biết bắt đầu từ đâu.
Suy đi nghĩ lại có lẽ nên bắt đầu bằng chữ ký trên các bức biếm họa của Nguyễn Tấn Phú là đúng nhất.
Nhiều người ngạc nhiên không hiểu sao anh chàng họa sĩ này lại có cái tên dài thòng và không biết ý nghĩa ra sao"
Thật ra tên Babui 75 Mamburao cũng không mấy khó hiểu. 75 Mamburao là tên số hồ sơ khi tàu tỵ nạn của Nguyễn Tấn Phú cặp vào một làng nhỏ có tên Mamburao và chiếc của anh là chiếc thứ 75 dạt vào nơi chốn này. Còn chữ Babui đi trước thì hơi rắc rối tý chút. Nếu ai đã từng ở trại Palawan thì thường nghe chử này vào mỗi buổi sáng và tối của người dân hiền lành Phi Luật Tân vào trại để xin thức ăn dư thừa của người tỵ nạn. Họ di dọc theo hành lang những dãy nhà lá và hô: Babui…babui…babui… Chúng tôi nghe được thì mở cửa cho họ những thức ăn mà Cao Ủy Tỵ Nạm cung cấp vì lý do nào đó mà ăn không hết, còn sót lại (phần lớn là vào các ngày đâù tháng khi những người tỵ nạn được thân nhân từ nước ngoài "viện trợ" tý tiền còm). Hoạt giả là những đầu cá, thịt rẻo loại ra khi nấu nướng.
Chữ Babui với người dân Phi hiền lành mang nhiều nghĩa. Nghĩa đen là "con heo" hay là "cơm heo", nghĩa bóng là đồ phế thải và những người lính gát trại thì nói là "thứ bỏ đi", "thứ vô dụng" dân gian hồ dùng ám chỉ những kẻ không ra gì, không xứng đáng là mặt anh hùng… Cho nên khi bị mắng : "Đồ Babui" là một sỉ nhục vì có nghĩa là "thứ mày không làm ăn nên cơm nên cháo gì!" Vậy tại sao Nguyễn Tấn Phú lại nhận cho mình một cái tên không lấy gì làm cao sang này"
Đó là Nguyễn Tấn Phú đã có một nhận xét rất nhân bản. Dù cho chỉ là hạng người đi xin đồ thừøa, nhưng họ không bao giờ lấy những gì mà gia chủ không cho, không bao giờ những "Babui" lại phạm vào tội ăn cắp vặt, dù rằng cửa ngỏ trại tỵ nạn nhiều khi chỉ là một tấm cạt-tông che hờ hững. Phải chăng Nguyễn Tấn PHú cảm được cái tư cách của những con người nghèo khổ này mà anh đã dùng làm bút hiệu và cũng muốn nhắc cho chúng tôi biết rằng, sống như một "Babui" chính hiệu thì không có gì phải hổ thẹn.
Những ai có thời gian làm "mồ côi" trên đảo, chỉ trông vào 2 bữa cơm của Cao Ủy, mới thấm thía nỗi buồn khi nằm dài người với ly nước lạnh buổi sáng để chờ bửa cơm trưa, hay nghe bụng sôi sôi về đêm vì buổi ăn chiều đã tới quá sớm. Bên ngoài lại nghe tiếng kêu Babui..babui…babui…kéo dài, buồn thảm, mới thấm thía chừng nào"
Lúc đó những người anh em chúng tôi nằm kể cho nhau nghe thời vàng son trước 75, như họa sĩ Nguyễn Bá Bay chuyên môn xé giấy để dán thành tranh cho các nhà xuất bản hay tác giả in bìa, sống như ông vua, như Lê Chính, đang học kiến trúc đi vẽ thuê cho mấy nhà thầu tiền xài hoài không cạn, hay " Bảo Bắc Kỳ" vẽ chân dung và đánh đờn ghi ta, thuộc loại con nhà giàu, đi chơi với em "bắn tiền" như súng đại liên..v..v..
Cả bọn giờ đây chỉ còn có mỗi một việc là chờ bữa cơm trưa hay chiều mò mò về nhà ăn vội vài ba miếng rồi "lủi"vô chùa vì không muốn những người cùng hộ hỏi thăm tiền "gia vị". Lúc đó chúng tôi nghĩ là cuộc đời sang đây coi như bỏ đi rồi, vì đi học ở trường ESL mấy Thầy cô giáo thiện nguyện người Phi có, người Mỹ co.ù Khi hỏi chúng tôi về nghề nghiệp, các ông thầy, bà cô nghe nói văn nghệ sĩ thì đều lắc đầu . Đồng loạt khuyến khích chúng tôi học một cái nghề gì đó, đại loại như nhà hàng, làm bánh, nhận dạng mấy con chip địện tử chẳng hạn. Cuộc sống chúng tôi có khá hơn một chút khi Thầy Tâm Hòa, Thầy Nguyên Siêu, Thầy Tâm Tưởng, Tâm Tường đến đảo, quý vị này được các Thầy bên Mỹ, bên Úc, Bên Canada nghe tin vội vàng gởi cho vài chục, chúng tôi mới có được gói mì và ly café buổi sáng. Dĩ nhiên không phải 1 tháng 30 ngày nhưng cũng được 10 bữa. Vậy là nhất trên đời. Những buổi ăn dạo sau này chúng tôi làm biếng về lại nha,ø chỉ vô ăn ké với quý thầy vì thường bữa ăn nào ở chùa cũng có một hủ chao đi kèm mà không Thầy nào bắt chúng tôi đóng tiền mua gia vị.


Cuộc sống như thế thử hỏi có gì chán hơn. Khi Thầy Nguyên Siêu nhận được một số tiền khá nhiều lúc đó (khoảng 200 Mỹ Kim) liền gọi chúng tôi tới và cho một ít tiền để mua giấy, màu và… theo thầy là để chuẩn bị một cuộc triển lãm "cho dân Phi lé mắt" chơi.

Đó là lần đầu tiên bọn chúng tôi chính thức được cầm một số tiền tự do ra phố mua thức ăn và vật liệu dùng để vẽ.
Bức vẽ đầu tiên được Nguyễn Tấn Phú vẽ chỉ ký mỗi 1 chữ Babui sau đó vài ngày chúng tôi lại thấy thêm "75 Mamburao" và chàng ta giải thích là để nhớ ngày tới "Đất Phi Tự Do".
Không biết là do tiền thầy "bố thí" có cánh hay sao" mà sau đó thì bọn chúng tôi liên tiếp nhận được nhiều may mắn. Trước tiên là "Bảo Bắc Kỳ" và tôi nhận được giải thưởng vẽ tranh cổ động của Cao Ủy Tỵ Nạn (Bảo hạng nhất còn tôi hạng nhì) mỗi thằng được một số tiền khoảng mấy ngàn Peso (cộng lại tương đương khoảng 30-50 Mỹ Kim). Dĩ nhiên là tiền trao cháo múc, Ông Jentop vừa mới trao tiền xong thì 5 thằng còn lại đã có ngay một chương trình "ăn sài" tới nơi tới chốn. Không bao lâu sau thì Chính "kiến trúc" nhận được tin của vị hôn thê đã định cư ở Mỹ và tôi được các bạn đồng ngũ gởi cho chút đỉnh. Vậy là cuộc sống bắt đầu có chiều hướng đi lên. Thầy Tâm Hòa cũng được Hội Phật Giáo ở Manila tặng một số tiền để sửa lại chùa Vạn Đức. Tới đây khúc quanh của Nguyễn Tấn Phú bắt đầu qua ngã rẽû khác. Anh được Thầy Tâm Hòa giao cho nhiệm vụ tái tạo lại pho tượng Phật của chánh điện. Từ đó liên tiếp gần 1 tháng sau. Nguyễn Tấn Phú nhất định ăn chay trường kỳ cho đến khi hoàn tất công tác này. Những anh em khác cũng được Thầy Nguyên Siêu đưa ra để chuẩn bị tổ chức một "Ngày Văn Hóa Việt Nam" phối hợp với bên nhà thờ. Tôi được phân công cùng với nhạc sĩ Bảo Tố lo chương trình văn nghệ, Bảo được cử làm trưởng nhóm lo về triển lãm. Ngày Văn Hóa này có rất nhiều đài phát thanh, báo chí của Phi từ Manila xuống và quy tụ tới 30 ngàn người dân Phi tham dự, nhất là đêm văn nghệ trong sân vận động trường College.
Trở lại với Nguyễn Tấn Phú. Không biết có phải vì ảnh hưởng bởi những ngày "ăn chay nằm đất" để tạc tượng hay không" Mà Nguyễn Tấn Phú sinh ra mộ đạo. Nhưng với tôi thì đây cũng là điều dễ hiểu. Bản tính của Nguyễn Tấn Phú vốn hiền lành, ít nói, mỗi khi có cuộc họp bàn cãi công việc anh chỉ ngồi nghe, mắt nhìn về một nơi chốn nào đó. Nhưng khi anh mở miệng góp ý thì y như rằng có một chuyện phải sửa đổi hay một vấn đề đang sắp xảy ra.
Cuộc sống của Nguyễn Tấn Phú rõ ràng là hướng về bên trong nhiều hơn bình thường, đôi mắt của anh nhìn sự kiện qua một góc độ khác hẳn mọi người. Nguyễn Tấn Phú nhìn thấy bên sau con người và sự việc với cái vẽ tiên tri kỳ diệu. Nhưng điểm đặc biệt là những bức biếm họa của anh không mang nhiều "chất nổ" mà chỉ là nụ cười chua cay nhưng hàm ý xây dựng. Tấm lòng của anh bao dung với cái sai quấy của đời người. Anh như một ông thầy giáo nghiêm khắc nhưng không ty tiện và ác độc, hình phạt của anh là nụ cười chê trách chứ không là ngọn roi quất vào mông đứa học trò ngổ nghịch.
Nguyễn Tấn Phú còn có một đặc điểm khác với những nhà vẽ biếm họa đồng thời. Anh hay dùng những ý tưởng mà anh đã vẽ trong tranh biếm họa để chuyển sang tranh sơn dầu. Anh cũng thường dùng những vần thơ, ca khúc để chuyển thành tranh ví dụ như mấy câu :
Ta đi không thấy phố thấy nhà,
Chỉ thấy "Đô La" trên màu cờ đo,û của Trần Dần.
Hay là bài thơ Xuân 68 của Hồ Chí Minh được anh vẽ lại bằng tranh như sau:
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua.
"Quà cáp lung tung" đến mọi nhà.
Cán bộ, Đảng Đoàn, đều tham nhũng.
Thì ra đâu phải một mình…Moi".
Cũng có khi anh dùng lời của một ca khúc để vẽ thành tranh như bài "Tình Đồng Chí"
Áo anh rách vai quần tôi có hai miếng vá..Miệng thì cười tay nắm lấy ….
Vân vân và vân vân…
Sau đó nhờ vào diện cựu quân nhân tôi được gọi đi định cư sớm nhất. Sang Mỹ công việc hành hạ tôi tả tơi, làm job nào cũng chỉ được ba bảy 21 ngày là đi chổ khác chơi vì xếp nói lấy búa thì tôi lấy kềm, biểu đi đông thì tôi sang tây. Tức quá bèn đi học lại.
Mãi đến mấy năm sau, nhờ gặp lại Thầy Nguyên Siêu mới biết Nguyễn Tấn Phú và Nguyễn Quốc Bảo đều định cư tại San Diego, cả hai đều đi học lại ngành Graphic design. Nhưng Bảo chuyên chú hơn nên ra trường sớm còn Phú thì vừa học vừa làm. Mùa có mùa không nên mãi đến 1996 mới xong.
Nhưng bù lại, ngay khi đến đất Mỹ. Nguyễn Tấn Phú đã tiếp tục vẽ biếm họa cho các tờ báo tại Canada và Hoa Kỳ, thường xuyên nhất là cho Thế Kỷ 21. Cũng với tên Babui 75 Mamburao. Những bức biếm họa của anh được nhiều người khen ngợi, nhiều thư từ gời về tòa soạn hỏi thăm.
Sau nhiều tháng ngày miệt mài làm ăn giờ đây "Babui" Nguyễn Tấn Phú đã rảnh rang. Bạn bè lại khuyến khích nên anh mới quyết định triễn lãm một số tranh sơn dầu và rất nhiều bức hý họa đã đăng rải rác trên nhiều tờ báo khác nhau vào 2 ngày thứ bảy, chủ nhật 12-13 tháng 7 sắp tới tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt.
Trong buổi triển lãm này Nguyễn Quốc Bảo cùng với nhóm bạn khác gồm có: Huỳnh Hữu Đoan, Đặng Huy Hoàng, Nguyễn Thanh Khương, Bảo Quốc và Lê Thanh Tùng sẽ hổ trợ bằng một buổi trình diễn Tây Ban Cầm độc đáo. Sau khi khai mạc phòng tranh lúc 12 giờ trưa thì 2 giờ chiều buổi trình tấu Tây Ban Cầm sẽ bắt đầu.
Điều ước mong nhất của tôi và chắc cũng của Nguyễn Tấn Phú và Nguyễn Quốc Bảo sẽ có một ngày. Bảy thằng "Babui" ngày xưa cùng nhau làm một cuộc triễn lãm chung thì vui biết mấy.
Để chúc mừng Nguyễn Tấn Phú xin nhắc lại bài thơ con cóc khi chúng ta bị phá:
Babui, thì cứ Babui.
Rác trong thì quét
Rác ngoài quên đi.
Nguyễn Ngân
(Viết tặng Phú-Bảo và các bạn trong nhóm nghệ sĩ chùa Vạn Đức Palawan).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.