Hôm nay,  

Hội Thảo Về Nhân Quyền Tại Việt Nam

28/07/200300:00:00(Xem: 4309)
BRISBANE: Hội Ân Xá Quốc Tế Tiểu Bang Queensland Úc Châu phối hợp cùng Liên Minh Việt Nam Tự Do/Qld đã tổ chức thành công buổi hội thảo với các đề tài vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và trường hợp của BS Phạm Hồng Sơn. Buổi hội thảo đã diễn ra tại Phòng Khánh Tiết Quốc Hội Tiểu Bang Queens- land lúc 6:00 chiều và chấm dứt vào lúc 8:30 tối 21/7/2003. Đã có hơn 70 người Úc lẫn Việt đã tới tham dự buổi hội thảo này.
Thành phần diễn giả bao gồm Bác Sĩ Rohan Vora thuộc Hội Ân Xá Quốc Tế, Giám Mục John Hepworth, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền Úc Việt tại Adelaide, ông Bernie Ripoll, Dân Biểu liên bang vùng Oxley và ông Cameron Thompson Dân Biểu liên bang vùng Blair. Chương trình buổi hội thảo được điều khiển bởi ông Roy Groom, Phó Chủ Tịch Hội Ân Xá Quốc Tế tiểu bang Qld.
Buổi hội thảo được chia ra làm hai phần: phần đầu xoay quanh vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và trường hợp của BS Phạm Hồng Sơn.
Trong bài diễn văn, BS Rohan Vora đã trình bầy sơ lược các hoạt động của Hội Ân Xá Quốc Tế và chiến dịch Á Châu Thái Bình Dương mà Hội đã dùng hình ảnh của LS Lê Chí Quang để phát động chiến dịch này vào tháng 7 vừa qua. Ông cũng đã giới thiệu cùng cử tọa bản báo cáo của Hội Ân Xá Quốc Tế cho năm 2003. Theo ông thì bản báo cáo này đã được nghiên cứu thật kỹ lưỡng dựa vào nhiều dữ kiện mà Hội đã thu thập được. Ông có trích dẫn một đoạn nói về tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam. Và cũng dựa vào các nghiên cứu thu thập được, Hội Ân Xá Quốc Tế đã chính thức chọn BS Phạm Hồng Sơn là Tù Nhân Lương Tâm. Ông cũng cho biết là Hội Ân Xá Quốc Tế đã nhiều lần liên lạc với Hà Nội để tìm hiểu thêm về tình trạng của BS Phạm Hồng Sơn nhưng đều bị làm ngơ hoặc bị từ chối.
Trong phần thuyết trình kế tiếp, Giám Mục John Hepworth cho biết quyền tự do ngôn luận và tự do tôn giáo tại Việt Nam càng ngày càng bị vi phạm tệ hại, đặc biệt là sau năm 2002. Theo ngài thì con người phải được có quyền tự do suy nghĩ, tự do trình bày các suy tư của mình. Con người cũng phải có quyền tự do tôn giáo theo đúng nghĩa của nó. Ngài cũng cho biết là ngài đã quan tâm tới tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trong nhiều năm qua và vì thế ngài đã đi nhiều nơi, đệ trình về vấn đề Việt Nam tại các quốc hội tại Mỹ, Âu Châu và tại Úc Châu. Tuy nhiên cho tới nay thì ngài chỉ mới thành công tại Âu Châu. Trong phần kết luận ngài hy vọng là trong tương lai chính phủ Úc sẽ quan tâm nhiều hơn và đưa ra một chính sách thích hợp để áp lực Hà Nội phải cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.
Phần hai của buổi hội thảo có tựa đề là "What can we do"" - "Chúng ta làm được gì"". Theo ông Bernie Ripoll thì chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh và tiếp tục tạo áp lực để buộc Hà Nội phải thay đổi. Ông nghĩ rằng các buổi hội thảo như tối hôm nay rất bổ ích, và nhân dịp này ông đã cám ơn Hội Ân Xá Quốc Tế và Liên Minh Việt Nam Tự Do đã đứng ra phối hợp tổ chức buổi hội thảo hôm nay. Ngoài ra ông cũng cho biết là ông rất thích Chương Trình Bảo Trợ Tiếng Nói Lương Tâm do Cộng Đồng Người Việt Liên Bang Úc Châu và Liên Minh Việt Nam Tự Do đề xướng. Ông cũng hãnh diện cho biết là ông đã chính thức bảo trợ chương trình này và ông đã vận động nhiều chính giới bên đảng Lao Động cùng tham gia. Trong phần kết luận ông cho biết là ông sẽ tiếp tục đề cập tới vấn đề nhân quyền mỗi khi có cơ hội tiếp xúc với Hà Nội. Ông hy vọng là qua các nỗ lực đó, vấn đề nhân quyền tại Việt Nam sẽ được cải thiện hơn.

Ông Cameron Thompson trình bày về hoàn cảnh của BS Phạm Hồng Sơn một cách chi tiết hơn. Theo ông, BS Phạm Hồng Sơn đáng lý ra phải được xem như là một công dân gương mẫu - ông là một chuyên gia trẻ có gia đình và hai con, một người thành công trong nghề nghiệp và rất quan tâm đến tình hình xã hội và đất nước. Đối với các xứ tự do như nước Úc, thì việc gán cho một công dân gương mẫu như BS Phạm Hồng Sơn tội gián điệp chỉ vì BS Phạm Hồng Sơn đã dịch và phân phối một bài viết có tựa đề "Tự Do Dân Chủ Là Gì" là một điều vô lý. Cũng giống như ông Bernie Ripoll, ông Cameron cũng rất thích Chương Trình Bảo Trợ Tiếng Nói Lương Tâm. Ông cho biết là ông đã tham gia chương trình này và đã nhận bảo trợ BS Phạm Hồng Sơn và ông Phạm Quế Dương. Vào đầu tháng Bảy vừa qua ông đã viết thơ gởi tới Trần Đức Lương - Chủ Tịch Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa VN để phản đối việc Hà Nội đã bắt giữ BS Phạm Hồng Sơn. (coi nguyên văn cột 5&6).
Phần thảo luận đã diễn ra sôi nỗi, nhiều cử tọa Úc cũng như Việt Nam đã thay phiên nhau đặt nhiều câu hỏi về các hướng hoạt động sắp tới, một mô thức tương tự như Dự Luật Nhân Quyền 1950 vừa được thông qua tại Hạ Viện Mỹ có thể thực hiện tại Úc hay không" Kể cả những đòi hỏi công bằng cho 53 thuyền nhân Việt Nam tại đảo Giáng Sinh.
Sau đó ông Trương Minh Đức, Đại Diện Liên Minh Việt Nam Tự Do tại Qld đã thay mặt cho ban tổ chức ngỏ lời cám ơn đến 4 diễn giả và toàn thể cử tọa đã đến tham dự buổi hội thảo. Ông xác quyết rằng cộng đồng người Việt tại hải ngoại sẽ tiếp tục là tiếng nói của những người cô thế, là niềm hy vọng của các tù nhân lương tâm và là tia sáng soi thủng màn đêm của ngục tù Cộng Sản Việt Nam. Ông đã kết thúc bằng câu văn bất hủ của Bắc Phong, "Chúng ta không phải là những anh hùng, anh thư. Chúng ta chỉ là nỗi xúc động của dòng lịch sử, một lịch sử cần phải được thay đổi."

Brisbane, 24-7-2003


Thư của Ông Cameron Thompson, Dân Biểu Liên Bang Vùng Blair/Úc Châu, gửi Trần Đức Lương, Chủ Tịch nước VN

Ngày 10 tháng 7 năm 2003
Kính gởi ngài,

Tôi viết lá thư này để lên án những hành động gần đây [của qúy quốc CHXHCNVN], đặc biệt là bản án gay gắt 13 năm tù và 3 năm quản chế đối với Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn với tội danh gián điệp.
Ông Sơn bị bắt vào ngày 27 tháng 3 năm 2002, bị kết tội là dám chuyển ngữ và phân phối bằng điện thư những tài liệu mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cho là "chống nhà nước, chống chế độ" để các thế lực bên ngoài có thể bắt đầu "chiến dịch xuyên tạc nhà nước".
Ông Sơn là một Bác Sĩ Y Khoa và là cha của một gia đình với hai đứa con nhỏ. Khi ông phiên dịch bài "Dân Chủ Là Gì" từ trang nhà của chính phủ Hoa Kỳ, tôi tin rằng ông không có chủ trương đe dọa hay làm hại đến nhà nước Việt Nam hoặc uy tín của chế độ. Tuy nhiên, sự phản ứng thái quá của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, kết tội BS Phạm Hồng Sơn với tội danh "gián điệp" mới thật sự gây hại đến uy tín của chính ông Chủ Tịch nhà nước và cả chính quyền của ông trước cộng đồng thế giới.
Ông Sơn không có tội danh gì cả để nhận những đối xử như thế. Chính quyền Việt Nam đã tước đoạt quyền tự do ngôn luận và bác bỏ những điều kiện căn bản trong quá trình xử án bằng cách dời lại phiên tòa hơn một năm và kết án ông Sơn trong một phiên tòa kín. Nếu uy tín của nhà nước cộng sản Việt Nam đã bị bêu xấu, tôi tin rằng đây là kết quả của sự ngược đãi với tính cách trừng phạt do chính quyền hành xử đối với một công dân Việt Nam như ông Sơn và gia đình của ông.
Theo tôi được biết điều khoản 69 của hiến pháp nhà nước Việt Nam có "thừa nhận quyền tự do ngôn luận và tư tưởng" và VN là quốc gia thành viên ký kết Hiệp Ước Quốc Tế về Quyền Công Dân và Chính Trị, đảm bảo cho người công dân quyền được bảo vệ từ những sự bắt bớ vu khống, giam giữ và quyền tự do ngôn luận.
Bản án kết tội Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn chứng tỏ rằng chính quyền nhà nước Việt Nam đang có chiều hướng đi ngược lại những quyền lợi căn bản tối thiểu nhất của con người.
Kính thư

Cameron Thompson
Dân Biểu Liên Bang Vùng Blair / Úc Châu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.