Hôm nay,  

Đọc Sách Chuyện Kể ‘hành Trình Biển Đông’

7/19/200300:00:00(View: 6495)
PHOTO: Bìa sách Hành Trình Biển Đông.


[Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông, Tuyển tập I, nhiều tác giả. 483 trang. 2003]
Mỗi người Việt rời bỏ quê hương kể từ năm 1975 đều có một câu chuyện riêng về hành trình tìm tự do của mình. Từ đợt di tản trong cơn sốt chiến tranh vào tháng Tư năm 1975, rồi những chuyến vượt biển, vượt biên giới qua các nước Đông Dương trong hơn một thập niên theo sau, cho đến những người ra đi theo diện O.D.P., diện H.O., diện con lai, hay diện thuyền nhân hồi hương (R.O.V.R.) sau này, tất cả đều trải qua nhiều bất định, qua bao nỗi phập phồng lo sợ không biết giấc mơ được rời khỏi Việt Nam có sẽ suông sẻ hay không. Chỉ khi đã đến được nơi định cư mới, thường là Hoa Kỳ, Canada, Úc hay một quốc gia Châu Âu thì hành trình đó mới coi như kết thúc.
Người Việt đã bỏ nước ra đi bằng nhiều cách, nhưng con đường vượt biển - có đông người ra đi nhất - và cũng là con đường gặp nhiều gian nan, khổ cực nhất.
Qua nhiều chuyện kể trong Hành Trình Biển Đông, những người rời bỏ quê hương Việt Nam ra đi tìm tự do bằng đường biển, đường b, hay bằng cả hai cách, đều biết rõ trong quyết định ra đi của mình thì may mắn sống còn chỉ có một phần ba. Câu nói: "Một là con nuôi má, hai là má nuôi con, ba là con nuôi cá" được người vượt biển suy ngẫm trước khi ra đi và chỉ biết cầu xin cho số mệnh được bình yên.
Rất nhiều trong số 46 chuyện được kể lại đều là hoàn cảnh khốn khó của những tàu vượt biển gặp nạn: bị hải tặc cướp bóc, hãm hiếp, giết người hay bị chết đói, chết khát. Trên đường vượt biển, nếu không may tàu lạc vào vùng hoành hành của hải tặc thì thuyền nhân không thoát khỏi cảnh bị cướp, bị hành hạ ít ra cũng vài lần, có tàu bị hải tặc đến mười bốn lần.
Câu chuyện của một con tàu ra đi từ vùng Cái Sắn, Rạch Giá vào tháng Ba năm 1977 là câu chuyện hãi hùng hơn cả. Tàu bị hải tặc cướp và hãm hiếp. Khi hải tặc tấn công lần thứ nhì, đám thanh niên trên tàu đã nhất quyết chống lại, bọn hải tặc gọi hai tàu đồng bọn tới và chúng đã giết 62 người, chỉ còn một người vì bị những xác chết khác đè lên mà thoát chết. Cảnh người thuyền nhân duy nhất sống sót giữa đống xác người đầy máu tựa như cảnh người phóng viên Cam Bốt Dith Pran lội bùn giữa những cánh đồng đầy xương và sọ người trên đường trốn thoát khỏi những tàn sát của Khở Me Đỏ trong phim Killing Field, hay cảnh người phi công Mỹ bị bắn rớt máy bay, trên đường trốn thoát đã đi lạc vào một vũng lầy ngổn ngang xác người ở Bosnia-Kosovo trong phim Behind the Enemy Line.
Không gặp hải tặc, nhưng chẳng may lạc đường, mất phương hướng giữa biển, cạn thức ăn, hết nước uống nên có người đã phải ăn thịt bạn đồng hành đã chết để sống qua ngày, có bà mẹ phải cắt vú mình lấy máu cho con bú kẻo không đứa bé sẽ chết khát, có người chị cắt thịt mình để lấy máu nuôi người thân. Trong nhiều chuyến vượt biển, nhiều người đã chết vì đói khát, người thoi thóp sống lo thủy táng người đã chết và chỉ còn biết cầu xin người chết phù hộ. Có khi những điều khấn xin cũng đã được đáp lại bằng những cơn mưa hoặc được cứu vớt.
Ra đi trên biển khơi bao la sóng dữ, đa phần chết nhưng cũng có câu chuyện một bé trai được sinh ra trong những giờ phút thập tử nhất sinh. Tháng Bảy năm 1979 có một tàu chở người vượt biển ra khơi, bị sóng gió, mưa bão dập vùi đánh vỡ tàu ra từng mảng. 350 người trên tàu chết gần hết, chỉ còn 14 người sống sót và đã có một hài nhi ra đời giữa lòng biển khơi trong khi người mẹ, tuổi chừng 30, đang bám víu lấy mạng sống trên một chiếc bè trôi nổi mà người đỡ đẻ lại là một nam học sinh ở tuổi 17. Câu chuyện vượt biên này tưởng như kết thúc ở bến bờ tự do, nhưng 14 người sống sót lại được tàu đánh cá của Việt Nam vớt, đưa trở về địa điểm khởi hành. Không biết số mạng của đứa bé trai sinh giữa lòng biển khơi giờ đây ra sao" Còn sống, năm nay em đã 24 tuổi rồi.


Rủi may trên biển đến nhiều khi chẳng ai ngờ. Tưởng chết thì lại được cứu. Tưởng tìm được sinh l thì lại đi vào cõi thiên thu. Như cái chết của anh Sáu Hoàng, một cựu sĩ quan hải quân. Sau nhiều ngày lênh đênh, mất phương hướng vì tàu hỏng máy, anh thấy một bình nhựa trôi trên biển nên nhảy xuống vớt với hy vọng tìm được nhãn hiệu để biết tàu đang trôi dạt nơi đâu, có gần bờ bến nào không. Dưới nước anh Hoàng nắm được bình, nhưng con tàu bỗng trôi nhanh nên anh bơi đuổi không kịp. Nhiều người trên tàu ném hết mọi thứ có thể nổi để anh bám vào, nhưng chẳng cứu anh được. Con tàu hỏng máy đã bỏ anh lại. Trong một chuyện kể khác, cũng là trường hợp tàu hư, lạc đường trên biển vào năm 1981. Sau nhiều ngày đói khát, tàu trôi dạt đến gần một đảo hoang, bốn thanh niên nhảy xuống bơi vào tìm xem có sự sống hay không. Khi họ bơi trở ra thì con tàu lại cứ trôi xa dần khỏi đảo, bỏ lại bốn thanh niên không biết sống chết ra sao.
May mắn thoát được hiểm nguy trên biển, có người đến được đất liền nhưng cũng không tìm được sự sống ở đất tự do. Đó là câu chuyện về chị Nguyệt một mình đến được trại, ở lâu vì không có diện định cư nên phải bán mình nuôi thân, nuôi gia đình còn ở Việt Nam. Chị mua hương bán phấn với lính Thái, mang thai, rồi tự tử chết.
Cuc sống trong trại tị nạn chỉ là tạm bợ nhưng cũng nhiều buồn vui trong khi chờ đợi được đi định cư ở một nước thứ ba. Có một người thiếu nữ được tàu Mỹ vớt, nuôi cho ăn uống, quần áo được giặt bằng máy trên tàu. Vì vậy cô bị lạc mất chiếc nịt ngực. Khi được chuyển vào trại, ra đường không có nịt ngực nên cô thường bị nhiều chàng thanh niên dòm ngó, chọc ghẹo khiến cô luôn e thẹn và cảm thấy sự thiếu vắng một vật đã thường mang trên người như là mất mát, thiếu thốn một cái gì thân thương lắm.
Khi làn sóng người vượt biển lên cao, chính phủ các nước Đông Nam Á có lệnh không cho ngư dân của họ cứu vớt thuyền nhân. Nhiều tàu bè quốc tế cũng đã làm ngơ trước lời cầu cứu của những chiếc thuyền đánh cá bé nhỏ gặp nạn giữa biển khơi. Bao nhiêu tín hiệu SOS gửi đi nhưng chẳng có một lời đáp lại. Nhưng không phải tất cả thuyền trưởng đều quay mặt đi vì đã có những tàu Phi Luật Tân, tàu Nhật, tàu Mỹ cứu vớt thuyền nhân để họ sống sót mà kể lại. Ngay cả khi hải tặc Thái Lan tạo kinh hoàng cũng còn có những ngư dân Thái cứu người vượt biển, đem họ vào bến bờ bình an. Có người thương binh một chân, là cựu đai úy trong quân đi Thái, đã nhỏ nước mắt khi nhìn thấy một em bé Việt Nam chỉ còn da bọc xương trên tay người mẹ đang đi tìm sữa cho con. Ông đã cho người mẹ 20 đồng baht để bà ra chợ mua sữa cho đứa bé.
Hai thập niên trước, thảm trạng của thuyền nhân đã được ghi lại trong tập tài liệu Hải Tặc Trong Vịnh Thái Lan do nhà văn Nhật Tiến và ký giả Dương Phục kể.
Hai mươi năm sau, những câu chuyện đi tìm tự do được ghi lại trong Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông (tuyển tập I) do bởi nhiều nhân chứng. Đây không phải là một tác phẩm văn chương mà là một chứng liệu lịch sử. Nhiều trong số 46 bài viết là thể loại tự chuyện, ghi lại những sự việc đã thực sự xảy ra dưới mắt người viết, những tác giả không phải là người cầm bút chuyên nghiệp hay có tài năng văn chương. Họ kể lại bằng lối văn mc mạc, chân thành. Hầu hết những chuyện kể trong Hành Trình Biển Đông do chính người trong cuc ghi lại, chỉ một vài bài do người khác viết theo lời kể của những nhân chứng.
Đọc Hành Trình Biển Đông để biết được những kinh hoàng, dã man nhiều khi không thể tin được là đã xảy đến cho những thuyền nhân Việt Nam. Nhưng đó là những câu chuyện có thực, rất thực.
Trong thế kỷ vừa qua thế giới đã chứng kiến nhiều vụ giết người tập thể: lò hơi ngạt giết người Do Thái trong các trại tập trung; Khờ Me Đỏ tàn sát người Cam Bốt; dân b lạc ở Rwanda, Châu Phi giết nhau; diệt chủng ở Bosnia-Kosovo. Ở những nơi này ngày nay còn nhiều chứng tích để lại như một nhắc nhở cho nhân loại về những ti ác đã xảy ra. Nhưng hàng trăm ngàn thuyền nhân đã bỏ mình, thân xác họ chìm sâu trong lòng biển cả, không để lại dấu tích gì. Còn chăng là một số hình ảnh của Cao Ủy Tị Nạn hay do những tàu cứu vớt thuyền nhân ghi lại được.
Những chuyện kể trong Hành Trình Biển Đông chỉ là một phần nhỏ của thảm trạng thuyền nhân vì còn rất nhiều những con tàu khác đã chìm sâu trong lòng đại dương mang theo tất cả, không để lại dấu vết và cũng không còn ai sống sót mà kể lại.
Mỗi cái chết của thuyền nhân đều cần được ghi lại để làm nhân chứng cho thế hệ mai sau. Trong tương lai, người Việt sẽ dựng đài thuyền nhân để tưởng nhớ vong linh những người đã bỏ mình và để nhắc nhở con cháu về giá của tự do mà thế hệ cha ông đã phải trả.
LTS: Gs. Bùi Văn Phú làm việc với Cao Ủy Tị Nạn trong thập niên 1980.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
2 trận bão lớn đưa tuyết tới 2/3 miền tây nước Mỹ trong khi 55 triệu người dùng đường hàng không hay lái xe ít nhất 50 dặm để vui chơi hay đoàn tụ gia đình trong dịp lễ Thanksgiving.
Vụ nổ lúc 1 giờ sáng Thứ Tư đưa các ngọn lửa lên bầu trời đêm tại nhà máy hóa chất ở tiểu bang Texas cùng với tiếng nổ được nghe thấy ở xa 30 dặm.
Bệnh viện Our Lady of Lourdes xác nhận thận được ghép lầm 1 bệnh nhân trùng tên và cùng tuổi ngày 18-11. Cả 2 người đã nhận được thận hiến tặng và đang hồi phục.
Lần đầu tiên từ khi khai báo Florida là nơi thường trú sau nhiều năm là cư dân New York, TT Trump tiếp xúc cử tri cảm tình viên tại 1 cộng đồng gần Miami - tại đây, ông được thống đốc Ron DeSantis nghênh đón với biểu ngữ “Welcome Home to Florida”.
Đạo Phật ra đời cách đây trên hai mươi lăm thế kỷ, xuất xứ ban đầu chỉ nội trong xứ Ấn Độ nhưng dần dà lan truyền sang các quốc gia khác của Á châu như: Trung hoa, Nhật Bản, Việt Nam, Thailand, laos, Sri Lanka…
16 tử thi của ttrong số 39 người Việt di dân lậu đã chết tại Anh được đưa về quê nhà hôm 27 tháng 11, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm Thứ Tư. Bản tin VOA cho biết chi tiết như sau.
Hôm 25 tháng 11 tai Hà Nội Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Quốc Phòng Viêt Nam, vừa công bố nội dung của Sách Trắng Quốc Phòng Viêt Nam-2019, đă làm bùng nổ một số phản ứng.
Chương trình 60 Minutes đài số 9 vào chủ nhật 24/11/2019 phát hình phóng sự điều tra việc gián điệp Trung cộng ngỏ lời tài trợ 1 triệu Úc kim cho Nick Zhao một đảng viên đảng Tự Do để đưa ông ra tranh cử Quốc hội Liên bang Úc.
Những dòng chữ này vào sáng ngày 27 tháng 11 năm 2019. Hơn 11 năm đã trôi qua, và ông Lê Trí Tuệ vẫn tiếp tục “biệt tích.” Lời đồn mật vụ của chính quyền Việt Nam đã giết ông ta (e) đã trở thành sự thật.
Để kỷ niệm lần thứ 711 ngày viên tịch của Ngài Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, nguời đã đánh đuổi giặc Mông Nguyên, đem lại hoà bình thịnh trị cho triều đại nhà Trân, và đồng thời cũng là một vị thiền sư khái sáng dòng Thiền Truc Lâm Yên Tử của Việt nam.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.