Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Giá Trị Con Người Trong Xã Hội Văn Minh

10/04/200600:00:00(Xem: 6330)
LND: Sau khi thấy giới truyền thông liên tục nhắc đến những vụ sa thải công nhân từ khi đạo luật WorkChoice có hiệu lực, đặc biệt là vụ 29 công nhân lò thịt ở Cowra bị đuổi việc tập thể rồi sau đó có 20 người sẽ được thuê mướn trở lại với điều kiện làm việc khắc nghiệt hơn trước với mức lương thấp hơn xưa đến gần $200 một tuần thì tổng trưởng quan hệ lao tư Kevin Andrews đã phải vội vàng lên tiếng kêu gọi giới chủ nhân “nên thực sự xem kỹ lại những bổn phận của họ” (employers should actually look carefully at their obligations). Ông cũng phải thừa nhận rằng có một số không ít chủ nhân đã lạm dụng đạo luật mới để làm những việc “trái ngược với những điều khoản của chính đạo luật này” (contrary to the provisions of the law itself). Nhưng, thực sự có phải giới chủ nhân đã lạm dụng đạo luật quan hệ lao tư mới hay họ thi hành đúng đắn những quyền hành mới mà đạo luật này trao cho họ" Xin mời quý độc giả theo dõi bản phỏng dịch bài viết tựa đề “What Price A Worker Who’ll Fire Up For Any Shift Like A Lump Of Coal” - Giá Trị Của Một Người Công Nhân Sẵn Sàng Năng Nổ Cho Bất Kỳ “Ca” Nào, Như Một Hòn Than Đá - của bỉnh bút Richard Glover được đăng tải trên nhật báo Sydney Morning Herald ngày 1/4/06.

* *

Như chúng ta đã có kinh nghiệm từ thuở bé, bất cứ một ai khi vừa được tặng một món đồ chơi mới lạ đều háo hức nôn nóng mang nó ra thử, giới chủ nhân ở Úc trong suốt tuần qua cũng háo hức thử xem đạo luật này sẽ cho họ những quyền hạn như thế nào. Họ đã khám phá rằng quả thật họ có quyền thi hành nhiều điều mà người ta khó tin là có thể được áp dụng trong một xã hội dân chủ tiên tiến như Úc trong thế kỷ 21. Một số chủ nhân chuyển những người làm công được trả lương theo quy chế thành những “người làm khoán” (contractors). Công việc của những “người làm khoán” này vẫn như xưa, họ vẫn phải trực tiếp bị công ty điều khiển, chi phối, chỉ định công việc làm, giờ giấc làm việc.v.v. Những điều duy nhất được “khoán” đi là quyền lợi của họ - chẳng hạn như giờ phụ trội, tiền nghỉ thường niên, tiền làm việc lâu năm (long service leave)v.v. - cùng với những điều kiện làm việc thuở xưa.
Điển hình cho những thiệt thòi mà một “người làm khoán” phải hứng chịu là vụ anh Craig Pareezer. (LND: Anh Pareezer là tài xế chuyên chở cho hãng nước ngọt Coca Cola, người có vụ kiện tụng kéo dài trong suốt hơn 9 năm qua và mới vừa ngã ngũ cách đây vài tuần. Cách đây hơn 9 năm, anh “làm khoán” cho Coca Cola, chuyên chất chai và lon vào những máy bán tự động của hãng đặt ở nhiều vùng khác nhau. Anh chỉ làm cho Coca Cola mà không làm cho bất kỳ một công ty nào khác. Anh mặc đồng phục của công ty, có điện thoại do công ty cung cấp, nhận sự điều động nơi chất chai từ công ty. Anh kể như là nhân viên toàn thời của công ty, chỉ có trên giấy tờ thì anh mới là “người làm khoán” mà thôi. Anh được điều động đến một vùng mà trước đó anh đã từng bị bọn du đãng hành hung, đe dọa. Anh bày tỏ mối quan ngại thì được thượng cấp cho biết nếu không nhận vùng này, anh sẽ không được nhận việc nữa. Sau đó, ngay vùng ấy, anh bị bọn cướp bắn đứt nửa lưỡi, thủng phổi, gẫy tay. Anh khởi đơn kiện công ty để đòi bồi thường theo luật lao động vì công ty đã không chu toàn bổn phận bảo đảm an toàn nơi làm việc. Sau nhiều năm tranh cãi, anh thắng kiện, được tòa buộc công ty bảo hiểm của hãng Coke phải bồi thường nhiều triệu Úc Kim. Công ty bảo hiểm vừa trả cho anh được hơn nửa triệu thì Coca Cola kháng án. Sau nhiều lần tranh cãi, tòa kháng án quyết định xếp xó quyết định của tòa dưới và buộc anh phải hoàn trả số tiền đã nhận!)
Dưới áp lực của công luận, kể cả một lời thỉnh cầu hết sức cảm động của thủ hiến Morris Iemma, cũng như phản ứng bất lợi từ giới truyền thông thì cuối cùng, Coca Cola đã thương lượng dàn xếp để anh không phải hoàn trả số tiền đã nhận. Đến bây giờ anh vẫn phải tiếp tục điều trị những thương tật từ sau vụ tấn công, và vẫn còn thất nghiệp.
Đấy, quyền lợi của những người công nhân “làm khoán” được bảo vệ như thế đấy. Tuy đa số công nhân viên ở các hãng xưởng, văn phòng tuy chưa bị “khoán” mất quyền lợi hoặc điều kiện làm việc, thế nhưng, gần như hầu hết đã được giới chủ nhân yêu cầu “phải uyển chuyển” (flexible) hơn xưa một tí. Thực ra ngay cả chính phủ liên bang cũng luôn lên tiếng cho rằng Úc cần phải có “một lực lượng lao động uyển chuyển” (flexible workforce).


“Uyển chuyển” ở đây có nghĩa là “sẵn sàng chấp nhận bị đối xử như bất kỳ một mặt hàng nào khác - có thể làm việc bất cứ lúc nào, bất kỳ nơi nào mà vẫn chỉ được trả bằng một mức lương nhất định, không có mức lương giờ phụ trội.v.v.”.
Bất kỳ một ai đã từng học qua môn kinh tế học đều biết rằng, theo định nghĩa cơ bản của kinh tế thì sức lao động của công nhân được xem như một kinh phí phải trả, như kinh phí cho bất kỳ một nguyên liệu nào khác, chẳng hạn như than đá, dầu hôi.v.v. trong quá trình chế tạo một sản phẩm. Và theo phương pháp tính toán như thế thì quả thật là một sự phi lý nếu kinh phí cho “nguyên liệu sức lao động” lại phải tăng cao chỉ vì nó được sử dụng vào ngày cuối tuần trong lúc kinh phí cho các nguyên liệu khác, như than đá, không thay đổi suốt bảy ngày trong tuần.
Và đấy là lý thuyết được những tổ chức như H.R. Nicholls Society (LND: tổ chức hữu khuynh được thành lập với mục tiêu vận động cải tổ hệ thống quan hệ lao tư ở Úc theo những mô thức kinh tế bảo thủ), tung hê, yểm trợ. Và người ta cũng sẽ có thể thấy được những ảnh hưởng xã hội thực sự của lý thuyết này qua những hình vẽ minh họa cho quyển tiểu thuyết bất hủ “Hard Times” của văn hào Charles Dickens ở thế kỷ 19!
Vấn đề ở đây là giới công nhân viên hoàn toàn không phải là những hòn than đá vô tri. Họ có những vai trò khác, những bổn phận khác không nằm trong quá trình chế tạo hàng. Họ là công dân, là phụ huynh, là người tiêu thụ, và còn nhiều vai trò khác nữa. Chuyện này quá hiển nhiên, quá rõ ràng. Ấy vậy mà đôi khi người ta phải vạch ra những chuyện quá hiển nhiên, quá rõ ràng! Và nhiều khi, chính việc vạch ra những việc hiển nhiên rõ rệt như thế này lại được xem là một hành vi chống đối quá khích!
Khác với những hòn than đá, giới công nhân viên cấu tạo nên một xã hội, một môi trường để cho các thương nghiệp có nơi hoạt động. Và chính vì thế mà mức lương giờ phụ trội và giờ làm việc bất thường (penalty rates) là một sự nhân nhượng công bằng và hợp lý: thương nghiệp, hãng xưởng không bị ép buộc phải ngưng hoạt động trong những ngày cuối tuần; nhưng họ được khuyến khích một cách nhẹ nhàng rằng công việc cần được sắp xếp để được hoàn tất trong những ngày làm việc bình thường, hầu dành ra hai ngày trong tuần để công dân của một xã hội có cơ hội cùng nhau kiến tạo những tài sản xã hội (social capital) khác qua việc dự thánh lễ ở nhà thờ; viếng chùa; nhậu nhẹt với bạn bè hoặc dẫn con cái chơi thể thao, đưa gia đình du ngoạn thư giãn.v.v. Tất cả những việc này sẽ trở nên vô cùng khó khăn nếu thời giờ làm việc và nghỉ ngơi của mọi người đều khác nhau hoàn toàn.
Tuy chính phủ Howard liên bang vẫn khăng khăng cho rằng trả tiền phụ trội penalties rates phải là sự chọn lựa riêng lẻ tùy trường hợp, tùy nơi chốn làm việc, thế nhưng, ngày nghỉ cuối tuần đích thực là một vấn đề thuộc về sự quyết định chung của tập thể, của cộng đồng, của xã hội. Phụ huynh chở con em đi đánh banh, đi đá bóng làm gì nếu không có đội bạn để chúng giao đấu" Người ta cất công mang bia đến nhà bạn làm gì nếu bạn không có nhà để cùng nhau nhậu nhẹt"
Các hòn than không hề có những khó khăn nêu trên. Chúng không thèm để tâm đến thời điểm mà chúng bị vất vào lò lửa để chế tạo sản phẩm. Thế nhưng, những hòn than đá này không bao giờ bị yêu cầu phải có những vai trò nào khác hơn là vai trò một nguyên liệu trong quá trình chế tạo sản phẩm!
Truyền thống cao đẹp của Úc về quan hệ lao tư đã được đặt để tạo thành từ năm 1907, qua một phán quyết lịch sử của chánh án H.B. Higgins trong vụ kiện Harvester. Ông khẳng định rằng công nhân viên không phải chỉ là kinh phí (input cost), rằng một mức lương công bằng phải tính luôn khả năng hoạt động của công nhân trong những vai trò khác, chẳng hạn như phụ huynh, công dân, hoặc, như ông Higgins đã nhấn mạnh “một con người trong một xã hội văn minh” (a human being in a civilised country).
Quả thật là trớ trêu khi một phán quyết cũ rích được đưa ra 100 năm trước đây mà bây giờ lại có thể được sử dụng như một lời hiệu triệu đấu tranh!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.