Hôm nay,  

Những Cái Lưỡi Đáng Khinh Miệt

17/11/200300:00:00(Xem: 4630)
LTS: Phạm Phúc Đức là một người Việt tỵ nạn trẻ tuổi, tích cực tham gia các sinh hoạt cộng đồng, và luôn luôn ấp ủ khát vọng muốn đóng góp công sức, trí tuệ trong cuộc đấu tranh giành tự do dân chủ tại VN. Bài phân tích sau đây thể hiện trình độ nhận xét sắc bén, lập trường chính trị vững vàng của anh quanh việc SBS tiếp vận VTV4. Sàigòn Times chân thành cảm ơn sự đóng góp của anh, và sau đây xin trân trọng giới thiệu bài viết của anh cùng qúy độc giả.

*

Trong suốt thế kỷ 20, vì bị tuyên truyền nhồi sọ nên hàng bao triệu người đã chết oan uổng mà phần lớn lúc ra đi mà vẫn chưa biết mình đã bị lừa. Vì thế tuyên truyền là hai chữ rất dễ gây dị ứng đối với đại đa số quần chúng, dù đó là người Việt hay bất cứ người gốc nào. Thế nhưng trang nhà của VTV thì nói toạc móng heo rằng họ có chức năng thông tin tuyên truyền cho đảng và nhà nước. Bằng chứng, trên trang nhà của VTV ghi rõ: "Đài truyền hình Việt nam là Đài quốc gia có chức năng thông tin tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, có trách nhiệm quản lý kỹ thuật truyền hình trong cả nước. Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Television gọi tắt là VTV." (http://www.vtv.org.vn/vtv/ gioithieu_vtv/index.html).
Có người cho rằng sao họ ngu xuẩn đến độ tuyên truyền mà nói thẳng ra là tuyên truyền thì còn ai mà tin" (Độc quyền truyền thông thì đâu có mấy sự chọn lựa!) Riêng tôi thì cho rằng thái độ này là một sự khinh thường, miệt thị vô cùng trắng trợn đối với khán thính giả của họ. Thái độ này chỉ có từ những thành phần nắm hết quyền lực trong tay, tự cho mình là bất khả xâm phạm, và đứng trên đầu trên cổ người khác.
Cũng có người thắc mắc: “Tại sao có đảng trong này" Đảng đứng ngang hàng, hay cao hơn, hay thấp hơn, đối với nhà nước"” Hỏi như vậy cho vui thôi chứ hầu hết ai cũng biết rằng ĐCSVN độc quyền lập ra chính phủ Việt Nam (nhà nước), lập ra quốc hội Việt Nam và dựng lên toà án để cho có vẻ tam quyền phân lập: Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp. Nhưng trên thực tế thì đâu có cơ quan nào độc lập hay không trực thuộc ĐCSVN.
Thế cũng chưa đủ. Để bảo đảm quyền cai trị cho chắc ăn hơn nữa, đảng CS đã đưa vào Hiến Pháp Việt Nam điều 4 để bảo đảm quyền lãnh đạo duy nhất của ĐCSVN. Thế cũng chưa yên tâm, nên đảng đã kiểm soát chặt chẽ hết tất cả các cơ quan truyền thông trong mọi mặt của xã hội. Mang tiếng là có hơn 600 tờ báo đủ loại từ Nhật Báo, Tuần Báo, Bán Nguyệt San, Nguyệt San v.v. trong mọi lãnh vực nhưng có tờ nào mà không nằm dưới sự kiểm soát của đảng đâu. Có lẽ cũng vì nắm hết (bấy giờ mới yên tâm) quyền hành lãnh đạo đất nước về mọi mặt trong tay đảng, nên ĐCS chẳng còn gì để phải ngại khi tuyên bố thẳng thừng chức năng của VTV là "tuyên truyền" cho đảng (và nhà nước cho có lệ!) trên trang nhà VTV.
Sự thật rõ ràng như thế mà trong cuộc điều trần tại quốc hội liên bang Úc (3/11/2003), ông Nigel Milan, Tổng giám đốc hệ thống Special Broadcasting Service (SBS), người đứng đầu của một cơ quan truyền thông công cộng có tầm vóc thế giới (900 nhân viên làm việc toàn thời và bán thời), cho rằng dùng chữ “tuyên truyền” để ám chỉ đài VTV4 là rất cảm quan (hay chính ông mới là cảm quan!). Ông Milan cũng lý luận rằng SBS thật ra không có đánh giá vấn đề là có hay không có tuyên truyền mà chỉ thỉnh thoảng kiểm chứng (không biết thỉnh thoảng là thường xuyên như thế nào!) là chương trình có tuân theo đúng nội quy phát thanh của SBS. Nói cách khác, theo ông Milan thì đài VTV4 có tuyên truyền cho đảng, nhà nước, chế độ độc tài, hay không thì không quan trọng, miễn sao chương trình này không kích thích sự bạo động, sự căm thù chủng tộc hay những vấn đề tương tự. Chính sách này không biết có tự bao giờ nhưng đây là một lổ hổng rất lớn để những người như ông Milan lợi dụng khai thác cũng như các chế độ độc tài và độc quyền truyền thông chen chân vào (như chương trình tin tức từ Bắc Kinh, Trung Quốc hay Hà Nội, Việt Nam). Thảo nào bài quan điểm của tờ báo The Age số ra ngày 9/11/2003 đặt dấu hỏi thật lớn về trách nhiệm và phạm vi làm việc của SBS (SBS is desperately seeking something).
Cũng trong cuộc điều trần này, ông Nigel Milan đã nói nhiều điều rất ngang ngược, nhưng hai điều ông đã đi quá xa trong nhận định tráo trở của mình là sự nhận định một cách khinh miệt về cộng đồng Việt Nam trong khi đề cao giới du học sinh. Với cộng đồng Việt Nam (khoảng 200 ngàn người) thì ông cho rằng những phản đối của cộng đồng trong thời gian qua là "phát động chiến dịch chống lại tự do ngôn luận và tự do bày tỏ" (freedom of expression). Trong khi đó đối với du học sinh (khoảng 5000 người) thì ông nói "giáo dục là một trong những ngành xuất cảng lớn nhất của Úc với Việt Nam mà những người này rất muốn biết về những tin tức tại quê nhà". Từ nhận định trên, người Việt tị nạn có thể hiểu rằng, dù không nói thẳng ra nhưng hình như đối với ông Milan, phục vụ 200 ngàn người Việt tị nạn tại Úc không quan trọng bằng 5 ngàn du học sinh từ Việt Nam. Phải chăng tất cả chỉ vì quyền lợi mà họ coi rẻ người Việt tị nạn đến thế hay còn nguyên nhân sâu xa nào khác"


Trong khi 5000 ngàn người biểu tình đòi ngưng chiếu và huỷ bỏ hẳn việc tiếp vận VTV4 thì ông Milan lại lý luận: "Ngay trong lúc ngồi đây, tôi vẫn cần phải được thuyết phục rằng đa số cộng đồng Việt Nam không muốn chương trình này". Nhưng khi được hỏi cho đến bây giờ bao nhiêu người ủng hộ chương trình này và bao nhiêu người chống thì ông Milan cho biết khoảng 90 phần trăm chống và khoảng 10 phần trăm ủng hộ! Sa lầy trong lý luận, ông Milan nhận định: "Thành phần lãnh đạo (của cộng đồng Việt Nam) trước đây là những nhóm người của Miền Nam Việt Nam và dĩ nhiên họ có quan điểm mạnh mẽ về vấn đề này. Nhưng theo quan điểm của tôi thì đa số thành viên trong cộng đồng Việt Nam không thuộc tổ chức này..." Đi xa hơn nữa, ông còn tấn công cả các cơ quan truyền thông Việt Ngữ khi nói: "Có người trong cộng đồng Việt Nam (ở Úc) nghĩ rằng các cơ quan báo chí trong cộng đồng chỉ phản ảnh quan điểm một chiều... những tin tức về Việt Nam". Cũng tội nghiệp cho ông Milan, có lẽ bị quay quá nên trả lời của ông để lộ quá nhiều sơ hở và thành kiến.
Thái độ coi thường cộng đồng Việt Nam bằng cách không tham khảo ý kiến trước khi bắt đầu tiếp vận đài VTV4 vào ngày 6 tháng 10 năm 2003, cho đến những lập luận đầy chủ quan về cộng đồng Việt Nam trong cuộc điều trần quốc hội đã đưa đến hậu quả tai hại cho chính ông Milan. Các tờ báo chính và lớn nhất tại Úc đã đặt vấn đề về phong cách làm việc của ông Milan và đài truyền hình SBS. Ông Gerald Henderson (Giám đốc điều hành của viện nghiên cứu Sydney) trong nhật báo The Age (4/11/2003), nói: "Cũng không nên chấp nhận rằng Hà Nội đang cung cấp nguồn tin tức mà mục tiêu của họ là tuyên truyền cho chế độ". Còn ký giả Andrew Bolt của báo The Herald Sun (7/11/2003), đã viết: "Ông Nigel Milan, Tổng giám đốc hệ thống SBS "của chúng ta", đã không thể hiểu được tại sao người khác có vấn đề với ông khi (đài truyền hình SBS) bơm ra tuyên truyền của cộng sản cho một chế độ công an trị. Tệ hại hơn nữa, ông từ chối tin rằng người Úc gốc Việt thật sự không thích ông chiếu các chương trình khoe khoang khoác lác về các nhà độc tài đã biến đất nước của họ thành nhà tù." Và ký giả nổi tiếng của nhật báo The Australian (6/11/2003), ông Greg Sheridan đã nhắc đến sự hình thành của cộng đồng người Việt tị nạn cũng như đề cập đến hàng chục triệu người chết dưới chế độ của Stalin, Mao Trạch Đông và kể cả Hồ Chí Minh nhưng không được thế giới nhắc về sự kiện này. Ông Sheridan viết: "Làm sao có thể chịu được khi chúng ta đã trả thuế cho đất nước này để tài trợ cho việc tuyên truyền theo kiểu Stalin cho một trong những chế độ thiếu tự do và thô bạo nhất của thế giới"" Ông Sheridan kết luận: "Lời nhận định đáng khinh bỉ của ông Milan chỉ gây thêm xúc phạm đối với vết thương (chưa lành của người Việt tị nạn). SBS thật là nhục nhã."
Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nói dối từ mấy thập niên qua rồi và chẳng còn ai phải nghi ngờ gì điều này. Ai cũng rõ bao nhiêu tù nhân lương tâm được cả thế giới biết đến đang nằm tù như LS Lê Chí Quang, BS Phạm Hồng Sơn v.v. rành rành ra đó mà bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, đảng viên cao cấp của ĐCSVN (trong chương trình Táo Bạo Lên Tiếng của mục Foreign Correspondent đài truyền hình ABC) lại cho rằng ở Việt Nam không có tù nhân chính trị. Tương tự, bao nhiêu người Việt Nam đã khẳng định rõ ràng không muốn coi đài truyền hình của nhà nước CSVN vì nội dung toàn là tuyên truyền thôi, nhưng thay vì nối dối trắng trợn kiểu cộng sản thì ít ra ông Milan được đào tạo trong môi trường dân chủ và tự do nên ông đã nói quanh nói co một cách rất điêu ngoa. Cái lưỡi của ông khôn khéo hơn cái lưỡi của đảng cộng sản ở trong nước nhưng cũng không làm sao qua mặt được hàng trăm ngàn người Việt tị nạn, bao nhiêu chính trị gia điêu luyện cũng như bao nhiêu ký giả thượng thặng trong làng báo chí Úc.
Việt Nam trước sau gì cũng thay đổi, vấn đề chỉ là sớm hay muộn. Đài truyền hình SBS trước sau gì cũng phải ngưng chiếu VTV4, vấn đề sớm hay muộn tuỳ theo mức độ quyết tâm và kiên trì của cộng đồng Việt Nam. Và ông Milan trước sau gì cũng phải ra đi, bởi vì ông chỉ là một công chức lãnh lương ký hợp đồng với SBS mỗi 5 năm, nhưng lương tâm nghề nghiệp thì không có, nên những con người như ông chỉ làm mất mặt và làm giảm uy tín tốt đẹp mà SBS đã tích luỹ từ bao lâu qua. Chúng ta cần phải đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa để SBS chấm dứt phát hình VTV4 càng sớm càng tốt và mang lại công bằng trong ngành truyền thông. Đừng để những kẻ đại ngôn đang nắm quyền hành trong tay như ĐCSVN và ông Nigel Milan tự tung tự tác, xúc phạm chúng ta và cố tình phủ nhận tư cách tị nạn chính trị của những người đã can đảm bỏ nước ra đi tìm tự do nhưng vẫn luôn thiết tha đến tiền đồ đất nước và dân tộc.

Phạm Phú Đức Melbourne 12/11/2003

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.