Hôm nay,  

Thắng Thua Là Do Dân

23/11/200100:00:00(Xem: 3864)
Taliban đã bỏ chạy, Bin Laden lẩn trốn, điều này cho thấy rõ: Dù truyền thông, chánh quyền Mỹ nói cái gì, nói ra sao đi nữa, cuộc chiến chống khủng bố hiện tại, thắng hay thua sau cùng cũng do nhân dân Mỹ. Cụ thể hơn là do lòng kiên nhẫn chịu đựng và sự đoàn kết yễm trợ chánh quyền của người Mỹõ.

Đây là một cuộc chiến mới mẻ đối với Mỹ, không như Chiến tranh Vùng Vịnh có thể chiến thăng thần tốc mà có thể kéo dài lê thê. Kẻ thù không đơn giản là một nước mà tổ chức nằm rải rác ở nhiều nước, trong đó có cả ở Mỹ. Kẻ thù không đơn giản là những người cuồng tín, cực đoan gian ác, tàn bạo mà được gắn bó nhau bởi một cái gì cao hơn ý thức hệ như Cộng sản chủ nghĩa. Đó là đó là niềm tin tôn giáo, yếu tố hàng đầu của bất cứ một nền văn hoá nào. Dù thâm tâm không ưa họ, người ta vẫn vô tư nhìn nhận họ là những người thông minh, tài năng, và quả cảm đáng gờm.

So với cuộc tấn công Trân Châu Cảng của Nhựt, cuộc khủng bố của họ là một cuộc đột kích khéo léo và kiến hiệu hơn nhiều. Tình báo Mỹ mỗi năm xài 30 tỷ đô la để lấy tin kẻ thù không phát giác được. Họ đánh ngay vào thủ đô chánh trị, tài chánh Mỹ. Và quan trọng hơn đánh ngay vào an toàn khu trong lòng người Mỹ. Đó là lối sống của Mỹ, xem tự do, thoải mái, tiện nghi vật chất như đương nhiên có (taken for granted) vì đã có quá lâu, quá quen rồi.

Họ là thứ địch quân căm thù Mỹ từ đầu tới chân, từ cách ăn mạc đến cách thờ phượng. Họ đổ những suy bại chánh trị, kinh tế, suy đồi văn hoá, xã hội của những nước Hồi giáo lên đầu người Mỹ. Họ bắt Mỹ phải đền "tội lỗi Tổ Tiên" mà Tây Phương đã gieo rắc trong các cuộc Thập Tự Chinh, dù lúc bấy giờ Aâu châu chưa biết có Tân Thế giới, và dĩ nhiên chưa có nước Mỹ bây giờ.

Loại "Căm thù thấu tận Trời cao/ Máu kêu trả máu, đầu kêu lấy đầu (thơ của Tố Hữu)" này cũng đã hơn một lần được CS Hà nội dùng làm vũ khí tinh thần để "chống Mỹ cứu nước". Dù đó là chỉ cảm xúc, cái mà người Mỹ không chú trọng khi cứu xét hay giải quyết vấn đề như chú trọng sự kiện cân, đong, đo, đếm được. Nhưng trong chiến tranh cảm xúc đó mạnh hơn vũ khí. Nã phá luân văn võ song toàn của Pháp, từng nói "tinh thần so với vật chất tỷ như 3 với 1." Tướng Patton Mỹ cho Nã phá Luân còn cho thấp, nói yếu tố tinh thần 5 lần quan trọng hơn vật chất.. Quân khủng bố, kẻ thù của Mỹ hy sinh mạng sống để phục vụ niềm tin họ cho là chánh nghĩa. Đó là một quyết tâm, phải nói, không có gì lay chuyển được.

Cuộc chiến sẽ leo thang không phải chỉ ở chiến trường mà ngay tại hậu phương, ngay trên đất Mỹ này. Quân lực Mỹ mạnh nhứt hoàn cầu. Quân khủng bố đâu có xuất đầu lộ diện. Kẻ thù làm gì có máy bay, xe tăng, bộ binh để tấn công người Mỹõ trên đất Mỹ. Về chiến tranh vũ trang, cỗ điễn, không có gì phải sợ chúng. Về mặt tình báo, phản tình báo, chống khủng bố, bảo vệ an ninh nội địa, nhân dân tự vệ, tình báo nhân dân, Mỹ dù có đi sau quân khủng bố một bước. Cũng chưa sao, dễ dàng khắc phục với sức mạnh của Mỹ. Chánh quyền đã biết. Nhiều biện pháp hành chánh, nhiều đạo luật đã, đang, và sắp thông qua để kiện toàn.

Cái còn lại để thắng khủng bố trong cũng như ngoài nước Mỹ là chí kiên cường của nhân dân Mỹ. Kiên cường là kiên nhẫn và cương quyết. Mỹ đang làm một cuộc chiến tranh tiêu diệt kẻ thù.

Ý chí đánh đánh tới cùng, đánh tới người chót mà Taliban và Laden đã nói và đã bày tỏ quyết tâm. Còn Mỹ thì sao" Bây giờ thì Taliban thua rồi, Laden đang lẩn trốn.

Trong Chiến tranh VN, đọc câu nói của Uùt Tịch (nhà quê từ tên đến nguồn gốc), một nữ cán bộ CS, được in trong sách giáo khoa sơ cấp của CS, "Đánh còn cái lai quần cũng đánh.", người Mỹ (trong đó có vị Đệ nhứt Tham Vụ Chánh trị Toà Đại sứ Mỹõ ở Sàigòn) lẫn Việt, ai cũng cười. Nhưng khi nhân dân Mỹ được truyền thông "hà hơi tiếp sức" mất kiên nhẫn, áp lực Tổng Thống Việt nam hoá chiến tranh, buộc Quốc Hội cắt viện trợ VNCH, đưa đồng minh vào thế bị bức tử, và Đại sứ Mỹ cuốn cờ rời khỏi Sài gòn; lúc đó người ta mới thấm thía lời của một thị mẹt nhà quê, nhưng kiên định lập trường. Yếu tố tâm lý, tinh thần trong chiến tranh đúng mạnh bằng 3 hay 5 lần hơn yếu tố vật chất.

Thói quen của người Mỹ là hay để dĩ vãng lại phiá sau hầu hướng về tương lai phía trước. Nhưng quân khủng bố không phải thế. Mới tuần trước còn nhiều dấu chỉ quân khủng bố đang mua thời gian, kéo dài cuộc chiến, bắt chước kiểu trường kỳ kháng chiến của CS Hà nội. Họ nghĩ, thời gian có lợi cho họ vì thời gian có thể làm dân Mỹ mất kiên nhẫn, phản chiến bành trướng. Tướng Võ nguyên Giáp xưa có thắng Mỹ một trận nào ra hồn đâu. Chính thời gian đã làm cho đoàn hùng binh của Mỹ lúc ra đi giúp VNCH cờ bay, kèn thổi hoan hô, nhưng 3 năm sau triệt thoái trở lại nước nhà âm thầm, buồn tủi. Quốc hội không cấp quyền lợi cựu quân nhân, phế binh, viện dẫn lý do thật phi lý, Chiến tranh VN không có tuyên chiến. Còn truyền thông hạ nhục người quân nhân Chiến tranh VN bằng một danh từ bịnh hoạn, hội chứng VN.

Xưa trong Chiến tranh VN, quần chúng Mỹ mất kiên nhẫn, Mỹ rút khỏi VN, người dân Mỹ có thể sống bình yên, làm việc kiếm tiền, và hưởng thụ khoái lạc tại nhà, tai sở, tại nước mình được. Nay cuộc chiến tranh chống khủng bố khác hẵn. Khủng bố đánh Mỹ tại nhà, tại sở (khủng bố bằng vi trùng bịnh than chẳng hạn) và tại nước mình . Cuộc chiến chống khủng bố thắng hay thua sẽ không do nhữõng nhà ngoại giao, chánh trị hay quân sự hay quân nhân Mỹ, mà sẽ do người dân Mỹ. Vì cuộc sống của mình, của gia đình vợ con mình, người Mỹ không thể để yếu lòng vì tiếng kèn tiếng huyễn phản chiến mà mất kiên nhẫn. Thắng khủng bố hay là chết dần, chết nhác trong sợ hải. Cuộc chiến chống khủng bố phải thắng, chỉ có thắng, chớ không thể thua, dù với bất cứ giá nào.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.