Hôm nay,  

Csvn Dọa Đòi Mỹ Bồi Thường Chiến Tranh

10/23/200000:00:00(View: 4548)
DUBLIN (KL, theo Reuters / Irish Times) – Việt Nam đã gợi ý về sự bồi thường chiến tranh, một đòn để phản lại về thành tích nhân quyền của Việt Nam sẽ được nêu ra trong chuyến công du của Tổng thống Hoa kỳ Bill Clinton vào tháng tới.

Trong bản tin cuối tuần của thông tấn Việt Nam (VNA) đã cho biết, một hội nghị của các luật sư quốc tế tại thủ đô Havana của Cuba đã tung ra một cuộc vận động để đòi Hoa kỳ phải bồi thường cho Việt Nam trong một cuộc chiến tranh đã chấm dứt cách đây 25 năm.

Thông tấn này đã loan tin, nhà đại diện của Hanoi có mặt trong hội nghị năm ngày của Hiệp hội Luật sư Dân chủ Quốc tế đã đưa ra tất cả các chi tiết về hậu quả của chất khai quang mầu da cam (Agent Orange) mà Hoa kỳ đã cho phun tại Việt Nam trước đây.

Thông tấn này đã cho biết, ông Lưu Văn Đạt, tổng thư ký của Luật sư đoàn Việt Nam đã yêu cầu Hoa kỳ giúp đỡ Việt Nam vượt qua hậu quả của chất mầu da cam, đồng thời bồi thường cho những dân Việt Nam đã bị nhiễm phải chất khai quang này, cũng giống như các cựu chiến binh Hoa kỳ đã bị nhiễm chất mầu vàng da cam trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

Bản tin đã cho biết, các luật sư của Việt Nam cũng lên tiếng chống lại sự dùng cấm vận như là những vũ khí chính trị, nhằm ám chỉ sự cấm mậu dịch của Hoa kỳ để chống Hanoi đã được Tổng thống Clinton cho bãibỏ năm 1994.

“Những luật sư này lại công nhận nhân quyền là quyền cơ bản theo ngôn ngữ của quốc tế công pháp, thứ quyền mà không một lực lượng nào trên thế giới lấy cớ đó để vi phạm nhân quyền,” theo như thông tấn VNA đã cho biết.

Các nhà ngoại giao của các nước tại Hanoi cho biết, họ quan tâm cho phía Hoa kỳ, Hanoi được phép phản đòn lại đối với sự chỉ trích về thành tích nhân quyền trong lúc ông Clinton tham quan Việt Nam, bằng cách đưa ra vấn đề gai góc như bồi thường chiến tranh.

Việt Nam duy trì vấn đề của chất mầu da cam, chất đã phun khắp nơi tại Việt Nam để chống lại các du kích quân cộng sản; chất này đã gây ra không biết bao nhiêu là quái thai, không những ảnh huởng về mặt vật chất mà còn ảnh hường tới mặt tâm thần. Nhưng nỗ lực để Washington cho bồi thường đã bị chết, thiếu các chứng cớ khoa học về liên hệ của chất khai quang với hậu quả bịnh tật của dân Việt Nam qua các thế hệ. Hơn nữa trận lụt quá nửa nước Việt Nam có thể làm cho chất khai quang không còn liên hệ gì với các bịnh tật của các thế hệ sau này.

Mặc dầu ngay các cựu chiến binh Hoa kỳ trong chiến tranh Việt Nam đều được tự động hưởng tiền bồi thường nhiều hay ít tùy theo một số bịnh tật được nghiên cứu qui mô chứng minh sự liên hệ của các loại bịnh này với chất khai quang mà các cựu chiến binh này đã bị nhiễm vào người và di hại tới con cái của họ.

Đầu năm nay, Hoa kỳ đã đề nghị một cuộc khảo cứu hỗn hợp với Việt Nam về vấn đề này, nhưng đồng thời Hoa kỳ đã cho biết rõ Hoa kỳ không có ý định để có bất cứ nghĩa cử nào để làm sạch được chất này. Hanoi đã mạnh mẽ để đưa vấn đề của chất mầu da cam ra, trong khi Hoa kỳ nêu ra thành tích về nhân quyền mà Hanoi đã vi phạm.

Hồi cuối tuần, năm nhà thượng nghị sĩ Hoa kỳ, trong đó có ông John McCain và ông Charles Robb, tất cả đã thúc đẩy Tổng thống Clinton áp lực Hanoi cho tiến hành nhân quyền trong chuyến công du của tổng thống vào giữa tháng mười một. Tổng thống Clinton là vị tổng thống đầu tiên sang Hanoi tham quan kểå từ khi có chiến tranh Việt Nam, tổng thống này sẽ nêu ra các quyền như quyền tự do tín ngưỡng trong cuộc công du này tại Việt Nam.

Trong chuyến công du vài ngày tại Việt Nam, Tổng thống Clinton cũng có ý muốn đi thăm cả ba miền Nam, Trung và Bắc của Việt Nam.

Trong nhiều năm qua, Hà Nội không đặt vấn đề bồi thường hậu quả chiến tranh vì điều này không nằm trong “lộ trình bang giao” Hoa Kỳ đã ấn định. Bây giờ bang giao đã hình thành, chỉ trừ việc bình thường quan hệ mậu dịch mặc dù được ký xong nhưng đang còn chờ Quốc Hội hai nước phê chuẩn, và nhiều phần thì đầu năm tới sẽ được Quốc Hội Mỹ ưng thuận vì cả hai ứng viên Tổng Thống Mỹ - Cộng Hòa George W. Bush và Dân Chủ Al Gore - đều nói rằng cần phải phê chuẩn thương ước Mỹ-Việt.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
LIÊN HIỆP QUỐC - Chính quyền Myanmar bị kiện về tội diệt chủng tại tòa tối cao LHQ vào ngày 11/11.
BEIJING - Chủ tịch Xi Jinping khẳng định quyền kiểm soát tuyệt đối của đảng cộng sản.
HONG KONG - Sau 1 ngày biểu tình bạo động và hỗn loạn từ khu thương mại đến khuôn viên đai học, và 1 người tự thiêu trong 1 vụ tranh chấp, đặc khu trưởng Carrie Lam tuyên bố “Những ai mong chính quyền đáp ứng các yêu sách chính trị khi đối diện bạo động là sai lầm”.
NOHA - Dự án Lost 52 chuyên tìm kiếm tàu ngầm mât tích trong đệ II thế chiến báo tin: xác của USS Grayback đã được tìm thấy hồi Tháng 6 ngoài khơi Okinawa.
NEW YORK CITY - Vào ngày 11/11, TT Trump trở lại thành phố nhà với bài học lịch sử, là “đất nước mắc nợ vĩnh viễn chiến sĩ về các hy sinh của họ”.
KYLE - Video ghi nhận bằng máy điện thoại di động là bằng chứng tố cáo 1 cựu cô giáo dạy thế đấm nhiều lần 1 học sinh 16 tuổi có nhu cầu đặc biệt tại trường Lehman trong tuần qua.
CAPE CANAVERAL - Công ty tư doanh SpaceX phóng tiếp 60 vệ tinh trong chương trình Starlink phục vụ nhu cầu internet.
WASHINGTON - Chánh ám liên bang Carl Nichols tại quản hạt thủ đô nói “không có quyền tài phán với gíam đốc tư pháp Letitia James và ủy viên thuế của tiểu bang New York, là nguyên đơn trong vụ kiện chống lại ủy ban Hạ Viện tìm kiếm hồ sơ thuế lợi tức của ông Trump.
WASHINGTON - Thứ Tư và Thứ Sáu tuần này, Capitol Hill dự kiến nghe điều trần công khai của các nhà ngoại giao George Kent và Marie Yavonovitch.
WASHINGTON - Mối đe dọa của tội ác chiến tranh tại miền băc Syria là đáng quan ngại, theo phát biểu hôm Chủ Nhật 10 tháng 11 của cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.