Hôm nay,  

Khủng Bố Ăn Mừng: Bush Bị Điểm Huyệt

20/05/200600:00:00(Xem: 1474)

Và Hoa Kỳ bị phế bỏ võ công… Hôm 16 tuần này, một bài diễn văn lồng trong một cuộc tiếp xúc với báo chí có thể được coi là xuất sắc lại không được dư luận chú ý. <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Cố vấn Đặc biệt của Tổng thống Bush là Karl Rove đã nói chuyện và tiếp xúc với truyền thông trong cuộc hội thảo do viện American Enterprise Institute tổ chức. AEI là một trung tâm nghiên cứu thuộc khuynh hướng bảo thủ (tự do kinh tế và dân chủ chính trị dựa trên sức mạnh của <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />HoaKy), và Karl Rove là chính khách xuất sắc đã góp phần không nhỏ cho ông Bush thắng cử và tái đắc cử.

 

Đề tài trình bày là thực trạng kinh tế Hoa Kỳ, đề mục thảo luận tập trung vào một chuyện, vì sao kinh tế phát đạt mà chính quyền Bush vẫn mất hậu thuẫn của quần chúng….

 

Phần trình bày của ông Rove được coi là xuất sắc vì phân tách đề tài trên tổng thể và là một nhắc nhở về thành tích kinh tế của thượng cấp.

 

Nhưng dư luận không còn để ý tới thành tích ấy của ông Bush hay tài diễn giải của ông Rove.

 

Dư luận tại WashingtonD.C.lúc ấy đang chú ý đến một tin đồn khác. Karl Rove có thể bị truy tố ra tòa về tội có liên hệ đến việc tiết lộ danh tánh bà Valerie Plame.

 

Chuyện ấy có hay không thực ra không đáng kể, nhưng cũng khiến người ta nhìn ra một chuyện, là Tổng thống Bush đang bị điểm huyệt.

 

Ông có thể trở thành vị tổng thống vô quyền từ nay cho đến hết nhiệm kỳ, là kết luận của nhiều người. Nghiêm trọng hơn, nếu đảng Dân chủ thắng lớn tại cả hai viện trên dưới của Quốc hội vào tháng 11, phe tả trong đảng có thể thừa thắng xông lên, phát động việc đàn hặc để truất bãi tổng thống vì đã gian dối với quốc dân về chuyện Iraq.

 

Trong giả thuyết với xác suất cực thấp là họ thành công, nước Mỹ sẽ có tân tổng thống trước cuộc bầu cử 2008, đó là Dick Cheney - nếu như Phó tổng thống Cheney không phải từ chức trước đấy vì bị truy tố y như Cố vấn Karl Rove.

 

Chúng ta đang gặp một kịch bản bất ngờ - không thể tưởng tượng nổi cách đây một năm - là Hoa Kỳ bị khủng hoảng chính trị ngay giữa một cuộc chiến.

 

Và kịch bản ấy ngày càng có xác suất cao không vì những gì đang xảy ra tại Iraqmà vì chuyện Afghanistan.

 

Ngược với những tường thuật và phân tách của dư luận, tình hình Iraqđang có chiều hướng ổn định và lực lượng khủng bố al-Qaeda hết khả năng đảo ngược tình hình tại đây. Nhưng, cũng ngược với những tường thuật và phân tách của dư luận, tình hình Afghanistanđang suy đồi và lực lượng Taliban đang gom quân để phản công. Tổng thống Pakistanlà Pervez Musharraff có thể bay chức và cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ trong khu vực - dọc theo biên giới PakistanAfghanistan- gặp trở ngại. Đang bị dìm sâu dưới đáy vì chiến dịch "tồi tệ" ở Iraq, nếu chiến dịch "tốt đẹp" ở Aghanistan lại cũng trở thành tồi tệ từ nay đến cuối năm, ông Bush coi như hết thời.

 

Trong khi ấy, chuyện Iranvẫn chưa ngã ngũ. Tuần qua, chính quyền Tehranlên giọng châm biếm các nước Âu Châu về kế hoạch hạch tâm mà không sợ Liên hiệp Âu Châu liên kết với Mỹ - thay vì chống Mỹ như thường lệ. Họ không sợ thế "già néo đứt giây" vì muốn gây sức ép về chuyện võ khí hạch tâm hầu đạt thắng lợi trong việc thương thảo với Mỹ về Iraq.

 

Mà phiá Hoa Kỳ lại hết thế mạnh trong cuộc thương thảo nửa kín nửa hở với Tehranvì ông Bush bị suy yếu ở nhà. Iraq, Afghanistan, Pakistan và Iran là tiền tuyến đã dội ngược ảnh huởng về hậu phương, và sự tê liệt của hậu phương khiến Hoa Kỳ sẽ từ thắng chuyển thành bại, nội trong vài năm tới thôi.

 

Sau đó, tình hình sẽ ra sao"

 

Dù cho tổng thống tương lai của Hoa Kỳ là Nghị sĩ John McCain (xác suất cao) Hillary Clinton (xác suất thấp) hoặc một khuôn mặt sáng nào khác, chánh sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ năm 2009 vẫn không thay đổi. Chủ thuyết Bush tiếp tục được áp dụng, nghĩa là phát huy dân chủ và tranh thủ khối Hồi giáo ôn hoà để cô lập và triệt tiêu khủng bố của các nhóm cực đoan cuồng tín. Ông Bush dù có bị tê liệt vẫn để lại ảnh hưởng lâu dài chỉ vì Hoa Kỳ có đường lối nào khác đâu.

 

Điều ấy chẳng là một an ủi cho vị tổng thống có nhiều quyết tâm nhưng không may lại lãnh đạo một quốc gia thiếu quyết tâm.

 

Vì sao lại có những kết luận kỳ lạ như vậy"

 

Hoa Kỳ là một đế quốc thiếu phương tiện.

 

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, đệ nhất siêu cường này nhàn tản lang thang trong thế độc bá mà không biết để làm gì. Tám năm "vô sự" của chính quyền Clintonlà tám năm vô tâm. Vụ khủng bố 9-11 đánh thức con cọp ngủ và vạch ra những lý lẽ khiến Hoa Kỳ phải lãnh đạo thế giới, phải trở thành một đế quốc. Nhưng nhu cầu ấy thiếu sự hỗ trợ của thực tế, thực lực và tâm lý.

 

Ông Bush được 90% dân chúng ủng hộ vào tháng 10 năm 2001. Tỷ lệ ấy nay chỉ còn trên dưới 30%. Người Mỹ không có khả năng hành xử dứt khoát và kiên định quá dăm năm - trừ thói quen tiêu thụ. Thói quen ấy khiến Mỹ bị nhập siêu, kinh tế mắc nợ thế giới, mỗi ngày phải vay vào hai tới ba tỷ. Chuyện vay mượn ấy khiến lãi suất phải tăng, ảnh hưởng đến lãi suất sinh hoạt trong nước, từ nhà đất tới thẻ tín dụng. Cũng thói quen ấy khiến dân Mỹ sốt ruột khi thấy xăng dầu lên giá. Họ đổi xe có mã lực cao hơn thì được, nhưng đổi lộ trình cho ngắn hơn để ít tốn xăng hơn thì không.

 

Mỗi khi khả năng tiêu thụ đó bị thu hẹp thì họ bất mãn. Ai đó phải trả giá cho sự bất mãn ấy.

 

Hoa Kỳ đang ở trong thời chiến, gia đình thân nhân của các chiến binh thì biết điều ấy, quần chúng còn lại và nhất là truyền thông thì không. Quân lực Mỹ bị căng mỏng cho các chiến trường chống khủng bố tại Trung Đông và Nam Á trong khi vẫn phải hiện diện ở nhiều nơi khác để bảo vệ quyền lợi Hoa Kỳ hoặc thực thi những cam kết cố hữu, thời chiến tranh lạnh.

 

Bộ Quốc phòng Mỹ phải vừa tái phối trí phương tiện và tái tổ chức cơ cấu ngay trong thời chiến, những lúng túng vất vả của sự chuyển hướng ấy đã có nguyên nhân - hay thủ phạm - Tổng trưởng Donald Rumsfeld.

 

Từ vị trí người hùng đầy sức thuyết phục trong các năm 2001-2003, ông đang trở thành con chiên ghẻ bị nhiều người nguyền rủa và đối lập đòi cách chức. Không có ý chí sắt thép thì khó ai ngồi trên lửa như vậy.

 

Giữa hoàn cảnh nhiễu nhương ấy lại bùng ra vụ di dân nhập lậu. Hoa Kỳ là quốc gia thành hình nhờ di dân - quốc gia nào trên thế giới cũng vậy mà thôi, ăn thua là nhìn trong ngắn hay dài hạn. Kinh tế Mỹ và doanh giới cần di dân nhưng không muốn trả giá cho việc đó. Người Mỹ hồn nhiên thì thấy càng đông chúng ta càng vui, không nhìn ra trào lưu nhân khẩu sẽ làm xã hội đổi thay. Di dân từ miền Nam, đại đa số từ Mexico, đang làm thay đổi xã hội và chính trường Mỹ, nhất là tại các tiểu bang miền Nam và miền Tây, tiếp giáp với Mexico.

 

Nước Mỹ không thể không tự xét lại để chọn lựa - nghĩa là cân nhắc hơn thiệt - nhưng mọi chọn lựa đều đụng tới một thực tế là hai năm lại có bầu cử và mùa bầu cử khiến người ta không thể nói đến giải pháp trường kỳ. Như đám trẻ nuông, dân Mỹ không ưa thuốc đắng.

 

Ông Bush vừa muốn đề nghị kế hoạch trường kỳ vừa phải thỏa mãn yêu cầu của cử tri bảo thủ, thành trì cố hữu của ông, nên tuần qua mới chọn con đường trung đạo. Cảnh sát công lộ có thể giải thích cho ông là đi lằn bên phải hay bên trái đều được, nhưng đi ở giữa là dễ gây tai nạn giao thông. Tai nạn ấy, ông Bush sẽ là nạn nhân.

 

Ông cho Vệ binh Quốc gia đi tăng cường yểm trợ Cảnh sát Biên phòng, lập tức Tổng trưởng Rumsfeld phải xuất hiện ngoài tiền tuyến… ở nhà, để giải thích rằng việc ấy không thu hẹp phương tiện chống khủng bố ở bên ngoài và Vệ binh Quốc gia không làm cảnh sát, không tác chiến mà chỉ giúp Cảnh sát Biên phòng thôi. Đế quốc toàn cầu là Hoa Kỳ thiếu phương tiện bảo vệ chính lãnh thổ của mình, và ông Bush là thủ phạm.

 

Chưa nói đến chuyện được tường thuật sai là tội nghe lén!

 

Hoa Kỳ là một Đế quốc thiếu tai mắt. Tình báo Hoa Kỳ, đứng đầu là CIA, có tiếng là ba đầu sáu tay mà thực tế lại không nhìn ra những chuyển động lớn của thế giới. Không nói đến chuyện Việt Nam hay Liên Xô, sau những thất bại liên tục gần đây như vụ khủng bố 9-11 đến nội tình Iraq năm 2003 hoặc tung tích của Osama bin Laden, nhiều viên chức trong cơ quan này liền tung đòn du kích chính trị: tiết lộ bí mật cho báo chí khai thác để tấn công ngược vào chính quyền.

 

Nhằm khắc phục tình trạng mù lòa về tình báo, Quốc hội Mỹ đòi tái phối trí hệ thống tình báo. Trung ương Tình báo CIA hết vai trò trung ương và bị nằm dưới sự điều động của Giám đốc Quốc gia Tình báo, trong khi vẫn phải tự cải tổ giữa cả chục đòn du kích chính trị từ nội bộ phá ra. Mới làm Giám đốc CIA có 19 tháng, ông Porter Goss bị thay thế, người được chỉ định là nhân vật có khả năng và kinh nghiệm thì bị vướng vào hai chuyện: khi làm Giám đốc NSA thì ra lệnh kiểm thính điện thoại ("nghe lén") và lại còn là một Đại tướng hiện dịch.

 

Người ta quên rằng theo luật lệ từ thời thành lập năm 1947, dưới Giám đốc CIA, có thể là quân nhân hay không, thì một trong hai phó giám đốc phải là quân nhân. Sở dĩ quên vì Quốc hội Mỹ quên ghi lại điều ấy khi tổ chức lại hệ thống tình báo! Vì vậy mới có nhiễu âm, sự ồn ào vô ích, về bốn sao trên vai của Tướng Michael Hayden. Đế quốc Hoa Kỳ không chỉ mù loà về thiên hạ sự mà còn bị loạn chiêu ngay trên thượng tầng chính trị. Bệnh loạn chiêu lại thường đột biến trong mùa bầu cử, hai năm một lần.

 

Ngần ấy vấn đề chồng chất đang trút lên vai Tổng thống George W. Bush.

 

Là người kiên trì và có viễn kiến, ông Bush không thay đổi lập trường và cố gắng hoàn thành kế hoạch đã tự vạch ra. Nhưng, ông lãnh đạo một xứ dân chủ, nên không thể cầm quyền một mình. Ông có thể thực hiện mục tiêu đề ra nếu có hậu thuẫn của đảng viên Cộng hoà. Hậu thuẫn ấy nay đang tan rã.

 

Phe bảo thủ về kinh tế, muốn có tự do mậu dịch và kỷ cương ngân sách đã bỏ ông vì tội tăng chi, hoặc ít ra không dám phủ quyết việc tăng chi của Quốc hội, do đảng Cộng hoà kiểm soát. Tội tăng chi ấy không hoàn toàn tại ông, nhưng chính quyền ông cũng góp phần đáng kể khi mở rộng vai trò can thiệp của bộ máy công quyền. Đảng Dân chủ không khen ông vì sự can thiệp ấy, rất hợp với ý muốn của họ - thí dụ là kế hoạch cải tổ giáo dục để con trẻ được học hành tử tế - vì ông lại có tội giảm thuế cho nhà giàu (một điều láo khoét mà nghe hợp lý) v.v…

 

Phe bảo thủ về an ninh đang bỏ ông vì tổng thống thiếu dứt khoát trên chiến trường Iraq - phải đôn quân và đạt thắng lợi quyết định - và dọc biên giới miền Nam với Mễ. Họ quên hẳn một sự thật ít ai nói tới: khủng bố Hồi giáo xâm nhập Hoa Kỳ không từ phía Nam mà từ phía Bắc, từ biên giới Canada, và vẫn còn tiếp tục. Ông Bush mất hậu thuẫn của họ vì hồ sơ di dân và làm gì thì cũng bị chống. Ôn hoà ân xá cũng không được, tăng cường kiểm soáy biên cương cũng không xong.

 

Đảng Cộng hoà có một truyền thống rất "quốc gia": tự phân hoá vì những phân liệt cục bộ. Và lần đầu tiên từ vài chục năm nay - từ thời Goldwater và Reagan- đảng này hết sáng kiến mang tính chất cách mạng. Đa số họ giành được năm 1994 - nhờ sự sai lầm của chính quyền Clinton- có thể sẽ chấm dứt vào cuối năm nay. Trong 10 năm tới, đảng Cộng hoà có thể sẽ lang thang ngoài sa mạc.

 

Và nước Mỹ lang thang trong vô định vì đảng Dân chủ không có sáng kiến gì hơn.

 

Họ khéo kín miệng về mình để khai thác những lầm lẫn chồng chất của đối phương. Nếu chiếm đa số, phân nửa những gì họ thi hành sẽ là những gì chính quyền Cộng hoà đã đề ra từ 25 năm qua và chính quyền Clintonđã áp dụng. Phân nửa còn lại sẽ là sự bất định.

 

Về đối ngoại, họ cũng không có đề nghị gì khác hơn chủ thuyết Bush.

 

Họ kết án ông Bush là đơn phương tại Iraqmà không tiến hành giải pháp đa phương, trong khi cũng kết án vụ Bắc Hàn, vì chính quyền Bush đi theo giải pháp ngoại giao đa phương! Hoa Kỳ đang tiến hành giải pháp ngoại giao đa phương ấy với Iranthì họ đòi hỏi là Mỹ nên nói chuyện trực tiếp. Các đồng minh từng theo đuổi giải pháp đa phương sẽ nghĩ sao khi được Mỹ cám ơn và mời ra khỏi phòng họp" Với Trung Quốc, một đe dọa an ninh trong vài thập niên tới, họ lại chỉ chú trọng đến chuyện mậu dịch để đả kích chính quyền Bush là quá nhân nhượng với Bắc Kinh về hối suất đồng Nhân dân tệ!

 

Với chiều hướng ấy, ngoại giao của Mỹ sẽ chẳng có nhiều thay đổi lớn mà chỉ còn đòn vặt không đáng sợ, chủ thuyết Bush không có Bush là mất sức gián chỉ. Còn về nội trị, chính trường Mỹ tiếp tục vỡ đôi giữa hai khối, mỗi khối chỉ có chừng 35-37% cử tri, đan lượn với nhau để tranh thủ 10% lưng chừng ở giữa. Trong hoàn cảnh ấy, những việc cải cách cần thiết để tránh đà vỡ nợ vì An sinh Xã hội hay phá sản vì chi nhiều hơn thu sẽ được nói mà không làm.

 

Thực ra, nếu có so với nước Anh, Đức, hay Pháp, thì tình hình ấy cũng chẳng đến nỗi tệ. Nhưng, Hoa Kỳ lại là siêu cường đang ở giữa chiến tranh. Các Tổng thống vĩ đại của Mỹ, như Lincolnhay F. D. Roosevelt đều đã gặp cảnh ngộ của ông Bush: nhất thời bị đả kích vì những sai lầm lúng túng trong cuộc Nội chiến và Thế chiến II, còn tệ hơn gấp bội. Nhưng họ vuợt qua những trở ngại ấy để trở thành vĩ đại. Ông Bush thì chưa.

 

Một phần vì những lầm lẫn của ông, tích tụ và bùng nổ từ tháng Chín năm ngoái, một phần quan trọng không kém là nước Mỹ đã thay đổi.

 

Người dân Mỹ đã thay đổi. Họ đòi hỏi rất nhiều và lập tức mà không dám hy sinh.

 

Vì vậy, Hoa Kỳ chỉ là đế quốc hờ, trong có một mùa. Và sẽ còn bị khủng bố tấn công.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.