Hôm nay,  

Hoạt Động Bảo Vệ Môi Trường Của Việt Nam

19/05/200600:00:00(Xem: 1921)

Đài Á Châu Tự Do RFA phỏng vấn Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết như sau về tình hình môi trường Việt Nam, đã cho thấy nhà nứơc CSVN đang đầu hàng trước nạn tàn phá môi trường ở mọi cấp, mọi nơi.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

- Hỏi: Tc KH&MT hôm nay tiếp tục trao đổi với TS MTT về Báo cáo Hiện trạng Môi trường 2005. Sau các nhận định về sức ép lên môi trường, cùng ảnh hưởng của việc phát triển kinh tế xã hội, câu hỏi đầu tiên cho Ts là các hoạt động bảo vệ môi trường của VN trong thời gian qua như thế nào"

 

- Đáp: Thưa anh. Nói về hoạt động bảo vệ môi trường của Việt Nam trong thời gian qua, nhìn chung, chúng ta có thể nói rằng, Việt Nam đã có nhiều cố gắng để cải thiện tình trạng xuống cấp chung của môi trường trong bốn lãnh vực sau đây: thay đổi hệ thống quản lý môi trường, nhân sự quản lý, chính sách quản lý, và nguồn vốn đầu tư. Chúng ta sẽ lần lượt trao đổi về những thay đổi trên so với trời gian trước đây.

 

- Hỏi: Trước hết xin Ts nói về những thay đổi hay cải thiện trong hê thống bảo vệ môi trường của Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam.

 

- Đáp: Theo chúng tôi nhận thấy, có một thay đổi chính là bắt đầu từ năm 2002, VN đã thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường, nghĩa là Việt Nam đã chuyển đổi suy nghĩ và muốn quản lý việc bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương, cùng với việc kết hợp quản lý và kiểm soát tài nguyên quốc gia. Quyết định nầy còn có một ý nghĩa khác nữa là Việt Namđã nhận thức được những kẻ hở trước đây trong cung cách quản lý môi trường là không thể kiểm sóat và kết hợp các địa phương lại. Điều nầy đã là một trong nhiều nguyên nhân làm cho môi trường khắp nước xuống cấp trầm trọng trong thời gian qua. Hệ thống quản lý hiện tại có thể tóm tắt như sau: Từ Bộ ở trung ương, đến Sở ở các tỉnh và đô thị có phát triển cao, tới phòng TN&MT ở các quận huyện. Đặc biệt như ở TpHCM, ngoài SởTN&MT, còn có Chi cục Bảo vệ MT, Phòng quản lý MT và Chi cục quản lý chất thải rắn do tính chất phức tạp và quan trọng trong phát triển của Tp nầy.

 

- Hỏi: Còn về nhân sự quản lý thì sao thưa TS"

 

- Đáp: Hiện tại trên tòan quốc có khoảng 150 nhân sự quản lý ở cấp trung ương. Có 64 Sở TN&MT với chỉ số nhân viên từ 4 đến 5 người. Còn lại khoảng 100 nhân sự cho cấp quận huyện và địa phương. Như vậy, các con số trên cho chúng ta thấy vấn đề nhân sự trong quản lý môi trường còn quá thấp, khoảng 5,5 người/1 triệu dân số. So với các quốc gia Đông Nam Á, tỷ lệ nầy biến thiên từ 20 đến 30 người/ 1 triệu dân.

 

Bên cạnh số lượng nhân sự còn quá ít ỏi, cũng cần nên nói thêm là lực lượng  quản lý  vẫn còn quá yếu kém về trình độ chuyên môn trong khi phải đãm nhiệm một khối lượng lớn công việc như thiết lập chính sách, chiến lược bảo vệ môi trường, cũng như báo cáo hiện trạng môi trường, và nhất là việc kiểm soát ô nhiễm và thanh tra môi trường. Theo Báo cáo hiện nay, chỉ có khoảng 50% số tỉnh đã thành lập Phòng TN&MT ở cấp huyện, nhưng trên thực tế công tác quản lý ở địa phương hầu như còn bỏ ngõ.

 

- Hỏi: Với nguồn nhân sự vốn đã thiếu và không đủ chuyên môn lại phái gánh vác một số lượng công việc bảo vệ môi trường toàn quốc, như vậy chính sách bảo vệ môi trường VN như thế nào để có thể kiểm soát được toàn bộ khối lượng công việc trên thưa ông"

 

- Đáp: Như chúng tôi vừa trình bày, với nguồn nhân sự còn thiếu thốn, nhưng trong những năm gần đây và nhất là khi Bộ TN&MT được thành lập, nhiều chủ trương, chính sách, và các văn bản quy phạm pháp luật xuất bản về môi trường đã được thành lập làm cho tình trạng quản lý môi trường lần lần đi vào nề nếp như:

 

- Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

 

- Nghị định, quy định về xử phạt vi phạm hành chánh trong lãnh vực BVMT;

 

- Quy chế quản lý an toàn sinh học;

 

- Kế hoạch hành động để bảo tồn và phát triển bền vững;

 

- Đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn v.v...

 

Thêm nữa, luật BVMTsau 17 lần sửa đổi từ ngày ban hành lần đầu tiên năm 1994, đã được quốc hội VN chấp thuận và thông qua vào cuối năm 2005. Luật nầy tăng lên thành 10 chương trong đó đặt trọng tâm nhiều về quyền lợi, nghĩa vụ, và trách nhiệm của mọi tầng lớp trong xã hội, và việc quản lý môi trường tương đối rõ ràng hơn so với Bộ luật cũ. Các văn bản trên đây góp phần vào việc đẩy mạnh quản lý và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy vẫn còn nhiều sai sót, mâu thuẫn và chưa có tính khả thi cao giữa các văn bản trên. Nhiều luật lệ còn chồng chéo nhau, nhất là trong trách nhiệm quản lý giữa các Ủy ban nhân dân địa phương và ủy ban nhân dân tỉnh và trung ương. Chính điều nầy, đôi khi làm cho công cuộc quản lý trở nên phức tạp hơn vì tính không nhất quán và tùy tiện suy diễn ở từng nơi. Từ đó những mâu thuẫn địa phương có điều kiện phát sinh và khó kiểm soát trong tương lai.

 

Quan trọng hơn nữa, vẫn còn thiếu nhiều điều luật quy định việc BVMT cùng với chính sách xử dụng năng lượng, công cuộc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cùng đa dạng sinh học cần phải được lưu ý và đào sâu thêm. Một điều căn bản chính yếu trong luật môi trường là quy định các nhà sản xuất công kỹ nghệ phải thiết lập Báo cáo tác động môi trường (EIA) trước khi dự án được chấp thuận và được cấp giấy phép hoạt động. Nhưng cho đến nay, có gần 700 ngàn cơ sở công nghiệp lớn nhỏ trên toàn quốc đang hoạt động, vẫn chưa có nơi nào nộp bảng nghiên cứu tác động môi trường theo đúng quy định của luật.

 

- Hỏi: Còn vấn đề đầu tư nguồn vốn hiện tại có làm tăng thêm việc BVMT hay không thưa ông"

 

- Đáp: Theo thống kê, hàng năm ngân sách tiêu dùng cho việc BVMT toàn quốc là từ 7 đến 9 triệu Mỹ kim, trong đó 25% nguồn vốn dùng để chi tiêu cho việc phát triển các dự án xây dựng những trạm quan trắc và phân tích môi trường. Do đó, kinh phí hoạt động cho việc BVMT rất ít, hoàn tòan không đủ để giải quyết những vấn nạn môi trường cho toàn quốc. Trong lúc đó, một thí dụ điển hình trong việc cải thiện môi trường kinh Nhiêu Lộc trước đây, kinh phí đã lên đến hàng trăm triệu Mỹ kim mà vẫn chưa hoàn tất.

 

Còn nguồn vốn tiếp nhận từ viện trợ ngoại quốc tuy có chiều hướng tăng thêm, nhưng vẫn chiếm vị trí khiêm nhường so với các vốn đầu tư để phát triển kinh tế, nguyên nhân chính tạo ra ô nhiễm môi trường.

 

Vì vốn đầu tư cho môi trường quá ít và các cơ quan BVMT chưa có đủ khả năng hoạt động, do đó, nhiều vấn đề môi trường vẫn chưa được theo dõi, cũng như cung cách quản lý không được đi sâu đi sát và không có trao đổi thường xuyên giữa những nhà đầu tư và quản lý ngõ hầu giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường.

 

- Hỏi:  Qua sự trình bày về 4 lãnh vực trong hoạt động BVMT của VN, và trong điều kiện và tình trạng chung như thế, TS nhận xét về những hoạt động nầy như thế nào trong thời gian qua"

 

- Đáp: Có thể nói, VN đã có nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh việc kiểm soát ô nhiễm và BVMT nhất là trong công tác phổ biến thông tin, gây sự chú ý và ý thức tự giác trong công cuộc chung của đất nước. 

 

Về nhân sự, vì nguồn đầu tư không đủ do đó một nhân viên phải đảm trách nhiều nhiệm vụ khác nhau cho nên khó chu toàn tất cả các trách nhiệm được giao phó. Từ đó, công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chất thải, xử lý vi phạm v.v... còn bị hạn chế. Và chính vì sự thiếu hụt nhân sự, các cơ sở sản xuất có thể lợi dụng khe hở nầy để vi phạm môi trường như phát thải chất thải khí, lỏng, rắn bừa bãi vào thiên nhiên không qua xử lý. Cũng chính vì thiếu nhân sự mà VN không thể giải quyết được các vi phạm, mặc dù đã biết rất rõ cơ sở nào vi phạm và đã thiết lập danh sách đen chiếu theo Nghị quyết xử lý triệt để ban hành vào năm 2003, trong đó có trên 30 ngàn cơ sở sản xuất ở tp HCM nằm trong danh sách cần phải di dời ra khỏi nội thành.

 

Đối với các hoạt động môi trường ở tầm vóc quốc gia như các trạm quan trắc ở lưu vực sông Cửu Long, Đồng Nai, Sài Gòn cần phải được thiết lập, nâng cấp, kiểm soát cũng như lấy mẫu theo chu kỳ thường xuyên hơn để có thể phát hiện và giải quyết kịp thời các tai nạn do thiên nhiên hoặc do con người gây ra trước khi  các vấn nạn nầy có thể trở thành thảm họa cho đất nước.

 

Sau hết, chúng tôi muốn nói đến việc nhập cảng các phế liệu. Trong suốt thời qian qua, việc nhập cảng phế liệu và các thiết bị có công nghệ lạc hậu từ ngoại quốc đã trở thành một tệ trạng. Các cơ sở sản xuất lợi dụng kẻ hở của Quyết định cho phép nhập cảng của Bộ TN&MT để nhập cảng các chất phế thải phế liệu từ các quốc gia khác như nhựa plastic phế liệu, dầu nhớt phế thải, mạch điện tử, vỏ xe hơi cũ, bình điện cũ, cũng như những máy móc cũ của Trung Quốc trong hệ thống nhà máy đường của VN.

 

Do đó, cần nên chấm dứt việc nhập cảng nầy càng sớm càng tốt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.