Hôm nay,  

Bóng Ma Việt Cộng

10/04/200400:00:00(Xem: 4612)
Có người lúc nhỏ bị nhát ma, bóng ma ám ảnh biến thành nỗi sợ không rời khi lớn lên. Có ma hay không vấn đề để sau, hậu xét. Nhưng điều có chắc, biết chắc là, có nỗi sợ ma và có người sợ ma. Cũng như bóng ma Việt Cộng, không ít người Mỹ còn bị ám ảnh, còn sợ. Nên sau ngày 30 tháng Tư 1975, ngày vị đại sứ Mỹ cuốn cờ lên trực thăng rời khỏi Saigon, mỗi lần Mỹ có chiến tranh thì bóng ma Việt Cộng lại hiện về trong tim óc của không ít chánh trị gia, học giả Mỹ. Và ám ảnh đó, nỗi sợ đó biến thành tiếng báo động lớn, coi chừng sa lầy như Chiến tranh VN. CS Hà nội được thể "hà hơi tiếp sức" cho việc tuyên truyền không công dùm cho họ.
Thực sự mấy ông chánh khách, mấy ông học giả lớn tiếng, nhiều ý này có người chưa có lần nghe được tiếng súng trường bá mít bắn sẻ từ ven cây, chưa gặp được trái lựu đạn sét gài trên lộ, chưa thấy được một du kích, một Vi Xi ( VC ) thứ thiệt chém vè. Mấy ông ấy bị mấy ông tiến sĩ ở khuôn viên đầy bóng mát, ở giảng đường máy lạnh ở đại học và truyền thông đại chúng do Phản Chiến khống chế, nhát ma. Nhứt là sau biến cố CS Bắc Việt gọi là Tổng Công Kích Tổng Nổi dậy năm 1968. Bóng ma VC trở thành một ám ảnh và nỗi sợ không rời trong tâm tư những người có quyền nói ấy. Nếu chịu khó bình tâm suy nghiệm thì thấy suốt từ khi Mỹ tham chiến ở VN, VC có đánh một trận nào ra hồn đâu. VNCH có mất một đồn, một ấp nào mà không tái chiếm lại được đâu. Trận Mậu Thân chẳng qua là một thế trận hai mặt giáp công, nội công ngoại kích của CS Hà nội mà thôi. CS Hà nội dùng để thanh toán nội bộ, hạ trước CS gốc Miền Nam và Mặt trận Giải Phóng gốc dân Miền Nam thân Pháp. Bằng đòn này CS Hà nội đã nướng gọn gần hết quân đối thủ nội bộ để về sau khỏi phải mang tiếng đối phó như đã đối phó với Trần văn Trà, Nguyễn Hộ. Ngoại kích, CS Hà nội đánh vào lòng kiên nhẫn của người Mỹ ngay tại nước Mỹ, đánh vào tánh thương người, sợ chết, sợ thấy cảnh máu đổ thịt rơi của một xã hội quá thừa mứa vật chất, quá ham hưởng thụ, và quá quen với cuộc sống hoà bình. Phản xạ tất yếu của cảm xúc đó là phản chiến, không cần phân biệt chiến tranh có lý do chánh đáng, có chánh nghĩa hay không.
Trong khi đó những người trong cuộc thì không có tiếng nói, không có chỗ nói, không có dịp nói, tức cũng như không có quyền nói. 58 ngàn quân nhân trên bức tường kỷ niệm ở Washington im như nấm mồ. Hàng nửa triệu quân nhân tham gia Chiến tranh VN bị Phản Chiến dán lên mồm lá bùa diệt khẩu, nhãn hiệu "Hội chứng Chiến tranh Việt Nam." Hàng triệu người Việt sanh ra trong chiến tranh, trưởng thành trong khói lửa may mắn sống sót ra khỏi tù đày CS, sau đó đến Mỹ trở thành công dân Mỹ, quá bận làm lại cuộc đời, quá thiệt thòi với thân phân thiểu số chân ướt chân ráo. Có cố gắng nói nhưng tiếng vọng chưa sâu xa, lại bị những chánh khách Mỹ trốn lính không đi VN chiến đấu làm tài khôn, dạy đời bỏ quá khứ, hướng tương lai để che dấu thâm ý thậm thò thập thụp với kẻ thù CS vì quyền lợi phe phái riêng của họ. Vì lẽ đó bóng ma VC, nỗi sợ CS không rời, ám ảnh Chiến tranh VN thường xuất hiện ở Mỹ, trên chánh trường, và truyền thông Mỹ mỗi lần đất nước Mỹ có chiến tranh.

Mới đây nhứt, trong thời bình định, tái thiết Iraq, hình ảnh 4 người thường dân Mỹ bị phiến quân Iraq đốt xe, treo cổ, chặt khúc, lôi xác đi tiếp theo là cuộc hành quân tiểu trừ phiến quân tại thành phố Falloujah, nơi một giáo sĩ Hồi giáo cực đoan 30 tuổi được Iran yểm trợ sách động chống Mỹ mạnh. Thế là hệ thống báo Times chọn một tấm hình có tính toán và hậu ý, từ New York xuống Los Angeles, San Diego đi trang nhứt hình môt Thủy quân Lục chiến Mỹ mang trên vai một "túi đựng xác" của môt quân nhân Mỹ tử trận ở Ramadi. Hình ảnh gợi nhớ những thảm cảnh dẫy đầy trên báo chí và truyền hình do Phản Chiến khống chế thời Chiến tranh VN. Chưa đủ, Đảng Dân Chủ thổi kèn đưa đám lớn lên và thống thiết hơn. TNS Ted Kennedy, Dân chủ Massachusetts trong một bài diễn văn hồi thứ Hai tại Viện Brookings, nói "Iraq là Việt Nam của George Bush" hàm ý nhắc lại việc TT Johnson rút lui không ứng cử nhiệm kỳ 2. TNS Tom Daschle, Dân chủ South Dakota nhắc trước diễn đàn Thượng Viện, việc tốn hao xương máu và những đau khổ " sâu xa" (profound) của người Mỹ. TNS Kerry ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân Chủ dè dặt hơn, phê bình cách giải quyết thời hậu chiến Iraq, của TT Bush độc đoán, bất chấp Liên hiệp quốc. Nhưng tổ chức Media Fund cổ động bầu cử cho Oâng Kerry tung ra bích chương cay độc, hàm ý TT Bush phí phạm tài sản, sinh mạng Mỹ trong Chiến tranh Iraq để trả thù cá nhân cho cha.
Tự nhiên Đảng Cộng hoà phản bác. TT Bush công khai bày tỏ quyết tâm ngay sau khi vụ 4 thường dân Mỹ bị hành xác man rợ, " Chúng ta chống bọn ác ôn và quân khủng bố tại Iraq giêt thường dân vô tội…Chúng ta đánh bại chúng ở đó để khỏi phải đối phó ở nước nhà của chúng ta." Nội các Bush nhứt là Ngoại Trưởng Powell từng tham gia Chiến tranh VN về lên Mỹ lên tướng hoàn toàn chống sự so sánh sai lầm VN và Iraq của những nhân vật Dân Chủ. TNS McCain Cộng Hoà từng là đối thủ với TT Bush khi vận động đảng chỉ định, từng ở tù binh CS, chịu không nổi đứng lên khẳng khái phản bác lời của nói của TNS Biden Dân Chủ , cựu chủ tịch Uûy ban Ngoại vu, khi ông này liên kết Chiến tranh Iraq với Chiến tranh VN. Tâm huyết của TT Bush, chánh quyền Bush và Đảng Cộng Hoà có đó. Nhưng trong chánh trị nhiều khi lực bất tòng tâm. Lực đó là ma lực của bóng ma VC đã ám ảnh đảng DânChủ khi xưa làm TT Johnson phải rút lui, không dám ra ứng cử nhiệm kỳ 2 sau Tết Mậu Thân, và bây giờ xuất hiện khi so sánh một cách hết sức sai lầm Iraq với VN. Và đó cũng là lực nhiều nhân vật đảng Dân Chủ muốn dùng để hạ TT Bush trong cuộc bầu củ 2004.
Còn 7 tháng nữa để nhân dân cử tri Mỹ nhìn và xem bóng ma Chiến tranh VN hiện lại trong Chiến tranh Iraq ảnh hưởng thế nào. Cuộc thảm sát ở Falluojah có ảnh hưởng đến Washington như trận tấn công Tết Mậu Thân của CS năm 1968 không. Đảng Dân Chủ có thể áp lục chánh quyền đương nhiệm hay lên nám chánh quyền đề Iraq hoá chiến tranh, đổi màu da xác chết, rút lui trong danh dự, phản bội lời Mỹ hứa với nhândân Iraq hay không. TT Bush có đủ sức kiên trì chịu đựng các cuộc tấn công, thảm sát như ở Fallojah, mục địch không phải để thắng quân đội Mỹ ở Iraq mà để thắng lòng kiên nhẩn trong chiến tranh của nhân dân Mỹ, ngay tại nước Mỹ hay không. Quân đội Mỹ có bị chánh trị buộc rút khỏi Iraq như tàn quân ra khỏi thành không. Nhân dân yêu tự do, dân chủ ở Iraq có nói như người Miền Nam VN khi xưa, "làm kẻ thù của Mỹ thì dễ làm bạn với Mỹ rất khó." Không những khó mà đôi khi nguy nữa. Phảïi vong gia, bại sản, ly hương, thất quốc, sa bang không chừng!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.