Hôm nay,  

Quan Hệ Hoa Kỳ Với Những Nước Cộng Sản

06/05/200600:00:00(Xem: 1544)

Khởi đầu bằng chính sách ngoại giao bóng bàn, dẫn đến chuyến đi Trung Quốc năm 1972 của tổng thống Mỹ Richard Nixon, đến nay đã 34 năm.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Sự kiện lịch sử nối tiếp trong quan hệ Hoa-Trung là vào năm 1979, 30 năm sau ngày những người cộng sản lên nắm quyền ở Trung Quốc, Hoa Kỳ quyết định cắt đứt quan hệ với đồng minh là Đài Loan, thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và coi quốc gia cộng sản này là đại diện chính thức tại Liên Hiệp Quốc.

 

Từ đó đến nay, bất kỳ ai lên làm tổng thống Mỹ thì một chuyến thăm Trung Quốc không thể thiếu trong lịch trình công du, từ tổng thống Jimmy Carter, Ronald Reagan, Bush (cha), Bill Clinton cho đến đương kim tổng thống George W. Bush. Đáp lại, lãnh đạo Trung Quốc cũng không thể không đến Hoa Kỳ trong lúc cầm quyền, từ Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân đến Hồ Cầm Đào.

 

Suốt hơn 30 năm qua, tuy không phải là một liên minh quân sự, nhưng hai nước đã đưa mức trao đổi thương mại lên mấy trăm tỉ đô la mỗi năm khiến nền kinh tế của hai nước trở nên lệ thuộc vào nhau trong thế giới ngày càng trở nên toàn cầu hoá.

 

Trung Quốc cần kỹ thuật cao, cần máy móc cho kỹ nghệ nặng, cần máy bay để dùng trong việc phát triển kinh tế. Trong khi đó hàng gia dụng do Trung Quốc sản xuất được dân Mỹ ào ạt tiêu thụ với giá rẻ.

 

Nhưng trong mối quan hệ thương mại tốt đẹp đó tiềm ẩn những bất đồng, nhiều khi trở thành những sóng ngầm trong quan hệ hai bên.

 

Một bài viết của Melinda Liu từ Bắc Kinh và Richard Wolffe từ Bạch Cung trên tuần báo Newsweek, ngày 1-5-2006, về chuyến đi Hoa Kỳ tháng trước của chủ tịch Hồ Cầm Đào cho thấy điều đó.

 

Hai tác giả cho biết: "Đối với người Trung Quốc luôn muốn giữ thể diện, chuyến viếng thăm đã có vấn đề ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch."

 

"Những phụ tá của ông Hồ hy vọng có quốc yến. Thay vào đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc phải chấp nhận một bữa tiệc trưa. Chuyện vòng vo đó là điều được biết trước. Nhưng một loạt những sự cố thiếu tính ngoại giao và những điều gây xấu mặt không tiên liệu trước đã làm cho vấn đề trở nên phức tạp gấp bội."

 

"Trong buổi lễ đón tiếp ở Đông Viên trước thềm Bạch Cung, khi mở đầu chương trình người xướng ngôn Mỹ giới thiệu sai tên quốc gia ông Hồ đại diện là “Cộng Hoà Trung Hoa”, là tên gọi chính thức của Đài Loan, một đảo quốc trong vòng nửa thế kỷ qua đã là nguyên nhân chính cho những bất đồng giữa Hoa Kỳ và Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc (Phụ tá của ông Bush nói phần dịch ra tiếng Hoa thì đúng với tên gọi của Trung Quốc)

 

Cũng ngay sau lời giới thiệu lầm lẫn của người xướng ngôn thì chuyện đau lòng khác lại xảy ra.

 

Khi ông Hồ vừa bắt đầu bài diễn văn, có một người hoạt động nhân quyền, len trong đội ngũ phóng viên báo chí, la lối: “Chủ tịch Hồ! Ngày tàn của ông sắp đến rồi.” Người đàn bà ấy tiếp tục la lớn tiếng nhiều phút trước khi an ninh cảnh sát bắt đưa đi.”

 

Newsweek tiết lộ rằng sau đó trong Văn Phòng Bầu Dục ông Hồ nhận được lời xin lỗi từ chính người đã đón tiếp. Tổng thống Bush nói với Chủ tịch Hồ rằng ông "rất lấy làm tiếc."

 

Dù vụ việc bị kiểm duyệt ở Trung Quốc, nhưng thông tin này đã được mau chóng truyền đi từ những người sử dụng mạng điện tử đến với quần chúng không nối mạng.

 

Bài báo của Newsweek nói "một số người tham gia diễn đàn cho rằng những la ó đó là âm mưu của người Mỹ - cho dù người phụ nữ đó đã bị giam giữ một đêm."

 

"Nhưng những người khác thì nói ông Bush không phải xin lỗi. “Hoa Kỳ có thể cho phép những người phản đối vào Nhà Trắng la ó!” Một ý kiến đưa ra tuần trước."

 

Vì khác biệt chế độ chính trị

 

Bài báo của Newsweek cho thấy vì sự khác biệt giữa chế độ dân chủ và cộng sản mà những đón tiếp dành cho lãnh tụ cộng sản cũng vẫn có những giới hạn chừng mực.

 

Qua chuyến đi Hoa Kỳ của chủ tịch Hồ Cẩm Đào, nhìn lại chuyến đi của thủ tướng Phan Văn Khải thì thấy có những điểm giống nhau.

 

Ông Khải và ông Hồ đến Mỹ đều đặt chân tới <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Seattletrước khi đến thủ đô Hoa Kỳ. Ở Seattlehai ông đều ghé thăm “người giầu nhất hành tinh” là chủ tịch công ty Microsoft Bill Gates. Ông Hồ được ông Gates chiêu đãi ăn trưa còn ông Khải thì không.

 

Đến thủ đô Washingtonông Hồ và ông Khải đều gặp biểu tình chống đối và có những sự cố làm mất thể diện. Ông Hồ được tổng thống Bush chiêu đãi ăn trưa, ông Khải thì không. Hoa Kỳ không đãi quốc yến cho cả hai ông.

 

Hai lãnh tụ cộng sản đều không ghé thăm Californialà nơi có đông người đồng hương nhất.

 

Đó là những dấu chỉ cho thấy quan hệ giữa Mỹ và những nước cộng sản tuy phát triển về thương mại nhưng luôn có trắc trở và chưa bao giờ được gọi là bình thường như quan hệ giữa Mỹ-Nhật, Mỹ-Anh hay Mỹ-Pháp.

 

(bbcvietnamese.com)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.