Hôm nay,  

Franz Kafka, The Vulture (2)

7/14/200300:00:00(View: 4667)
Trường hợp Virgil, theo tôi [Borges], ông nhờ bạn đốt sách của mình, là do thẩm mỹ: ông muốn sửa lại giọng văn, hay câu chữ. Đây là quan điểm của nhà phê bình Pháp, Roland Barthes, theo đó, bởi vì bút sa gà chết, và bởi vì bút đã sa, gà đã chết, cho nên chỉ còn có mỗi một cách để làm sự tình đỡ bi thảm đi chút nào hay chút đó, là: viết tiếp! Theo nghĩa đó, ông cho rằng, viết có nghĩa là viết thêm (add), vào những gì đã lỡ viết ra rồi.
Cũng có thể, Virgil biết chuyện một nhà thơ Trung Hoa, suốt năm, cứ ranh rảnh được chút thì giờ nào không phải lo chuyện cơm áo, là "bèn" nướng hết cho thơ, tới đêm 30 Tết, "bèn" uống rượu cùng với bà Táo và hai ông Táo, và nướng hết thơ cho bà Hỏa! Vừa khóc, vừa uống rượu, vừa nướng thơ, theo như giai thoại kể lại.
Hay câu chuyện về một nhà văn tỉnh lẻ Nga [Gogol] bán heo, bán gà, gom hết tiền bạc đem cùng với tác phẩm, và mình, lên tỉnh, in, và sau đó, đi thâu gom những cuốn sách đã in ra đó, mang cúng cho thần hỏa.

Trường hợp Kafka phức tạp hơn. Người ta có thể coi tác phẩm của ông là một ngụ ngôn, hay một chuỗi những ngụ ngôn - tức là những ngón tay chỉ mặt trăng - tức là đề tài - tức liên hệ đạo đức giữa cá nhân với Thượng Đế, và cái vũ trụ "cà chớn", tức không làm sao hiểu nổi, của Người. Mặc dù tính chất thời sự [hay nói theo Camus, suy nghĩ xem cuộc đời đáng sống hay là không - đời mà chưa đáng, thì sách làm sao đáng - là trả lời câu hỏi chẳng chút cà chớn của triết học], nhưng Kafka gần gụi với "Sách của Job" hơn là cái mà người ta gọi là "văn chương hiện đại". Tác phẩm của ông dựa trên một ý thức tôn giáo, đặc biệt tông giáo Do Thái. Kafka coi tác phẩm của ông là một hành động của niềm tin, và ông không muốn tác phẩm của mình khiến cho nhân loại trở nên chán đời, [Borges viết: ông không muốn nhân loại, do đọc những gì ông viết ra, mà trở nên nản lòng], chính vì vậy mà ông yêu cầu bạn đốt.
Nhưng chúng ta có thể nghi ngờ, có thể còn có những động cơ khác. Kafka chỉ có thể mơ những ác mơ, ác mộng; mơ hoài còn hoài, bởi vì mơ tới đâu, thực tại cung ứng tới đó. Cùng lúc đó, ông thực hiện ở trong tất cả những cuốn sách của ông, những hậu quả, tạm gọi là "việc hôm nay hãy để ngày mai", [procrastination: trần trừ, trì hoãn, nước đến chân chưa chịu... tẩu...]. Không nghi ngờ chi: cả hai, buồn bã và trần trừ, đã vắt kiệt ông.
Có thể, ông cũng muốn viết ra một vài trang cuối có tí vui vui ở trong đó, nhưng, cà cuống chết đến đít vẫn còn cay: danh dự, phẩm giá của ông, không cho phép ông bịa đặt ra những trang cà chớn như vậy.
(còn tiếp)

Jennifer Tran
(mô phỏng bài viết cùng tên của J.L. Borges)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
MEXICO CITY - Đoàn lữ hành sẽ trốn chạy chiến tranh băng đảng ma túy tại Mexico, gồm khoảng 100 tín đồ Mormon từ vùng quê ở tiểu bang Sonora.
Tòa án CSVN đã kết án 3 nhà đấu tranh dân chủ Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền tổng cộng 33 năm tù giam, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 11 tháng 11.
50 người đã thiệt mạng vì sốt xuất huyết trong khi có tới 250,000 người mắc bệnh này tại Việt Nam, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 11 tháng 11.
Phi trường Suvamabhumi là phi trường quốc tế của Thái Lan. Trước khi đến đây, tôi nghe nói phi trường này mỗi năm tiếp đón chục triệu lượt khách. Nghe là như vậy, chớ chưa đến đó trải nghiệm sự thật.
Westminster (Bình Sa)- - Tại Thánh Thất California 8791 Orangewood Ave, Garden Grove, CA 92841 vào lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật ngày 10 tháng 11 năm 2019 Châu Đạo California đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Khai Minh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ năm thứ 95.
Đảng Việt Tân vừa lên tiếng tố cáo chính quyền CSVN khủng bố các nhà đấu tranh ôn hòa Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Ocean Vương sinh năm 1988 ở Sàigòn, đến Mỹ năm 1990, vì có vấn đề y khoa nên 11 tuổi mới đi học. Là một thi sĩ và văn sĩ, sống ở New York City. Trong số nhiều giải thưởng nhận được, năm 2016, Ocean Vương thắng giải Stanley Kunitz Prize dành cho Thi sĩ Trẻ.
Năm ấy lụt lớn chưa từng thấy, nước ngập như biển. Nhà bá hộ lu nổi lềnh phềnh từ trong nhà ra ngoài sân, bá hộ cho người đóng cổng kẻo nó trôi ra ngoài hết.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.