Hôm nay,  

Lên Núi Tìm Nước Cho Làng

4/16/200200:00:00(View: 4562)
Bạn,
Chuyện xảy ra tại một bản làng của người sắc tộc Raglay giữa chân một ngọn núi, lọt giữa rừng khộp phía tây tỉnh Ninh Thuận. Cây ở đây lèo tèo, xác xơ như sa mạc. Quanh năm cả làng thiếu nước. Bao đời người Raglay ở làng mỗi ngày đều phải ngược ra dòng sông Cái xa xa cọng nước về. Thế nhưng, có một ngày nước ở đâu chảy về tận làng, và phép lạ này là kết quả của một công trình sáng tạo của một nông dân, người đã lên núi tìm cách đưa nguồn nước về làng. Báo Tuổi Trẻ đã ghi lại câu chuyện này qua đoạn ký sự như sau.

Đó là một ngày lịch của làng Rô Ó, một làng thường chỉ thấy mưa trên núi Ka Răng, họa hoằn có mưa quanh rừng thì ông Trời cũng né cái làng này ra như tâm sự của những người dân nơi vùng rừng Chà Panh, xã Phú Hòa, huyện Bác Ái này. Và Chamaléa Thuận xuất hiện: Tôi dẫn về từ trên núi Ka Răng đó. Dân làng thán phục người đàn ông Raglay thật thà, chất phác 48 tuổi này. Anh cứ đê mê nhìn dòng nước mát trong lành từ thượng nguồn uốn lượn quanh làng; lũ trẻ vui thấy rõ: kéo nhau ra nô đùa, tưng nước và tắm. Và từ cuối năm 1998 đo, dân Rô Ó vốn không chịu nổi nắng, hạn, đã lưu lạc đi làm thuê, rồi cả những người làm ăn ở vùng bên kia sông Cái (để gần nguồn nước) cũng đã quay trở về làng. Có nước dẫn về từ thượng nguồn, cả làng lại bắt tay vào khai hoang vùng đất rộng hơn 20 ha ngoài đồng để cùng chia đều cho nhau cùng trồng lúa nước, tức là đoạn tuyệt luôn với nghề trồng lúa rẫy. Cùng với những vườn điều trên núi, diện tích lúa nước đã giúp dân làng sống ổn định, không lệ rừng với nghề săn bắn, đào củ mài, củ nưng, hái rau rừng.

Chamaléa Thuận từ tốn kể về công việc huyền thoại của mình: "Mình bắt đầu quyết định đi tìm nước cũng từ nỗi khát nước xưa nay của làng. Một trưa mùa khô rất dữ của năm 1998, chợt nghĩ đến những con suối trên núi mà mình thèm. Sáng hôm sau, lặng lẽ một mình mang gạo, mang muối lên núi khảo sát tất cả khe, suối. Hình như mình đi suốt như thế cũng mất mấy con trăng (mấy tháng). Cứ bảo với vợ là đi chăm sóc rẫy điều trên núi nhưng thật ra là đi tìm nguồn nước. Làm thế nào để gom nước từ các con suối lại để nó chảy theo ý mình về làng. Thế là thời gian dài sau đó một mình mình lủi thủi mỗi ngày đi chọn những đoạn suối, khe có địa thế dễ uốn. Và cứ thế đắp đá, dựng kè mãi để ngăn suối này với suối kia, nối khe nước này với khe nước kia. Để giữ những kè đá khỏi bị nước đẩy đổ, mình trồng những loài cây bám dính mạnh phía sau, trồng thật nhiều cho nó chắc. Ban đầu trồng khó khăn, nhưng bây giờ bờ kè đá nào cũng đã kiên cố, khó cuốn trôi lắm. Và cứ vừa đào khe hướng về phía làng, vừa uốn mãi, uốn mãi cho đến khi nước đổ dồn về mỗi suối U Vó để chảy xuống chân núi. Đã thế khi nước về gần tới làng, mọi người vẫn không tin, rủ ai cũng không đi giúp, thế là mình phải một mình đào dẫn cho đến khi thấy nước chảy sát làng, để dân làng tin. Và kể từ khi đưa nước về gần tới làng, lập tức mọi người hăng hái lùa ra đắp bờ, be đập, tất cả đều quên ăn, quên ngủ, làm cả đêm ngày vì nước."

Bạn,
Thành tích dẫn nước từ trên núi cao về tận làng của Chamaléa Thuận đã đưa người nông dân Raglay này trở thành nổi tiếng, vượt ra khỏi làng. Để rồi hai năm sau đó, ngành thủy lợi tỉnh Bình Thuận đã tận dụng hệ thống thủy lợi dân dã của nông dân này để khai triển chương trình nước sạch cho cả vùng rừng Chà Panh, dẫn nước tiếp tế về các làng phía dưới chân vùng rừng này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Ngấp nghé bước lên hàng năm, mắt nhiều vết chân chim, da cổ chùng, da bụng nhão… Mỗ cảm nhận cái già đã hiện tướng, cái vô thường đã lãng đãng… nên phát tâm tu học đặng kiếm chút phước huệ về sau.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Thứ Bảy ngày 16/11/2019 tại Toà Thị Chính, thành phố Asolo, một buổi lễ kỷ niệm 40 năm người Việt tỵ nạn tại Ý được diễn ra do hội đoàn (Pro Loco) và chính quyền địạ phương tổ chức, cùng với sự hợp tác của hội Đông Sơn - Cộng Đồng Người Việt tại Ý.
Westminster (CA) - Hội Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật PSCVN sẽ tổ chức triển lãm nhiếp ảnh nghệ thuật học viên vừa mãn khóa năm 2019 trong 2 ngày cuối tuần tuần này, Thứ Bẩy và Chủ Nhật ngày 23 và 24 tháng 11, 2019 từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều tại Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Người Việt 14771 đường Moran, Westminster, California.
Việc đàn hặc tại Hoa Kỳ cũng như trong các nước dân chủ là tiến trình dân chủ bảo vệ quyền của người dân trong việc quản trị đất nước. Quyền này được ghi trong hiến pháp Hoa kỳ và được tôn trọng do sự hiện diện của hai đảng tạo sự quân bình quyền lực mà không đưa đến độc tài, độc quyền.
Miền Nam trước đây gọi nhạc vàng là tân nhạc để phân biệt với cổ nhạc. Sau chiến tranh, bên thắng cuộc mở “mặt trận” tấn công vào nền văn hóa miền Nam, cả tân nhạc lẫn cổ nhạc đều bị nghiêm cấm và bị hủy diệt.
Hình ảnh cảnh sát Hong Kong tràn vào đại học đàn áp đánh đập sinh viên Hong Kong ngày 19-11-2019 lan truyền khắp thế giới gây xúc động nhiều người. Nhạc sĩ Trần Chí Phúc vừa viết xong ca khúc mới nhất Cám Ơn Hong Kong, đàn hát, quay video bằng Iphone và đưa lên Youtube.
California là vùng đất của giấc mơ vàng đã trở thành cơn ác mộng nhà cửa tồi tệ nhất của nước Mỹ. Những trận cháy rừng gần đây chỉ nâng cao giá nhà đối với một tiểu bang có vẻ không thể xây cất đủ nhà mới.
RIO DE JANEIRO - Dữ liệu mới do “National Institute for Space Research – INPE” cung cấp cho hay mức độ phá rừng nhiệt đới tại Brazil là rộng lớn nhất từ 2008, có ảnh hưởng từ chính quyền phái hữu của TT Bolsonaro.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.