Hôm nay,  

Tranh Cử 2004: Đối Sách Của Hoa Kỳ

18/02/200400:00:00(Xem: 4480)
Vào mùa bầu cử, chúng ta dễ kiểm chứng sự tranh luận về kinh tế hơn về đối ngoại, vì Hoa Kỳ là đệ nhất siêu cường phải đối phó với nạn khủng bố toàn cầu...
Hoa Kỳ đang ở vào một tư thế hãn hữu mà mọi khuynh hướng chính trị tại Mỹ lẫn ở các quốc gia khác đều có thể đồng ý: là đệ nhất siêu cường về kinh tế và quân sự lẫn kỹ thuật. Chánh sách đối ngoại của một siêu cường độc bá tất nhiên phải khác với các nước còn lại trên địa cầu. Khác ra sao, và nên như thế nào, là hai câu hỏi mà người dân muốn biết và cần có lời giải đáp của các ứng cử viên đang muốn được đề cử vào vị trí lãnh đạo. Cho đến nay, qua những lời mạt sát của đối lập hoặc biện bạch của chính quyền, dư luận có khi chưa đủ yếu tố thẩm định. Bài viết này nêu ra vài yếu tố làm cơ sở phán đoán những chủ trương hay đề nghị của các ứng cử viên...
Hải đảo hồn nhiên
Nếu phải so sánh với công dân của một xứ khác thì dân Mỹ nói chung rất kém hiểu biết về địa dư và lịch sử, nhất là lịch sử thế giới. Hoa Kỳ là một hải đảo cực lớn, được cách ly với thế giới bởi hai đại dương và tiếp giáp với hai lân bang thân thiện là Canada và Mexico. Vì đặc tính đó, chánh sách đối ngoại là điều ít được dân chúng quan tâm và trong lịch sử dù son trẻ của xứ này, Hoa Kỳ ít để bị lôi cuốn vào đại chiến. Ngày nay, do đối thủ Liên xô tự phá sản vì chủ nghĩa cộng sản hoang tưởng và bất lực, Hoa Kỳ ngẫu nhiên trở thành siêu cường độc bá và trải mười năm ngơ ngác vì chẳng biết làm gì với quyền lực mới.
Đây là đế quốc duy nhất trong lịch sử nhân loại không có chủ trương và lý thuyết biện minh cho một chủ nghĩa đế quốc như loài người đã từng thấy trong quá khứ. Các đế quốc đã có, như La Mã, Hán Đường, Nguyên Mông, hay Anh, Pháp, Tây Ban Nha, v.v... đều có tinh thần bành trướng, lý luận bành trướng, và đi tới xứ khác để ở lại. Riêng có Hoa Kỳ là xứ duy nhất khi đi tới xứ khác là đã nghĩ đến cách rút về. Chính quyền nào mà không có kế sách triệt thoái là coi như bất xứng; điều này đã có trong lịch sử Mỹ từ thời lập quốc, không chỉ mới có sau vụ Iraq.
Ngoài lý do hải đảo, dân Mỹ còn có một đặc tính văn hóa khác: họ tự tin và tự hào về hình thái tổ chức kinh tế, xã hội và chính trị đến độ chủ quan cho rằng mọi người trên thế giới đều muốn được như người Mỹ. Họ không cần Mỹ hóa thế giới bằng một chánh sách bành trường xâm lược vì thế giới đã tự Mỹ hóa! Lãnh thổ Hoa Kỳ có đủ kỳ hoa dị thảo, sơn hào hải vị, danh lam thắng cảnh lẫn kỳ quan thiên nhiên hay nhân tạo để chiêm ngưỡng, thăm viếng. Đã vậy, cái gì hay nhất hoặc ngon nhất thế giới đều vì động lực kinh tế tràn vào nước Mỹ, với giá rẻ hơn và nhiều khi phẩm chất cao hơn: xe Đức, cell phone Bắc Âu, pizza Ý, sushi Nhật, vịt quay Bắc Kinh, phở Bắc hay nem Thủ Đức, v.v... đều có tại Mỹ, chả cần ăn cướp về cũng có. Thuận mua vừa bán là xong.
Vì vậy, dân Mỹ nói chung sắc xảo trong kinh doanh nhưng lại ngây ngô về thiên hạ sự, bảo họ là đế quốc họ sẽ ngỡ ngàng không hiểu.
Ngày nay, quốc gia này đang là đệ nhất siêu cường, giàu mạnh nhất cổ kim. Và đúng 10 năm sau khi lên tới đỉnh cao đó (kể từ ngày Giáng sinh 1991 khi Liên xô tan rã) Mỹ lại bị khủng bố tấn công ngay vào gan phổi (vụ 9-11 năm 2001). Bây giờ, Hoa Kỳ phải làm gì với thế lực độc bá trước mối nguy độc hại chưa từng thấy trong lịch sử ngắn ngủi của mình là nạn khủng bố" Đấy là câu hỏi đầu tiên ta cần nghe thấy lời giải đáp của những người đang đòi lãnh đạo xứ này.
Những chọn lựa khả thể
Nhiều người đơn giản cho là đảng Cộng hòa có truyền thống “tự cô lập” (isolationism), ngược với khuynh hướng can thiệp vào thiên hạ sự của đảng Dân chủ. Sự thật không vậy.
Xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử (một thuộc địa của Âu châu vùng lên giành độc lập) và địa dư (trong một hải đảo mênh mông có đủ tài nguyên để tự túc phát triển), chủ nghĩa tự cô lập hiện hữu khá sớm tại Hoa Kỳ. Trong thế kỷ trước, nó phản ảnh sự khinh thường của “Tân thế giới” đối với những nhiễu nhương giặc giã của “Cựu thế giới” là Âu châu. Ngày nay, chủ nghĩa đó biến dạng thành phản ứng sợ hãi những gì ngoại nhập: ngoại thương hay di dân làm dân Mỹ mất việc làm, xã hội Mỹ mất bản sắc. Nó lui về phản ứng thụ động là America First, là Duy Ngã, là cố thủ trong hải đảo như một pháo đài. Sau vụ khủng bố, xu hướng này không được quần chúng hưởng ứng nữa. Những Ross Perrot hay Pat Buchanan giờ này có lên tiếng kêu gọi thoái lui để ưu tiên lo việc nhà thì sẽ nói trong sa mạc. Nhưng dù sao, xu hướng này vẫn là một chọn lựa, ít ra về mặt lý thuyết.
Còn lại có xu hướng quốc tế của cánh tả, đa số trong đảng Dân chủ. Xuất phát từ ảo tưởng hòa bình của Woodrow Wilson, chủ trương be bờ chống cộng thời Harry Truman hay lý tưởng “thế giới tự do” thời John Kennedy, xu hướng này cố quên tai nạn bi thảm Việt Nam do Kennedy và Johnson gây ra vì cái lý tưởng đại đồng ấy. Sau hơn 10 năm ăn năn hối cải (và bị loại ra khỏi tòa Bạch Cung), chủ trương này đổi mới dưới thời Bill Clinton ra chủ nghĩa can thiệp vì lý do nhân đạo hơn là vì quyền lợi ích kỷ: Somalia, Haiti, Bosnia, Kosovo là những thành tích quốc tế vô vụ lợi của đảng Dân chủ.

Một đặc tính của xu hướng này là tin vào khả năng dàn xếp giải pháp đa phương nhờ các định chế quốc tế như Liên hiệp quốc hay Liên minh NATO (trong vụ Kosovo vì Liên hiệp quốc không đồng ý do lá phiếu phủ quyết của Liên bang Nga).
Đặc tính của đảng Dân chủ là hữu vi, ưa can thiệp vào sinh hoạt của dân chúng. Về đối ngoại, đảng này cũng chủ trương can thiệp, nhưng chỉ can thiệp vì đạo lý chính đáng hơn là vì quyền lợi bẩn thỉu và chỉ can thiệp trong khuôn khổ giải pháp đa phương của các quốc gia hay các tổ chức quốc tế. John Kerry hay John Edwards đều muốn vậy. Vụ tranh luận về Iraq xuất phát từ triết lý can thiệp đó và có giá trị quyến rũ với người chủ hòa, phản chiến, lạc quan, lý tưởng.
Yếu tố đáng bàn ở đây là 1) Mỹ nhắm mắt trước bao thảm kịch khác, như nạn tàn sát hay diệt chủng tại Phi châu, còn bi thảm hơn vụ Kosovo; 2) giải pháp quốc tế chỉ là tính toán quyền lợi được ngụy trang, có khi thô thiển, việc Lybia làm Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Liên hiệp quốc là thí dụ; 3) các định chế quốc tế cũng bất lực trước sự đe dọa của các chế độ hung đồ hay lực lượng khủng bố, vụ Bắc Hàn tống tiền thiên hạ bằng võ khí nguyên tử trước sự im lặng của thế giới và Liên hiệp quốc là thí dụ.
Do đó, ngược với xu hướng can thiệp quốc tế vì lý tưởng thiên tả bên đảng Dân chủ ta có xu hướng gọi là thực tiễn hữu khuynh bên đảng Cộng hòa. Xu hướng này có cái nhìn bi quan (họ tự cho là thực tế) về quan hệ quốc tế: đó là quan hệ của quyền lợi, thể hiện bằng quyền lực. Các quốc gia đều là những con vật lạnh lùng, vận hành vì quyền lợi, và các tổ chức quốc tế chỉ là biểu hiện thỏa thuận nhất thời của quyền lợi mà thôi. Hòa bình, đạo lý hay lòng nhân phải được bảo vệ bằng sức mạnh, và sức mạnh của mình phải là chính. Sau vụ khủng bố, vì quyền lợi sinh tử, Hoa Kỳ sẽ can thiệp ở mọi nơi, nếu có sự hợp tác của xứ khác thì càng hay, nếu không thì can thiệp một mình. Lý luận này nhuốm mùi de Gaulle và cũng gần với triết lý hành động của Churchill. Nhưng, nước Pháp của de Gaulle hay nước Anh của Churchill chỉ là cường quốc giữa nhiều cường quốc khác, Hoa Kỳ lại là siêu cường độc bá.
Yếu tố đáng bàn cãi ở đây là nếu chánh sách đối ngoại được chỉ đạo bởi quyền lợi thì đâu sẽ là giới hạn" Vì quyền lợi của họ, các xứ khác đều e ngại chủ trương đối ngoại quá thực tiễn của Hoa Kỳ: sau Afghanistan là Iraq, sau Iraq sẽ là những xứ nào nữa" Đấy là lý do khiến nhiều xứ Âu châu vốn dĩ đã ủng hộ đảng Dân chủ vì đường lối thiên tả cố hữu nay càng ủng hộ đảng này về đối ngoại: xu hướng quốc tế của đảng này cho các xứ đó diễn đàn và tiếng nói chống lại thế lực độc bá của Hoa Kỳ. Cuộc tranh luận về đối ngoại vì vậy có khi chuyển hóa thành câu hỏi: đảng nào “ái quốc” hơn" Hoặc “John Kerry là ứng viên của... Pháp hay sao vậy"”
Tính toàn cầu của dân chủ
Dù có gặp nhiều lúng túng tại Iraq, năm qua, chính quyền George W. Bush đã khai triển và sẽ còn tinh vi hóa chủ trương đối ngoại của mình trong cuộc tranh cử tới. Sau đây là những yếu tố chủ đạo của đường lối ấy.
Thứ nhất, một siêu cường phải có trách nhiệm cấp siêu cường: ngoài quyền lợi thì ngoại giao phải đáp ứng nhu cầu lý tưởng, một đặc tính truyền thống của xã hội Mỹ. Chánh sách đối ngoại của Mỹ vì vậy không chỉ nhắm vào việc bảo vệ quyền lợi, dù sinh tử hay chiến lược, mà phải có kích thước khác là nhắm vào một lý tưởng phổ cập cho toàn cầu.
Thứ hai, dân chủ có giá trị cải hóa xã hội và bảo vệ hòa bình, nên là điều kiện cần thiết cho nỗ lực chống khủng bố trên toàn cầu. Dân chủ hóa toàn cầu là một đòi hỏi mới của lý tưởng Hoa Kỳ. Với lý luận này, ta thấy lại lý tưởng kiểu Wilson trong phản ứng đấu tranh kiểu Truman thời Chiến tranh lạnh.
Thứ ba, đối ngoại là một sự cân nhắc có tính toán hai yếu tố quyền lợi và đạo lý: Hoa Kỳ yểm trợ nỗ lực dân chủ hóa trên toàn cầu, qua chánh sách viện trợ chẳng hạn, nhưng chỉ can thiệp và đổ máu ở nơi cần thiết và sẽ chỉ triệt thoái sau khi hoàn tất mục tiêu. Như đã từng can thiệp và tái thiết nước Đức hay nước Nhật sau Thế chiến II, Hoa Kỳ sẽ can thiệp và tái thiết một số khu vực chiến lược. Đó là khu vực có nguy cơ phát sinh khủng bố, cụ thể là Afghanistan hay Iraq, tương lai có thể là Pakistan hay Philippines không chừng...
*
Hơn hai năm sau khi bị khủng bố, giới lãnh đạo Hoa Kỳ ở trong và ngoài chính quyền đang đề nghị người dân chọn lựa đường lối đối ngoại thích hợp với hoàn cảnh siêu cường và với thách thức của khủng bố. Một là tự cô lập: thoái lui về pháo đài Mỹ với tối đa phương tiện cho an ninh nội địa. Hai là can thiệp đa phương vì lý tưởng quốc tế, nhờ đó sẽ bảo vệ được an ninh toàn cầu. Ba là bất chấp dư luận, triệt để bảo vệ quyền lợi sinh tử của Mỹ trên toàn cầu bằng cả ngoại giao lẫn quân sự. Bốn là phát huy dân chủ để diệt trừ khủng bố và xây dựng một cộng đồng thế giới hòa bình hơn, dựa trên sức mạnh quân sự của Mỹ và các nước đồng thuận.
Xu hướng thứ tư này có lẽ gần nhất với một “chủ nghĩa đế quốc”, nhưng nhuốm mùi “vương đạo”, và xuất phát từ những tính toán lạnh lùng về quyền lợi.
Mong rằng cách trình bày giải pháp đối ngoại theo bốn xu hướng trên có thể là tiêu chuẩn thẩm định lập luận và tầm nhìn của các ứng cử viên trong mùa tranh cử...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.