Hôm nay,  

Cái "trục" Aùc Quỷ

2/8/200200:00:00(View: 3965)
Khi Tổng Thống Bush đưa ra hình ảnh một cái trục bánh xe, trên đó có dính ba anh Iraq, Iran và Bắc Hàn, câu hỏi đầu tiên đặt ra là phải chăng cả ba anh này, hay ít nhất có một anh, sẽ là mục tiêu của cuộc chiến tranh sau A Phú Hãn" Nếu có xẩy ra một cuộc tấn công dữ dội của Mỹ vào cái "trục" đó, hiển nhiên nó cũng nằm trong lời thề đánh khủng bố trên khắp thế giới.
Tuy nhiên cái "trục" này cũng có chỗ trục trặc của nó. Iraq và Iran là hai nước Hồi giáo, nhưng hai bên là tử thù đã lâm vào một cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài suốt 10 năm trong thập niên 80 và chưa có dấu hiệu gì rõ rệt sáp lại gần nhau mặc dù ngày nay Mỹ là kẻ thù chung. Còn Bắc Hàn không dính líu đến Hồi giáo và có vẻ muốn đứng ngoài các vụ Jihad, như một anh "tọa sơn quan hổ đấu" để tìm cơ hội hưởng lợi. Dù vậy cả ba đều bị Mỹ coi như có nguy cơ tiềm ẩn vì đều có khả năng sản xuất vũ khí giết người tập thể và có thể cung cấp những vũ khí đó cho bọn khủng bố. Lời tuyên bố của Tổng Thống Bush có thể chỉ là một sự răn đe phũ phàng, nhưng cũng không thể loại trừ trường hợp Mỹ muốn mở một mặt trận để tạo thế bị động liên tục cho hàng chục ngàn quân khủng bố còn ẩn náu ở nhiều nước và còn có khả năng đánh trả bằng những đòn bất ngờ, kể cả ở ngay trên đất Mỹ. Nước Mỹ có quyền tự vệ, và nếu cần sẽ dùng đến biện pháp quân sự để thi hành quyền đó.
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Paul Wolffowitz, khi dự hội nghị an ninh quốc tế tại Munich đã nhắc lại một câu bất hủ của một chiến lược gia Đức trong thế kỷ 19: "Cách phòng thủ tốt nhất là tấn công". Chủ trương này cũng như "tiên hạ thủ vi cường" mà Do Thái đã ứng dụng với cuộc chiến tranh chống các nước Ả Rập. Nhưng Mỹ sẽ đánh nước nào trước" Mọi người đều nhìn về Iraq, bởi vì có nhiều dấu hiệu cho thấy Mỹ có thể đánh Saddam Hussein trước. Đây cũng là chuyện nối lại một việc làm còn dang dở. Năm 1991, trong trận "Bão sa Mạc", nếu Tổng Thống George Bush, phụ thân của Tổng Thống Bush ngày nay, đẩy mạnh cuộc tấn công xông lên chiếm Bagdad, chắc hẳn Saddam Hussein đã bị tiêu từ lâu. Có lẽ thấu hiểu ý định của chính phủ Bush ngày nay muốn làm nốt công chuyện chưa xong, nên Iraq đã có phản ứng gay gắt. Một lãnh tụ của đảng Baath độc quyền toàn trị ở Iraq nói: "Lời tố cáo của Bush nhỏ là ...vô căn cứ".
Tuy nhiên nếu muốn đánh Iraq, trận chiến sẽ không nhỏ. Mỹ có thể phải dùng đến 100,000 quân hay nhiều hơn nữa để chiếm nước này. Và Mỹ sẽ phải chiến đấu một mình chớ không có đồng minh. Trong thời cuộc chiến "Bão Sa Mạc", Mỹ đã phải trông cậy rất nhiều các nước Ả Rập ở vùng Vịnh, nhất là Ả Rập Saudi để có những căn cứ không quân ngay sát bên Iraq. Lần này các nước Ả rập tỏ ý chống đối một cuộc tấn công vào Iraq. Trong khi các nước đồng minh NATO lại có ý khuyên Mỹ không nên đánh.

Ra điều trần trước Hạ Viện, Ngoại trưởng Colin Powell nói Iraq cần phải có một sự thay đổi chính thể và nói Mỹ có thể phải làm chuyện đó một mình. Trên thực tế, các nước Âu châu, các nước Ả rập, các nước đồng minh khác của Mỹ và cả Nga đã chỉ trích kế hoạch của Mỹ muốn mở rộng chiến tranh chống khủng bố đến Iraq. Powell đại diện nền ngoại giao của Mỹ, theo truyền thống thường vẫn phải mềm mỏng như con bồ câu, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld là con diều hâu. Nhưng không phải vì thế mà trong nội các Bush có sự chia rẽ. Tất cả chỉ là hai khía cạnh của một chủ trương chiến lược nhằm vào việc thúc ép Saddam Hussein đến cùng. Theo lời Powell, Tổng Thống Bush đang cân nhắc một loạt những biện pháp để giải quyết vụ Saddam Hussein không cho các thanh sát viên vũ khí của LHQ trở lại Iraq. Powell không chịu nói rõ Tổng Thống Bush sẽ dùng biện pháp quân sự hay chỉ làm áp lực thêm về kinh tế và ngoại giao.
Việc thay đổi chính thể Saddam Hussein là chuyện khó, vì trong nước Iraq mọi mầm mống chống đối chế độ đã bị Saddam triệt hạ và đàn áp đẫm máu từ lâu, không có thế lực nào có khả năng làm một việc như Bắc quân và quân bộ tộc Pashtun đã làm ở A Phú Hãn. Bởi vậy ngay trước mắt, chỉ có thể kiềm chế Saddam Hussein bằng một cuộc thanh sát vũ khí do LHQ phụ trách. Sau khi phải xin hòa trong cuộc chiến năm 1991, Saddam Hussein đã chấp nhận cho các thanh sát viên quốc tế đến thanh tra các nhà máy chế tạo vụ khí của Iraq. Đến tháng 12 năm 1998, Saddam Hussein đuổi các thanh sát viên về, mặc dù lệnh trừng phạt kinh tế của Hội đồng Bảo an LHQ vẫn còn được thi hành.
Tuần này Iraq đã tỏ dấu hiệu đấu dịu, đề nghị mở lại hội đàm với LHQ về thanh sát vũ khí qua trung gian của khối Ả rập. Nhưng Powell bác bỏ, nói không có gì đàm phán hết, chỉ cho thanh sát viên quốc tế trở lại Iraq làm việc là xong. Nhưng nếu Iraq vẫn ngang ngạnh không chịu thì sao" Liệu Mỹ có dám mở mặt trận đánh Iraq không" Chúng tôi nghĩ Mỹ còn một biện pháp khác giống như đã thực hiện trong phần đầu của cuộc chiến tranh A Phu Hãn. Đó là dùng Không lực triệt hạ những nơi tình nghi là những nhà máy chế tạo vũ khí giết người tập thể đã được Saddam Hussein tái lập sau khi đuổi các thanh sát viên quốc tế ra khỏi nước. Năm 1981, phi cơ Do Thái đã bất ngờ thực hiện một cuộc tấn công táo bạo đánh tan một lò nguyên tử của Iraq. Không quân Mỹ mạnh hơn Không quân Do Thái rất nhiều và nhờ có những máy do thám điện tử hiện đại đã từng chứng tỏ trong trận đánh A Phú Hãn, cuộc tấn công của Mỹ có thể làm què chế độ Saddam Huseein mà không cần đến quân bộ chiến. Và khi nó què, nó sẽ đổ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
ANKARA - Bộ trưởng quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar loan báo trong ngày 21/11: đang thảo luận với Nga cách giải quyết sự hiện diện của YPG là dân quân của phe thiểu số Kurd tại Syria theo thỏa thuận với Nga.
JERUSALEM - Bộ trưởng tư pháp Israel chính thức loan báo truy tố Thủ Tướng Netanyahu tội tham nhũng.
BEIRUT - TT Michael Aoun loan báo hôm 21/11: công điện của TT Trump cho hay Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đáp ứng các nhu cầu của công dân.
BEIJING - Giới chức thương mại Trung Cộng bác bỏ các tin đồn, và khẳng định thương lượng mậu dịch với Hoa Kỳ vẫn tiếp diễn để cùng tìm giải pháp.
Bangkok - Đức Giáo Hoàng Francis dẫn đầu đoàn người hàng chục ngàn tín hữu đầy cảm xúc ngồi chật cứng tại sân vận động ở thủ đô Bangkok, Thái Lan hôm Thứ Năm, kêu gọi tôn trọng gái mại dâm và nạn nhân buôn người tại một phần của thế giới, nơi mại dâm tràn lan.
DETROIT - Đến nơi theo tin mật báo về kẻ trộm xâm nhập tư gia, 2 cảnh sát của thành phố Detroit đã bị trúng đạn, 1 chết 1 bị thương trong ngày Thứ Tư 20/11.
WASHINGTON - Một chiếc xe Mercedes tình nghi đang tìm cách đi vào khu vực cấm của Bạch Ốc đã bị Mật Vụ nghênh cản lúc 6 giờ sáng Thứ Năm 21/11.
WASHINGTON - Bà Nikkei Haley làm việc cho nội các Trump 2 năm, ở vai trò đại diện thường trực tại LHQ, từng tỏ ra nghiêm khắc với Nga hơn cả thượng cấp.
WASHINGTON - Trong nỗ lực củng cố lực lượng hậu thuẫn chống lại cuộc điều tra luận tội đang tiếp diễn gay cấn, TT Trump mời 10 nghị sĩ cùng đảng CH ăn trưa tại Bạch Ốc ngày 21-11, gồm các nghị sĩ Mitt Romey và Susan Collins.
WASHINGTON - Nữ TNS Elizabeth Warren - dự ứng viên tổng thống Dân Chủ đã lên tiếng phê bình hôm 21/11: chủ nhân Facebook Mark Zuckerberg có hẹn mật để ăn trưa với TT Trump trong tháng qua là mưu định làm thân với chủ nhân Bạch Ốc đơn giản vì “ý định hư hỏng”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.