Hôm nay,  

Cái "trục" Aùc Quỷ

2/8/200200:00:00(View: 3948)
Khi Tổng Thống Bush đưa ra hình ảnh một cái trục bánh xe, trên đó có dính ba anh Iraq, Iran và Bắc Hàn, câu hỏi đầu tiên đặt ra là phải chăng cả ba anh này, hay ít nhất có một anh, sẽ là mục tiêu của cuộc chiến tranh sau A Phú Hãn" Nếu có xẩy ra một cuộc tấn công dữ dội của Mỹ vào cái "trục" đó, hiển nhiên nó cũng nằm trong lời thề đánh khủng bố trên khắp thế giới.
Tuy nhiên cái "trục" này cũng có chỗ trục trặc của nó. Iraq và Iran là hai nước Hồi giáo, nhưng hai bên là tử thù đã lâm vào một cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài suốt 10 năm trong thập niên 80 và chưa có dấu hiệu gì rõ rệt sáp lại gần nhau mặc dù ngày nay Mỹ là kẻ thù chung. Còn Bắc Hàn không dính líu đến Hồi giáo và có vẻ muốn đứng ngoài các vụ Jihad, như một anh "tọa sơn quan hổ đấu" để tìm cơ hội hưởng lợi. Dù vậy cả ba đều bị Mỹ coi như có nguy cơ tiềm ẩn vì đều có khả năng sản xuất vũ khí giết người tập thể và có thể cung cấp những vũ khí đó cho bọn khủng bố. Lời tuyên bố của Tổng Thống Bush có thể chỉ là một sự răn đe phũ phàng, nhưng cũng không thể loại trừ trường hợp Mỹ muốn mở một mặt trận để tạo thế bị động liên tục cho hàng chục ngàn quân khủng bố còn ẩn náu ở nhiều nước và còn có khả năng đánh trả bằng những đòn bất ngờ, kể cả ở ngay trên đất Mỹ. Nước Mỹ có quyền tự vệ, và nếu cần sẽ dùng đến biện pháp quân sự để thi hành quyền đó.
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Paul Wolffowitz, khi dự hội nghị an ninh quốc tế tại Munich đã nhắc lại một câu bất hủ của một chiến lược gia Đức trong thế kỷ 19: "Cách phòng thủ tốt nhất là tấn công". Chủ trương này cũng như "tiên hạ thủ vi cường" mà Do Thái đã ứng dụng với cuộc chiến tranh chống các nước Ả Rập. Nhưng Mỹ sẽ đánh nước nào trước" Mọi người đều nhìn về Iraq, bởi vì có nhiều dấu hiệu cho thấy Mỹ có thể đánh Saddam Hussein trước. Đây cũng là chuyện nối lại một việc làm còn dang dở. Năm 1991, trong trận "Bão sa Mạc", nếu Tổng Thống George Bush, phụ thân của Tổng Thống Bush ngày nay, đẩy mạnh cuộc tấn công xông lên chiếm Bagdad, chắc hẳn Saddam Hussein đã bị tiêu từ lâu. Có lẽ thấu hiểu ý định của chính phủ Bush ngày nay muốn làm nốt công chuyện chưa xong, nên Iraq đã có phản ứng gay gắt. Một lãnh tụ của đảng Baath độc quyền toàn trị ở Iraq nói: "Lời tố cáo của Bush nhỏ là ...vô căn cứ".
Tuy nhiên nếu muốn đánh Iraq, trận chiến sẽ không nhỏ. Mỹ có thể phải dùng đến 100,000 quân hay nhiều hơn nữa để chiếm nước này. Và Mỹ sẽ phải chiến đấu một mình chớ không có đồng minh. Trong thời cuộc chiến "Bão Sa Mạc", Mỹ đã phải trông cậy rất nhiều các nước Ả Rập ở vùng Vịnh, nhất là Ả Rập Saudi để có những căn cứ không quân ngay sát bên Iraq. Lần này các nước Ả rập tỏ ý chống đối một cuộc tấn công vào Iraq. Trong khi các nước đồng minh NATO lại có ý khuyên Mỹ không nên đánh.

Ra điều trần trước Hạ Viện, Ngoại trưởng Colin Powell nói Iraq cần phải có một sự thay đổi chính thể và nói Mỹ có thể phải làm chuyện đó một mình. Trên thực tế, các nước Âu châu, các nước Ả rập, các nước đồng minh khác của Mỹ và cả Nga đã chỉ trích kế hoạch của Mỹ muốn mở rộng chiến tranh chống khủng bố đến Iraq. Powell đại diện nền ngoại giao của Mỹ, theo truyền thống thường vẫn phải mềm mỏng như con bồ câu, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld là con diều hâu. Nhưng không phải vì thế mà trong nội các Bush có sự chia rẽ. Tất cả chỉ là hai khía cạnh của một chủ trương chiến lược nhằm vào việc thúc ép Saddam Hussein đến cùng. Theo lời Powell, Tổng Thống Bush đang cân nhắc một loạt những biện pháp để giải quyết vụ Saddam Hussein không cho các thanh sát viên vũ khí của LHQ trở lại Iraq. Powell không chịu nói rõ Tổng Thống Bush sẽ dùng biện pháp quân sự hay chỉ làm áp lực thêm về kinh tế và ngoại giao.
Việc thay đổi chính thể Saddam Hussein là chuyện khó, vì trong nước Iraq mọi mầm mống chống đối chế độ đã bị Saddam triệt hạ và đàn áp đẫm máu từ lâu, không có thế lực nào có khả năng làm một việc như Bắc quân và quân bộ tộc Pashtun đã làm ở A Phú Hãn. Bởi vậy ngay trước mắt, chỉ có thể kiềm chế Saddam Hussein bằng một cuộc thanh sát vũ khí do LHQ phụ trách. Sau khi phải xin hòa trong cuộc chiến năm 1991, Saddam Hussein đã chấp nhận cho các thanh sát viên quốc tế đến thanh tra các nhà máy chế tạo vụ khí của Iraq. Đến tháng 12 năm 1998, Saddam Hussein đuổi các thanh sát viên về, mặc dù lệnh trừng phạt kinh tế của Hội đồng Bảo an LHQ vẫn còn được thi hành.
Tuần này Iraq đã tỏ dấu hiệu đấu dịu, đề nghị mở lại hội đàm với LHQ về thanh sát vũ khí qua trung gian của khối Ả rập. Nhưng Powell bác bỏ, nói không có gì đàm phán hết, chỉ cho thanh sát viên quốc tế trở lại Iraq làm việc là xong. Nhưng nếu Iraq vẫn ngang ngạnh không chịu thì sao" Liệu Mỹ có dám mở mặt trận đánh Iraq không" Chúng tôi nghĩ Mỹ còn một biện pháp khác giống như đã thực hiện trong phần đầu của cuộc chiến tranh A Phu Hãn. Đó là dùng Không lực triệt hạ những nơi tình nghi là những nhà máy chế tạo vũ khí giết người tập thể đã được Saddam Hussein tái lập sau khi đuổi các thanh sát viên quốc tế ra khỏi nước. Năm 1981, phi cơ Do Thái đã bất ngờ thực hiện một cuộc tấn công táo bạo đánh tan một lò nguyên tử của Iraq. Không quân Mỹ mạnh hơn Không quân Do Thái rất nhiều và nhờ có những máy do thám điện tử hiện đại đã từng chứng tỏ trong trận đánh A Phú Hãn, cuộc tấn công của Mỹ có thể làm què chế độ Saddam Huseein mà không cần đến quân bộ chiến. Và khi nó què, nó sẽ đổ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
An Xá Quốc Tế vừa phát hành một bản cáo trạng gay gắt đối với những tập đoàn internet thống trị thế giới. Tổ chức có trụ sở tại London này cho rằng Facebook và Google cần phải bị bắt buộc từ bỏ mô hình kinh doanh dựa trên sự giám sát của mình, vì điều này là vi phạm nhân quyền.
Theo tin từ CBS: Cơ Quan An Toàn Giao Thông (TSA) hiện nay đang thử nghiệm những kỹ thuật mới, giúp cho việc kiểm tra an ninh tại các phi trường nhanh chóng hơn, giúp hành khách đỡ phải xếp hàng dài và chờ đợi lâu.
Theo CNN, hơn 1,000 bệnh nhân tại Bệnh Viện Goshen tiểu bang Indiana có thể đã phải tiếp xúc với vi khuẩn HIV, hepatitis C, hepatitis B, sau khi một lỗi sơ sót trong quá trình làm vệ sinh thiết bị phẫu thuật đã xảy ra.
WASHINGTON - Theo bản chép điều trần kín mới công bố ngày 26-11, nhân viên chuyên môn của phòng quản trị ngân sách (OMB) thuộc Bạch Ốc là Mark Sandy được 2 đồng sự cho hay “họ thôi việc tại OMB 1 phần vì hoang mang thấy quân việc Ukraine bị đình hoãn”.
WASHINGTON - 2 người thông thạo biết TT Trump đã được thông báo khiếu nại của “người thổi còi” về các thương lượng với Ukraine khi ngưng quyết định đình hoãn quân viện” hồi Tháng 9.
Cho tới gần đây, thăm dò dân ý mới nhất của CNN ghi nhận: 50% công dân Mỹ thấy là nên luận tội và truất phế Trump.
WASHINGTON - Thăm dò mới của CNN ghi: cựu PTT Joe Biden nhận được hậu thuẫn của 28% cử tri, là cao nhất trong các dự ứng viên TT của đảng Dân Chủ.
WASHINGTON - Thị trường việc qua cuối năm thứ 3 nhiệm kỳ TT của Donald Trump tiếp tục vững mạnh. Nhưng giới nghiên cứu nhận thấy điểm tiêu cực là việc làm chỉ tăng ở các vị trí lương thấp.
WASHINGTON - TT Trump tuyên bố hôm 27/11: băng đảng ma túy Sinaloa là khủng bố, có nghĩa là có thể bị tấn công bằng phi cơ không người lái UAV.
Việt Nam sẽ có 104 triệu dân vào năm 2030, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.