Hôm nay,  

Việt Nam: Dân Làm Chủ Hay Tham Nhũng Làm Chủ Dân?

28/07/200600:00:00(Xem: 2054)

Hoa Thịnh Đốn.- Đảng Cộng sản Việt Nam phô trương “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân”, nhưng người dân lại phải đút lót cho  những kẻ có chức, có quyền thì mới bảo vệ  được cái “quyền làm chủ” của mình.

Tính ngoắc nghoéo của nền dân chủ tự biên, tự diễn của Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt  Nam là như thế mà trong một cuộc thảo luận khoa học xã hội cấp Nhà nước mới đây, Trí thức Cộng sản Giáo sư, Tiến sỹ Đào Trí Úc lại cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền phát xuất từ yêu cầu và đòi hỏi “phát huy bản chất tốt đẹp của Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa và hệ thống chính trị Xã hội Chủ nghĩa.”

Tốt đẹp ở chỗ nào thì không thấy các nhà trí thức nói ra mà họ chỉ lập lại những điều Đảng đã nói  mà chưa hề làm, như là:

 - Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của tất cả các khâu trong hệ thống chính trị; đấu tranh có hiệu quả chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước.

- Thúc đẩy mạnh mẽ cải cách kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

- Tôn trọng và bảo đảm các quyền và tự do của con người, bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Đào Trí Úc giải thích: “Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nuớc của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp. Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lí xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền con người, các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ dân chủ giữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.”

Tại sao đã bảo là có Pháp quyền, trong đó “quyền làm chủ của nhân dân”, đứng đầu và trên hết mà lại  “do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”  thì ai làm chủ"  Nhưng mà ai đã cho đảng cái  quyền này" Hiến pháp ư" Đúng. Nhưng  Hiến pháp cũng do đảng tự viết để tự phong cho mình  chứ dân có ý kiến ý cò gì đâu.

Bảo vệ cho  lập luận “quyền làm chủ hờ ” của dân còn được  phản ảnh trong bài viết  “nói dối cùng mình” của Trần Duy  trong Tạp chí Quốc phòng Toàn dân (6-2006). Duy bảo: “Thực hiện quyền dân chủ của nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đảng, Nhà nước ta luôn chủ trương xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thật sự là công bộc của dân, đặt mình dưới sự kiểm tra giám sát của nhân dân.”

 “Như vậy bản chất nền dân chủ của chế độ ta chính là lấy nhân dân làm chủ, nhưng nhân dân làm chủ không có nghĩa là dựa vào ý chí của mỗi một người dân để quản lý các công việc của quốc gia và xã hội, mà phải dựa vào ý chí của đại đa số nhân dân có tổ chức để quyết định các vấn đề trọng đại của quốc gia và cuộc sống xã hội.”

Nhưng thế nào gọi là những “nhân dân có tổ chức”" Có phải đó là những người nằm trong các tổ  chức chính trị và xã hội do đảng lập ra, yểm trợ, nuôi ăn để phục vụ đảng như tổ  chức dân chủ trá hình Mặt trận Tổ quốc"

Mỗi năm Mặt trận này  đã tiêu phí của dân mất  24 tỷ đồng mà có làm được việc gì  đáng đồng tiền bát gạo của dân đâu. Việc duy nhất tổ chức này đã làm hết mình là bảo vệ quyền cai trị cho đảng từ Trung ương về Địa phương qua việc chọn các ứng cử viên cho dân bỏ phiếu vào các Hội dồng nhân dân và Quốc hội.

Thực tế  đã chứng minh Mặt trận là một Đảng trong Đảng, một Chính phủ trong  chính phủ vì việc chọn lựa các cấp Lãnh đạo Trung ương cũng phải có bàn tay lông lá của tổ chức này nhúng vào.

Các tổ chức nhân dân  ở Phường, Ấp, Xã, Huyện lên đến Tỉnh,Thị xã cũng chỉ làm theo lệnh.  Không  ai dám  nói ngược hay làm khác những chỉ thị từ trên đưa xuống.

Vì vậy mà Trần Duy mới khoe: “Nhà nước là tổ chức đại diện cho ý chí, quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều phản ánh lợi ích của đại đa số nhân dân. Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Vì thế dân chủ là quyền lực của nhân dân; nước ta là nước dân chủ và Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.”

Trần Duy nói đi nói lại hai chữ “nhân dân” như một dấu ấn cùa chế độ  nhưng thực tế lại không phải vậy.  Từ bao nhiêu năm nay, có ứng viên nào được dân bầu mà không do Mặt trận “chấm điểm” trước cho nên nếu bảo những người đắc cử là đại biểu  của dân là không đúng.  Đảng  đã “mượn” lá phiếu của dân để hợp thức hoá cho cái quyền lãnh đạo độc tôn của mình nên không thể nói rằng “nước ta là nước dân chủ” như Trần Duy tuyên truyền.

Vì vậy ở   Việt Nam việc gì cũng do Đảng lãnh đạo  và Nhà nước qủan lý nên người dân đâm ra nhàn rỗi, có nhiều thì giờ đi kiếm ăn, chắt bóp để đút lót  cho được  việc với  cán bộ.

Vì vậy  báo Dân Trí  mới mỉa mai: “Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn coi trọng phẩm chất của cán bộ thanh tra. Người từng dạy, cán bộ thanh tra như cái gương cho người ta soi mặt. Thế nhưng gần đây, “cái gương” không ít vết hoen ố đến mức trong dân gian xuất hiện câu “ca dao” khá nổi tiếng: “Thanh cha (tra), thanh mẹ, thanh dì (gì)... Nếu có “phong bì” là bác thanh kiu (thank you)”.

Ngay đến ngành Thanh tra mà cán bộ còn ham chuộng  tiền  trà nước đến thế thì đảng viên, cán bộ không phải là thanh tra thì còn tự do ăn uống đến mức nào"

Dân Trí viết: “Đặc biệt gần đây, những nghi vấn xung quanh Tổng thanh tra - Trưởng ban Dự thảo luật Phòng chống tham nhũng Quách Lê Thanh nhận ba lần phong bì 110 triệu đồng của Lương Cao Khải (Phó Vụ trưởng Vụ II - đã bị tạm giam) và xin cho hai người con cùng một người cháu vào ngành Dầu khí vào thời điểm Thanh tra Nhà nước đang tiến hành thanh tra đơn vị này, cũng như việc Phó tổng Thanh tra Trần Quốc Trượng bị tố cáo nhận hối lộ 10 triệu đồng và 3.000 USD như “cơn bão phong bì” gây sự rúng động dư luận xã hội.” 

THAM NHŨNG ĐỂ SỐNG

Nhưng tham nhũng ở Việt Nam có hình thù đặc biệt hơn ở các nước khác không" Lê Kiên Thành, trưởng  Nam của Lê Duẩn, Cựu Tổng Bí thư đảng CSVN  đã từng nói với  hãng tin VietNamNet: “Hiện nay, một số người buộc phải tham nhũng để tồn tại, để nuôi nổi mình và doanh nghiệp phải coi đó là những chi phí bình thường, chi phí cho nền tảng xã hội này, khi nền tảng xã hội chưa ở mức bình thường, mà trong đó sự vô lý của đồng lương là một ví dụ điển hình"

Vào  ngày 25-7 (06), Thành giải thích  thêm sự "không bình thường" này với VietNamNet: “Ở ta, nên có cái nhìn thực tế để phân biệt công chức tham nhũng thành hai loại: Loại thứ nhất tham nhũng để làm giàu (dù có tiền rồi nhưng vẫn cứ tham nhũng cho giàu thêm, lợi dụng vị trí của mình để đục khoét); loại thứ hai là tham nhũng để tồn tại. Nếu bỏ tất cả vào một "rọ" rồi gọi là tham nhũng thì vô hình trung, chúng ta đã... chống gần như cả hệ thống công chức. Mà như vậy là không thực tế, mà rồi sẽ đẩy đến hệ quả: Công cuộc chống tham nhũng chì còn là hô hào, trên giấy tờ, trong các hội nghị.”

Vì quyền Hiến định của dân không  được đảng và nhà nước tôn trọng  nên người dân phải biết “khéo ăn thì no khéo co thì ấm” trong xã hội đã quen sống nhờ  vào phong bì.

Thành nói tiếp: “Phong bì là lệ.  Lệ này có do những kẽ hở của những văn bản, pháp quy. Nếu những quy định trong văn bản pháp quy không sát với thực tế thì bắt buộc người dân phải "lách" còn cơ quan quản lý thì có cớ để "hành".

 “Ví dụ như quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm trong nội thành: Vì không sát với thực tế nên quy định này đã bị phá sản nhưng khi mới ban hành, nếu ai đó vi phạm mà bị "tóm" thì người ta sẽ đưa (nhận) và "tội" được xí xoá.”

 “Rồi quy định đến kho bạc nộp tiền phạt vi phạm giao thông sẽ khiến những ai dù nghiêm chỉnh nhưng quá bận rộn sẽ cố năn nỉ để đưa phong bì tại chỗ nhằm giải quyết công việc cho nhanh. Kể cả việc đăng ký kết hôn, ly hôn, khai sinh, nhập hộ khẩu... đều bị "nạn" phong bì rất nặng.”

“Vì sao vậy" Vì những quy định rất rắc rối, và đôi khi không thực tế, hoặc lòng vòng khiến người dân phải dùng phong bì để giải quyết.”

 “Đó chỉ là công việc riêng lẻ của từng công dân, doanh nghiệp còn khổ hơn vì họ phải "chạm" đến nhiều cơ quan công quyền. Việc doanh nghiệp phải dùng tiền để bôi trơn các cấp quản lý như thế nào thì báo chí, sách vở cũng nói đến nhiều và anh biết, tôi biết, xã hội biết nhưng chỉ khi cơ quan nào đó có "chuyện", chuyện mới bị lôi ra. Còn lại thì người ta chấp nhận với việc "hành doanh nghiệp" như sống chung với lũ.”

 “Vì sao vậy" Nhiều người nói rằng tiền bôi trơn là cách điều chỉnh thu nhập vì lương công chức thấp quá! Nếu truy đến tận cùng thì không một công chức nào sống bằng đồng lương thực sự cả. Tính ra, hai vợ chồng lương cộng lại khoảng 3 triệu đồng có thể mua xe, làm nhà, nuôi con đi học không"”

“Lương công chức chỉ là danh nghĩa nên việc cán bộ thuế, hải quan, công an, thanh tra... nhận tiền phong bì cũng là bình thường (Mà có khi không nhận phong bì mới là không bình thường). Đó là chưa kể đến những quy định, quản lý chồng chéo, phi lý khiến động vào doanh nghiệp nào cũng có chuyện. Vì thế nên nhiều doanh nghiệp thấy có "kiểm tra", "thanh tra" là toát mồ hôi, nghĩ đến chuyện đưa phong bì cho xong chuyện.”

“Một khi người đưa và người nhận đều thoả hiệp cao rồi cho là đây là một chuyện rất bình thường thì tôi cho là chúng ta phải nhìn nhận một cách thực tế hơn về hai vấn đề: văn bản, pháp quy và lương công chức.”

Nhưng tham nhũng bắt nguôn từ đâu, Nhà nước hay nhân dân"

Trả lới câu hỏi này, Báo Tuổi Trẻ đã tìm đến Tiến Sỹ  Trần Đình Thiên, phó viện trưởng Viện Kinh tế VN để hỏi chuyện và loan tin ngày 24-7 (06): “Tôi cho rằng TN ở VN có gốc rễ từ ba căn nguyên chính. Thứ nhất là đầu tư của Nhà nước trong những năm qua quá lớn. Phần lớn nguồn đầu tư này đổ vào các doanh nghiệp nhà nước mà đó là khu vực rất khó giám sát. Chúng ta phải chạy theo con số tăng trưởng nóng cho nên dù biết khó kiểm soát nhưng vẫn phải đổ tiền đầu tư.”

 “Tôi chưa có con số thống kê chính xác, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng tỉ lệ TN trong những năm qua tăng tỉ lệ thuận theo mức đầu tư nhà nước. Hiếm có một nền kinh tế thị trường nào mà đầu tư nhà nước lại chiếm tới quá nửa tổng đầu tư của toàn xã hội như ở VN. Nguồn đầu tư chia thành hàng nghìn dự án lớn nhỏ từ trung ương đến địa phương và các bộ ngành.”

 “Khả năng mất tiền ở các dự án ấy rất cao bởi tính sở hữu không rõ ràng, không minh bạch. Những người sử dụng vốn dự án không phải chịu trách nhiệm tương ứng về tính an toàn cũng như hiệu quả đồng vốn họ được giao. Trong khi đó năng lực điều hành và cơ chế quản lý chưa đuổi theo đà đầu tư nên nguy cơ thất thoát rất lớn.”

Trong một báo cáo năm ngoái, Chính phủ Việt Nam nhìn nhận lãng phí, thất thoát trong các Dự án Xây dựng Cơ bản đã lên tới trên 300 Tỷ đồng. Khoản tiền mồ hôi nước mắt của dân, đến nay, đã ra đi không hẹn ngày về!

“Căn nguyên thứ hai”, Trần Đình Thiên nói tiếp, “là chúng ta đã thờ ơ với một nguyên tắc cực kỳ quan trọng trong quản lý kinh tế, đó là giảm thiểu giao dịch bằng tiền mặt. Tiền mặt chỉ cần chui vào túi ai là dễ dàng hóa thành của người đó, rất nhanh chuyển chủ sở hữu. Nếu giao dịch bằng phiếu, thẻ, tài khoản... thì việc xác định nguồn gốc, tên tuổi, địa chỉ những “đời” chủ sở hữu rất rõ ràng, rất khó xóa dấu vết.”

 “Căn nguyên thứ ba là đối tượng Tham Nhũng. Đó là những cán bộ trong hệ thống cơ quan nhà nước, đặc biệt là những người liên quan điều hành và sử dụng tài sản nhà nước. Sự cám dỗ vật chất, sự lỏng lẻo trong quản lý tài chính và quan trọng nhất là chính sách tiền lương phi lý đến mức không tưởng đã khiến bất cứ ai cũng có thể trở thành kẻ tham nhũng.”

 “Khi CBCC không được trả lương một cách tương xứng công sức của họ thì họ không thể mãi tận tâm với công việc được. Tai hại hơn, khi đồng lương không cấp đủ cho CBCC sống một cuộc sống bình thường thì với bản năng của mình, họ phải tìm mọi cách để sống cũng như đáp ứng những nhu cầu khác mà họ đáng hưởng.”

 “Với họ thì không gì dễ kiếm chác bằng tài sản nhà nước. Vì vậy TN có cơ hội xuất hiện ở bất cứ CBCC nào. Thời bao cấp đời sống quá thiếu thốn do Nhà nước không đảm bảo được lương cho CBCC đã khiến ai cũng có thể trở thành kẻ ăn cắp tài sản XHCN. Và nó đã hình thành thói quen người ta thông cảm, xuê xoa cho nhau và rồi gần như không còn xấu hổ cho hành vi ăn cắp tiền của Nhà nước nữa.”

“Điều khó hiểu là 20 năm qua chính sách tiền lương vẫn không có thay đổi gì nhiều, chỉ điều chỉnh chữa cháy là chính. Vì vậy từ tệ ăn cắp tài sản công không biết xấu hổ đã phát triển thành nạn TN. Đó là TN kiểu VN.”

Qua những lời trần tình của hai ông Lê Kiên Thành và  Trần Đình Thiên, không ai còn nghi ngờ Việt Nam ngày nay còn tồn tại được không phải do tài cán của những cán bộ lãnh đạo  biết kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh mà nhờ vào Tham nhũng.  Vì nhờ có Tham nhũng mà cán bộ, đảng viên “biết bảo vệ lẫn nhau” và tuyệt đối trung thành với chế độ vì nhờ có đảng mà không phải lao động mà vẫn  có đồng ra đồng vào.

Nhưng Quốc nạn này lại đang phá hoại quốc gia và làm suy thoái đạo đức con người Việt Nam.  Khi nó đã ăn sâu vào huyết quản của cán bộ, đảng viên thì nhân dân không  còn đường nào thoát nạn nên đành phải hoà nhập vào “xã hội nói dối” để  tồn tại.

Thành ra gian dối trong xã hội ngày nay không phải là chuyện  đáng khinh vì lãnh đạo từ trên xuống dưới không còn  ai  biết xấu hổ nữa.

Vậy mà hôm 24-7 (06) vừa, Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư đảng vẫn lanh lảnh tuyên bố trước kỳ họp 3 của Ủy ban Trung ương đảng X: “ Về vấn đề đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí là đòi hỏi bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta nhằm xây dựng một bộ máy lãnh đạo và quản lý trong sạch, vững mạnh, khắc phục một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta”.

 “Đại hội cũng đã định hướng các chủ trương lớn để đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng và chống tham nhũng, lãng phí. Ban Chấp hành Trung ương chúng ta đặt ngay vào chương trình làm việc của hội nghị lần này vấn đề tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là thể hiện quyết tâm chính trị rất cao đó của đại hội, cũng là quyết tâm của toàn Đảng và mong muốn của toàn dân.”

 “Chúng ta có trách nhiệm đề ra những biện pháp rất thiết thực và có hiệu quả để đẩy mạnh toàn diện cuộc đấu tranh đó nhằm tạo ra một bước chuyển biến rõ rệt và cơ bản ngăn chặn, kiềm chế và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, củng cố niềm tin trong Đảng và trong nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xã hội công khai, minh bạch, dân chủ, kỷ cương, đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính.”

Người dân ở Việt Nam cũng chỉ mong Mạnh  “nói lời thỉ giữ lấy lời, đừng như  con Bướm đậu rồi lại bay”. -/-

Phạm Trần

(07-06)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.