Hôm nay,  

Đừng Dại Chớ Ông

18/06/200600:00:00(Xem: 1414)

Chu Nguyên Tố là một phú gia ở Sơn Tây, nổi tiếng là người hào hiệp, lại thích làm việc nghĩa, nên được nhiều người quý mến.
Một hôm, Nguyên Tố đang lai rai bên hòn non bộ. Chợt có hai mẹ con áng chừng mệt nhọc, đứng dựa hàng rào, chốc chốc lại nắm tay nhau mà khóc. Nguyên Tố thấy vậy, mới lầm bầm tự nhủ lấy thân:
- Ngồi nhậu, mà thấy bi ai kiểu này, thì cho dẫu có rượu ngọt mồi ngon, cũng khó lòng tới bến. Lại nữa, giọt nước mắt đổ ra ngoài… công lộ, thì chỉ có hai việc xảy ra. Một là không có nhà để khóc. Hai là không khóc được trong… nhà, thành thử có vô một hoặc hai, cũng cần nên thương xót.
Nghĩ vậy, liền sai nữ tỳ ra hỏi. Nữ tỳ chạy vào. Thưa:
- Bà ấy muốn gặp ông để trải phơi bầu tâm sự. Có đặng hay chăng"
Nguyên Tố nghe vậy, liền nghệch mặt ra mà nghĩ nọ nghĩ kia:
- Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng. Mình nổi tiếng thích làm việc nghĩa, mà… chạy mặt cú này. Lỡ câu chuyện bị xì thổi ra, thì chẳng những danh dự không còn, mà thiên hạ cũng nhìn mình bằng đôi mắt khác…
Đoạn, cho mời hai mẹ con bà ấy vào. Lúc đến nơi, bà mẹ mới vừa khóc vừa nói:
- Tôi chỉ có thằng con này, tên là A Lưu. Cha của nó vì chạy theo đuôi đề, đến nỗi đất hương hỏa phải bán mà trả nợ, cũng còn chưa đủ. Nay tôi nghe ông là người hiền đức, nên mạo muội đến đây, gởi đứa con này. Không phải bán buôn để kiếm thêm vài cắc bạc, mà là mong mỏi vào lòng nghĩa khí của ông - cho nó một nơi cư ngụ - để khỏi phải bắt chước tấm gương của cha mình, thì tự chốn thâm tâm, tôi mừng vui hết biết.
Nguyên Tố nghe bà mẹ nói vậy, liền ngước mắt nhìn A Lưu, thì thấy cả trời… u ám. Lòng không muốn nhận, nhưng gặp phải ánh mắt van lơn của người hiền mẫu. Tâm chẳng đặng yên, bèn hít vội hơi sâu mà gật đầu thu nhận. Bà mẹ, như bắt được vàng. Cho dẫu khóe mắt vẫn còn đang ướt át, cũng nở nụ cười mà nói tựa như reo:
- Hoàng thiên bất phụ hữu tâm nhân. Xin Đất Trời gia hộ, để ông được mạnh hồn khỏe xác, mà san sẻ bất hạnh của tha nhân. Còn ân nghĩa kia nguyện suốt đời báo đáp.
Từ đó, A Lưu trở thành một tên tiểu đồng của nhà họ Chu. Ngặt một nỗi trí óc hơi chậm, nên lắm lúc ngây ngô, khiến bọn nữ tỳ cứ ôm bụng mà cười, thành thử sinh khí trong nhà bỗng được tăng cao, không còn buồn chán như trước nữa.
Tỉ như có lúc Nguyên Tố sai A Lưu quét nhà, nó cầm chổi quanh quẩn suốt buổi mà không sạch được cái buồng con. Nguyên Tố lấy làm bực mình. To tiếng nói:
- Tao thấy mày bộp chộp, hổng mấy được… đằm, nên sai mày quét nhà. Thực ra là giúp mày rèn tính nhẫn nại. Nay mày chẳng những phụ tấm lòng lo lắng của tao, mà còn không gắng sức để rèn luyện tư cách của mình, thì thiệt là đáng trách!
A Lưu bỗng quăng chổi xuống đất. Mạnh miệng nói:
- Quét cả buổi mà không sạch, là vì ông… xả rác nhiều quá. Chớ thử ngăn nắp đàng hoàng. Lẽ nào không sạch được hay sao"
Gặp lúc Nguyên Tố có chuyện ra ngoài, bèn sai A Lưu chờ ngoài cửa. Lỡ có ai đến hỏi họ tên, đợi ông về báo cáo. Nhắm chừng không nhớ nổi, Lưu liền đóng cửa lại, rồi ra sau vườn hái quả mà ăn. Lúc Nguyên Tố về. Hiểu đầu đuôi câu chuyện, bèn gọi A Lưu vào. Đập bàn quát:
- Sống nghĩa là sống với người khác. Tao bảo mày ra đứng trước ngõ, là tạo cơ hội cho mày tiếp xúc với người ta, đặng mốt nọ mai kia biết đàng mà xử sự. Mày không hiểu, lại hốp tốp cài then, khiến thiện ý của tao đi vào… miên viễn. Thiệt là tức chết!
A Lưu đan hai bàn tay lại. Lí nhí đáp:
- Chỉ hỏi họ tên của người ta, rồi bẩm báo lại, thì cho dù có… tiếp xúc thêm mười năm nữa, cũng chẳng ăn thua. Vậy thì khổ cực mần chi cho hao mòn tâm trí"
Ở thư phòng có cái ghế gãy chân. Nguyên Tố sai đi kiếm cây về mà sửa. A Lưu vội đi liền. Cho đến lúc trời tối mới xớn xác trở về. Mệt nhọc nói:
- Cành cây dùng được đều chĩa cả lên trời, nên dẫu kiếm muốn hụt hơi, cũng… ngàn năm không có!
Trước sân có vài cây liễu mới trồng. Nguyên Tố sợ trẻ láng giềng đến nghịch hỏng, sai nó trông nom giữ gìn. Đến lúc vào ăn cơm, nó lại nhổ lên cất vào một chỗ. Tố xanh xám cả mặt mày. Tức tối nói:
- Sợ sấp nhỏ đến phá. Sai mày coi giữ. Mày lại xớn xác nhổ lên, thì so với cái… sợ kia đã hơn nhiều lắm vậy.
A Lưu thấy mặt mày của Tố trắng bệt, biết cái giận đã đụng đến… trần, nên hoảng hốt tim gan. Lắp bắp nói:
- Còn nhỏ không lo nhổ, rồi ít nữa nó bự chần dần. Nhổ được hay sao"
Láng giềng của Tố, người họ Phùng, được vợ cả cưới một nàng hầu cho đời thêm hương sắc. Người hầu ấy, dáng thì thon thả, khuôn mặt thanh tao, ăn nói dịu dàng, đến nỗi người ăn kẻ ở trong nhà thảy đều đem lòng yêu thích. Một hôm, nàng hầu ấy ra vườn sau tỉa lá cắt cành, gặp lúc Nguyên Tố cùng A Lưu đang đào mồi để ra cầu Quay câu cá. Lúc ấy, Tố mới nắm tay A Lưu mà nói rằng:
- Mày, đầu óc chậm chạp. Luận đoán hẹp hòi, nhưng với cái đẹp chắc cũng ngon lành tới tới. Có phải vậy chăng"


A Lưu mặt bỗng thộn xuống. Ngơ ngác đáp:
- Ông nói vậy nghĩa là làm sao"
Nguyên Tố liền lấy ngón tay chỉ vào nàng hầu, rồi ghé miệng vào tai của A Lưu. Nhỏ giọng nói:
- Cái khổ nhất của người đàn ông, là khi gặp người đàn bà đẹp, chợt nhớ bà… vợ không mấy đẹp ở nhà. Có phải vậy chăng"
A Lưu hùng hổ đáp:
- Có lầm không vậy hả" Xương cốt thì khăng khiu. Tóc tai thì rối rắm. Da mặt thì quá vàng. Đẹp được hay sao"
Nguyên Tố nghe A Lưu đáp vậy, bèn động mối từ tâm. Nhẫn nhịn nói:
- Con gái phải như cành liễu yếu, mới là đào tơ, mới ra dáng thục nữ. Còn mày không nghe người ta hát: Em ơi em đâu rồi, làm sao anh hôn dòng tóc rối…, thì mày phải hiểu, tóc thẳng chẳng có cái… mụ nội gì để mà hôn. Còn da mặt quá vàng, có nghĩa là ở tim gan tràn trề lòng yêu nước. Giá trị của người ta thâm sâu là vậy. Mày không kịp hiểu, lại mở giọng chê bai, thì thiệt là… chú cóc đang nằm chơi đáy giếng.
Nguyên Tố, ngoài chuyện nổi tiếng hào hiệp, lại còn được thiên hạ trọng vọng vào một chuyện khác nữa. Số là Nguyên Tố rất giỏi khi viết chữ chân phương, nét nào ra nét đó, nên người thân kẻ thích cứ vào dịp cuối năm, thường đến nhà họ Chu nhờ cậy. Người thì đôi câu đối. Kẻ trên tấm hoành phi. Kẻ khác thì viết chữ trên tơ để thêu thùa cho khoái. Gặp lúc có A Lưu tận tâm mài mực, nên dẫu đông đông cũng xuôi chèo mát mái. Lúc mọi việc đã xong, Nguyên Tố mới nhìn A Lưu. Ngạc nhiên nói:
- Mày không biết chữ, mà biết cách mài mực, khiến nét chữ của ta như rồng bay phượng múa, là cớ làm sao"
A Lưu cười lớn đáp:
- Viết chữ với vẽ truyền thần. Cái nào khó"
Tố sửng sốt đáp:
- Vẽ!
A Lưu lại nói:
- Vẽ là chuyện nhỏ. Viết chữ mới là chuyện lớn!
Tố nghe A Lưu tán vậy, bán tín bán nghi, bèn lôi ra một tờ giấy tạp, rồi chỉ vào cảnh mây núi xa xa, bảo A Lưu vẽ cho rõ ràng đen trắng. A Lưu liền… túm ngay cây cọ mà múa. Nét đậm nét nhạt. Nét gần nét xa, giống như người xưa nay vốn từng biết vẽ, khiến Nguyên Tố như trên trời rơi xuống. Miệng há hốc ra, cơ hồ như khó lòng ngăn lại.
Một lát sau, Nguyên Tố lại lôi ra tờ giấy trắng, bảo họa hình của mình. A Lưu liền lấy một chút đất hòa vào trong mực, rồi chăm chú mà vẽ. Khi mọi việc đã xong, Nguyên Tố mới vội vàng chạy lại. Hơ hãi nói:
- Kỳ diệu! Kỳ diệu! Cả đời ta. Chưa từng chứng kiến một cảnh nào lạ kỳ như thế!
Rồi như để kiểm chứng lại, Tố sai A Lưu vẽ thêm vài bức nữa, mà bức nào cũng trên cả tuyệt vời, khiến Tố chẳng còn lời để mà khen thưởng. Mãi một lúc sau. Tố mới cẩn trọng nói rằng:
- Từ nay. Ngươi không còn phải làm việc lặt vặt nữa, mà là bên cạnh của ta. Tài của ngươi, là tài ngoài trăm dặm, thì không thể quanh quẩn ở xó nhà, để sở đắc phải thui chột đi, thì thiệt là đáng tiếc.
Rồi như chợt ra điều gì. Tố gấp gáp nói:
- Một chút nữa thì tao quên. Lúc vẽ hình của tao, mày bỏ một chút đất vào trong mực, là cớ làm sao"
A Lưu bình thản đáp:
- Con người từ bụi đất mà ra, thì khi chết, cũng tìm đất bụi mà về. Vậy, khi vẽ lại hình tượng của con người, thì không thể thiếu chút… linh khí nằm chơi trong đó!
Nguyên Tố nghe A Lưu nói vậy, xây xẩm mặt mày, đến độ quên mình đã có thê nhi. Ấp úng nói:
- Cái chuyện… linh khí đó. Mần răng ngươi biết"
A Lưu từ tốn đáp:
- Chỉ là mần đại mà trúng. Chớ thực ra chẳng hiểu gì hết cả!
Tối ấy, Nguyên Tố không làm sao ngủ được, bèn lặn ra thư phòng mà suy nghĩ. Bất chợt vợ là Uyển thị bước vô. Lo âu nói:
- Chàng! Tóc đã điểm sương. Tay chân không còn linh hoạt, mà thức đêm kiểu này, thì chẳng những ép số phận đến mau, mà tim gan thiếp cũng hằng đêm tan nát!
Nguyên Tố nghe vợ nói vậy, hai tay ôm lấy đầu, mà chẳng buồn trả lời trả vốn gì hết cả. Uyển thị thấy vậy, nước mắt bỗng tràn mi. Tức tưởi nói:
- Vợ chồng là duyên nợ, nên khi gặp được chàng, thiếp mới hiểu nợ nhiều hơn… duyên, thành thử chữ phu thê mới lúc mờ lúc đục. Chớ phải chi buồn vui chia sớt - thì cho dẫu nghèo hèn - Thiếp cũng suốt đời vui gánh nhọc mang. Quyết không hề than trách!
Lúc ấy, Tố mới đem chuyện A Lưu ra mà kể. Lúc kể xong, mới thận trọng nói rằng:
- Quét nhà suốt buổi không sạch một cái buồng con. Bảo chăm cây thì nhổ. Không phân biệt được đúng sai, lại càng không thấu điều lý lẽ. Tưởng như người đã bỏ đi, nào dè là một danh họa. Thậm chí cách pha mực cũng đủ kinh hãi lòng người. Ta nghĩ: Cha mẹ dạy con. Thầy dạy học trò - nếu không tìm rõ cái sở trường của mỗi đứa mà thúc đẩy luyện tập, ngay từ hồi còn nhỏ - Chẳng uổng lắm ư" Nên ta quyết thuê thầy về dạy, để nó có cơ hội thành tài. Có được hay chăng"
Uyển thị bỗng thót cả người như ngồi trên đống lửa. Dáo dác nhìn quanh. Khi không thấy ai mới hối hả nói rằng:
- Nó vẽ. Chàng thâu tiền. Ngon lành là vậy. Nay chàng thuê người dạy cho nó biết chữ - thì ở mai này - Biết còn dzô mánh đặng không đây"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.