Hôm nay,  

Phúc Trình Cứu Trợ Đợt 11: Tặng Quà Cho Các Trại Cùi

09/05/200200:00:00(Xem: 4310)
PHOTO: Mục Sư Nguyễn Xuân Bảo phát gạo cứu trợ tại Việtnam

LITTLE SAIGON - Dưới đây là lá thư của Mục Sư Nguyễn Xuân Bảo, tường trình về chuyến đi từ thiện tại Việt Nam vừa qua. Toàn văn như sau.

Kính thưa quí vị ân nhân của Đồng Bào Phong Cùi Việt-Nam,

Tôi rời Los Angeles vao nữa đêm ngày 14-04-2002 về Việt-Nam lo công tác cứu trợ đợt 11 như đã dự định, đến Sàigòn 16-04-2002, trên đường đi tôi bị nóng sốt, tưởng chừng như không thể thực hiện công tác cứu trợ được, nhưng sau đêm nghỉ tại Sàigòn thì đỡ hơn, nên bắt tay vào việc ngay, vào ngày 17-04-2002 tôi đến phát gạo cho đồng bào phong cùi tại trại Bình Minh, Long Thành, nhiều người chống gậy đến để nhận gạo, tình cảnh trông thật nao lòng! Sau khi phát gạo xong, tôi đi thăm một số nhà của bệnh nhân, nhà cửa rách nát, tuy nhiên không thể làm gì được vì họ thuộc diện di dời đi chổ khác, có 5 gia đình ngủ dưới sàn nhà trông rất thê thảm, mình mạnh mà thử ngủ trên sàn đất một đêm đã bị hơi đất làm cho bệnh, huốn chi những người phong cùi nầy, tôi tức tốc lo mua giuờng ngủ cho họ, nhưng họ nói : họ bị phong cùi, hầu hết tay chân của họ đều mất cảm giác, nên dù để vào lửa hay cắt đứt cũng chẳng hay, nếu giường thì dể làm cho họ trầy vì vạt giưòng hay chiếu cũng vậy, tốt hơn hết là cho họ đi-văng nguyên một miếng ván họ có thể lăn tới lăn lui mà không sợ trầy trọi, dù đắc hơn giường thường, nhưng tôi cũng đã thỏa mản theo yêu cầu của họ, chúng ta phải đến tận nơi mới thấy nhu cầu thực sự của họ, vì vậy tôi phải đích thân đi để tìm hiểu thực trạng của họ, hơn nữa coi xem có tổ chức Việt-Kiều từ hải ngoại về giúp gì cho họ chưa" Để tránh tình trạng dẫm chân lên nhau, nên đến trại nào tôi cũng hỏi 4 đối tượng: Giám-Đốc Trại, Chủ Tịch Hội Đồng Bệnh Nhân (cũng là cùi) các nữ tu (soeur) và chính các bệnh nhân, các cuộc phỏng vấn đều thu hình ảnh cũng như tiếng nói vào video tape, vì vậy không thể sai trật được. tôi luôn hỏi: Có Tổ chức Việt-Kiều nào ở hải ngoại về giúp đỡ chưa" nếu có thì giúp cái gì" số lượng bao nhiêu" khi nào" bao lâu giúp một lần" tất cả đều trả lời không có gì cả. tôi cảm thấy xấu hổ vô cùng, vì tôi cứ tưởng có người hay tổ chức khác lo, còn tôi chỉ lo lợp nhà và khoan giếng thôi, thật tôi có tội với Thiên Chúa, có lổi với đồng bào phong cùi, vì không tìm hiểu các trại cùi sớm hơn, để họ đói khổ bò lết bao nhiêu năm trường thật tội nghiệp!

Ngày 18-04-2002, tôi lên đường đi Qui Nhơn, từ Sàigòn ra Qui Nhơn mổi ngày chỉ có một chuyến bay vào buổi trưa mà thôi, nên tôi đến Phi Trường Phù-Cát vào lúc 3 giờ 30 chiều, có xe chờ sẳn đưa tôi đến Trại Phong Cùi Quy-Hòa lúc 4 giờ 30, và bắt đầu phát gạo cho 300 gia đình, nhiều người cảm động và nói: Mục-Sư cũng đúng hẹn ghê, vì từ trước đến giờ chưa có ai vào đây phát thực phạm liên tục và nhiều như vậy, cũng như các trại khác, mổi năm nhằm ngày Tết, Giáng Sinh, Phật Đản mới có phái đoàn tôn giáo vào thăm, và chỉ phát rất tượng trưng thôi, thí dụ: 300 gia đình mà phát 300kg, mổi gia đình được 1 kg. Trại Cùi Quy-Hòa là trại cùi lớn nhất và lâu đời nhất của Miền nam ViệtNam, nơi mà trước đây hơn 62 năm, nhà thơ Hàn Mặc-Tử nằm điều trị và chết tại đây. cũng như Bến sắn & Di Linh là các trại Cùi nổi tiếng mà chưa có tổ chức Việt-Kiều nào về giúp đỡ họ.

Sáng 19-04-2002, tôi đi thăm Trung ói, Nhơn Thành, nơi đang khoan giếng do đồng hương bảo trợ, tại Trung ói, có giếng của Bà Lý-Huệ Kiều, chủ tiệm Mỹ-ó trong Khu Phước Lộc Thọ tặng, giếng dược khoan trước nhà của Ông Nguyễn Lộc, ấp Trung ói, Xã Nhơn Hoà, Huyện An Nhơn, Bình Định. Tại Nhơn Thành, giếng mang tên cô Ni-Na Nguyễn, Chủ Tiệm Carpet & Mable Warehouse ở đường Fairview, Santa Ana, cũng đã khoan và làm nền xong, bà con chung quanh mừng lắm, năm nay bị hạn hán tại Việt-nam, nên nhiều nơi thiếu nước uống. hiện công tác khoan giếng tại Qui-Nhơn đang tiến hành, chúng tôi sẽ giải quyết tất cả giếng nước của bà con cô bác đã tặng trong vòng 3 tháng tới, trước khi mùa mua lũ trở lại Việt-Nam. Quí vị nào chưa nhận được hình giếng thì xin vui lòng chờ đợi. Chiều 19- 4-2002 tôi đi Sông Cầu, Tuy Hoà và đến Nha Trang tối 19-04.

Sáng ngày 20-04-2002, chúng tôi phát gạo cho trại cùi Núi-Sạn, Nha Trang, số gia đình được cấp phát là 110 gia đình, trong đó có 66 gia đình Công Giáo, 35 gia đình Tin-Lành, số còn lại các tôn giáo khác và lương. Tôi cũng lặp lại câu hỏi: Có ai hay Việt-Kiều nước ngoài vào đây phát gạo hay bất cứ món gì hàng tháng" tất cả đều trả lời như nhau, chẳng có ai cả, chỉ thỉnh thoảng ngày lễ lớn như Tết hay Giáng Sinh mới có vài phái đoàn vào phát có tính cách tượng trưng thôi. Vì trời qúa nóng bức, vùng biển mà nhiệt độ lên đến 34 độ C, tôi bị viêm cổ họng và lên cơn sốt, tôi phải hủy bỏ chuyến đi Đà-Nẳng, phải bay trở lại Sàigòn,

Sau khi nghỉ đêm ở Sàigòn, có máy lạnh sức khoẻ đỡ hơn, nên sáng 21-04-2002 sau khi đi Lễ Nhà Thờ xong, tôi lại lên đường đi Định-Quán để thăm gia đình mấy cháu cô nhi mà mình đã làm nhà cho chúng, mặc dù bà con đóng góp cho căn nhà nầy chỉ có $250.00 nhưng chúng tôi đã hứa nên cũng đã hoàn thành trên $500.00, nhà cất bằng gạch và mái tole, tôi cũng cho mấy cháu thêm 500,000 để mua thực phạm, sau đó chúng tôi đi Sông Rây, Long Khánh để thăm giếng nước đã khoan. Giếng nước của Ông bà Cụ Nguyễn Phúc Quang ở Fountain Valley đã làm xong tại ấp Gò-dầu, xã Xuân Đông, Huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. v.v...Thưa quí vị, viêc khoan giếng ở Long Khánh gặp nhiều đá khối, nên khoan rất chậm. Hiện công tác khoan ở Long Khánh vẫn đang tiếp tục. như tôi đã hứa là tôi thực hiện đúng theo điều mong ước của bà con cô bác là đáp ứng đúng nhu cầu nước uống của đồng bào mình, tức là những nơi thực sự khan hiếm nước. hùm chết để da người ta chết để giếng, hay uống nước nhớ nguồn, một giếng nước chỉ có $500.00 mà đem lại nguồn nước sạch cho hàng trăm người, tên của người bảo trợ được gắn và trở thành địa danh của dân làng, quí vị tặng giếng có thể khắc tên tứ thân phụ mẫu, hay ông bà đã quá vãng trên giếng nước đó, dây cũng là cách báo hiếu thực sự, nhất là nhân ngày Motherday và Fatherday, tuy nhiên phải cho chúng tôi có thời gian từ 2 đến 6 tháng để thực hiện, sau khi thực hiện xong chúng tôi chụp hình, quay phim và ghi điạ chỉ của giếng nước để khi có cơ hội về quê có thể đến thăm.

Sáng 22-04-2002, thức dậy 5 giờ sáng, lên đường đi Sóc Trăng, để thăm viếng trại cùi và nghiên cứu khoan giếng vì dân chúng Sóc Trăng đang cần giếng nước, đa số là tại các Sóc Miêng, tôi yêu cầu nhà cầm quyền tỉnh phải ký giấy phép ghi rõ ràng, chúng tôi mới khởi công được. trong giấy phép phải ghi rõ cho đặt Logo, và tên của người bảo trợ, tôi mới thực hiện được, riêng trại cùi ở Sóc Trăng thì rất nhỏ, không đáng kể. tôi trở về Sàigòn đến 10 giờ đêm cùng ngày.

Sáng 23-04-2002, chúng tôi đi thăm trại Phong Cùi Bến Sắn, nằm gần khu Tân Uyên, trên Quốc Lộ Bình Dương, ngã ba Hòa Lân vào độ gần 15 km, Khu Bến Sắn nằm trên lô đất 90 mẫu, do các Soeur giòng Vinh-Sơn đảm trách, tôi gặp Soeur Điều DưởngTrưởng, cũng như Soeur Điều Dưởng Phó, và Bác Sĩ Lê Văn Trước, Giám Đốc Bệnh-Viện, ông nguyên là Thiếu Tá Quân Y trước năm 75 làm ở Cục Quân Y, cũng là người đặùc trách hành chánh cho 4 trại Phong Cùi: Bến Sắn, Bình Minh, Phước Tân và Thanh Bình.

Tại đây Bác Sĩ Trước cho biết trên toàn quốc có khoảng 54,000 người phong cùi theo thống kê trước đây 10 năm, nay con s26 đó cũng tăng, vì hiện trong trại có một bé gái 15 tuổi cũng mắc bịnh, là bịnh nhân trẻ nhất trại, các trại cùi rải rác các trại từ Miền Bắc đến Miền nam, riêng tại Bến Sắn có 594 bệnh nhân, cộng với thân nhân của họ lên đến tổng số 1031 người. Tuy nhiên con số nầy tăng tùy theo công tác bố ráp ở thành phố.

Bác Sĩ cho biết nhiều người Thượng bị, nhưng sợ cách ly gia đình, nên họ lẫn trốn trong rừng, cứ thế cùi tiếp tục lây la sang người khác. Tôi hỏi nhu cầu của họ là gì" và có cơ quan đoàn thể nào ở Hải Ngoại về đây giúp đỡ hàng tháng không" cả Bác Sĩ Giám Đốc Bệnh Viện và các Soeur đều trả lời không có chi cả. Sau đó có một Soeur đưa chúng tôi đi xuống thăm nhà các bệnh nhân, không bút mực nào có thể diển tả hết nổi thống khổ của họ, vì là giờ trưa, các cụ đang ngồi ăn, tôi hỏi Soeur hướng dẫn, họ ăn ngày mấy lần" 2 lần bà trả lời, còn buổi sáng ăn gì " Nhịn, vì tiêu chuẩn đâu có, nghe vậy ruột tôi như co thoét lại, dân Việt-nam đâu có nghèo, nhất là dân ở Sàigòn, nhưng nghèo tình thương, nghèo tình người, trại Bến sắn chỉ cách Sàigòn có 35 phút lái xe, là trại lớn thứ nhì của Miền Nam Việt-nam, thế mà chẳng ai lui tới, các tổ chức Việt-Kiều ở Hải Ngọai cũng bỏ rơi họ luôn, có lẻ họ sợ bị lây cùi nên không dám tới chăng" tôi gặp bà cụ Nguyện Thị Mạnh 75 tôổi, bị cùi cụt cả 2 tay lẫn 2 chân, nhưng bà cố gắn tự xâu chỉ, may vá áo quần mác, cụ vui vẻ may cho chúng tôi xem, vì tay chân đều mất cảm giác, nên phải bó 2 miếng da để tránh kim đâm. Trước hoàn cảnh đó tôi nghỉ phải làm gì co họ trước khi tôi rời Việt-nam trở về Mỹ, cứu nhân như cứu hỏa, dù chỉ chuạn bị có 555 gia đình, bây giờ thêm 240 gia đình tức 6 tấn gạo nữa. tôi tức tốc điện về Mỹ hỏi bà con đóng góp thêm được đồng nào không để tôi tính, nhưng số lượng qúa khiêm nhường, tôi hỏi người phụ tá tôi ở Việt-nam có cách nào thương lượng với hãng gạo mua chịu cho tôi 6 tấn, khi về Mỹ tôi sẽ quyên góp gởi qua trả, anh ta điện thoại hỏi hãng gạo, họ bằng lòng.

Ngày 24-04-2002 tôi đến thăm trại Phong Cùi Phước Tân, tại đây tôi gặp một Soeur rất trẻ, tuổi khoảng 28 hay 29 tuổi, chị ấy rất dịu dàng, nói đúng hơn là Dì ấy, vì trong trại người ta gọi các Soeur là Dì-Phước, sau khi Soeur phúc trình cho chúng tôi nghe tình hình trong trại, tại Phước Tân có 90 bệnh nhân, cùng với gia đình tổng cộng 186 nhân khẩu. Sau đó Soeur đưa chúng tôi đến thăm các gia đình phong trong trại, nơi nào cũng thấy toàn là đau khổ không thôi. Tôi gặp Cụ Phạm Văn Ngộ 68 tuổi bị cùi cả tay lẫn chân, cùng bà vợ là Nguyễn Thị Hị 66 tuổi bị cùi cả tay và mù nữa! Tôi cũng đến thăm Ông Trần Hà Trì 63 tuổi, bị cùi cụt cả 2 chân, không ai chăm sóc, nên bà Mẹ là bà Trần Hoạch Thi 90 tuổi vào chăm sóc cho ông, vì thời gian qúa ngắn nên những trường hợp như vậy tôi táng tiền cho họ., dù táng tiền cũng phải xin phép, và phải đưa công khai, không nên bỏ trong bao thơ, vì họ không biết mình bỏ gì trong đó, cứu trợ tại Việt-nam không như các nước khác.

Sau đó chúng tôi về thăm trại Phong Cùi Thanh Bình, ở Cát-Lái, tuy nằm gần thành phố, nhưng đường đi ngoằn ngoèo nên ít ai quan tâm đến, tại trại Thanh Bình có 113 hộ, tại đây không có các Soeur, chỉ có Linh Mục Hoàng Văn Đạt, Giáo-Sứ Hiển Linh ra vào chăm sóc thuộc linh cho họ. Tôi đến thăm căn nhà của các cụ độïc thân, ôi thôi, không bút mực nào tả hết được! Tại đây tôi cũng xin phép trưởng trại cấp số tiền mặùt cho các cụ độc thân.

Trên đường đi tôi gọi điện thoại cho Bác Sĩ Trước ở trại Bến sắn, xin phép cho phát gạo cho 240 gia đình vào ngày mai thứ 5, 25-04-2002, trước khi tôi trở về Hoa-Kỳ, Bác Sĩ Trước bằng lòng, tôi lo tức tốc cho gọi hãng gạo. Bác Sĩ Trước lại hỏi vặn lại: sao mau đến thế" Tôi nói cứu nhân như cứu hoả, biết đâu trong chuyến bay trở về Mỹ bị rớt thì tôi đã đánh mất cơ hội giúp đỡ cho những người khốn khổ nhất cuả xã hội. Thánh Kinh chép: Vậy đương lúc có dịp tiện, hãy làm điều thiện cho mọi người, có cơ hội là mình phải thực hiện ngay, kẻ xuống âm phủ không thể làm gì được. gần 3000 người trong toà nhà thương mại ở Nữu-Ước giàu có, nổi tiếng nhưng bây giờ có muốn làm từ thiện cũng chẳng làm gì được, vì vậy tôi kêu gọi bà con, khi đọc phúc trình nầy, ít nhiều gì cũng nên góp phần làm xoa dịäu bớt nổi thương đau cả thể xát lạn tâm thần của những người phong cùi bất hạnh tại quê nhà, xin quí vị gởi ngay, ít nhiều gì cũng được, góp gió thành bão; mình không biết thì thôi, nhưng mình biết mà làm ngơ là mình có tội với Thiên Chúa, nhưng phải giúp trong sự hiểu biết là táng phạm của mình có đến tay các nạn nhân không" Người thực hiện có báo cáo khai trình đầy đủ chi tiết trên báo chí, radio, Truyền Hình là: Có phát không" phát những gì" trị giá phần qùa bao nhiêu" phát khi nào" bao lâu phát một lần" lần gần nhất là hồi nào" và lần sắp đến là khi nào" Có Visa vào Việt-Nam chưa" có mua vé phi cơ chưa" khi nào đi" có Video ghi lại những công tác đã thực hiện trong vòng 1 năm, 2 năm, 5 năm, 10 năm qua không" Riêng Thánh Đường sàigòn trong 11 đợt cứu trợ vừa qua, mổi đợt đều có hình ảnh chiếu trên đài, báo cáo trên Radio và báo chí rỏ ràng, chẳng có gì dấu diếm cả. Và cuốn Video số 3 sẽ phát hành nội trong tuần nầy xin quí vị đón xem. Video dài 55 phút ghi hình ảnh công tác cứu trợ từ đợt 7 đến 11, chúng tôi không bán, chỉ tặng cho quí ăn nhân mà thôi, tuy nhiên nếu quí đồng hương táng lại cho đồng bào phong cùi 1 bao gạo $10.00 thì rất cảm ơn, nếu không thì cứ nhận Video về xem rồi phổ biến và yểm trợ sau cũng được. Tiện đây tôi cũng nhắc lại: Cuốn Video số 1 ghi lại hình ảnh từ đợt 1 đến đợt 2, cuốn số 2 từ đợt 3 đến đợt 6 và cuốn thứ 3 ghi lại từ đợt 7 đến đợt 11. Bên canh đó mổi đợt tôi đều cho chiếu trên các đài Truyền Hình.

Ngày 25-04-2002, chúng tôi trở lại Bến sắn phát gạo đúng 2 giờ chiều, đồng bào phong cùi tập họp rất đầy đủ, ngoại trừ các cụ già nằm tại trại, đến nơi xe gạo đã đậu sẳn, họ mừng lắm, các Soeur nói, chưa bao giờ có ai phát nhiều như thế, sau khi Bác Sĩ Giám Đốc giới thiệu, tôi nói: Tôi đại diện cho đồng bào Việt-Kiều bên Mỹ gởi tặng số gạo cho bà con và chúng tôi sẽ trở lại phát trong vòng 12 tháng tới, mổi tháng một lần, họ reo lên mừng rở qúa chừng. dù tật nguyền, nhưng họ mừng qúa đổi bất kể chi cả, trời nóng nực mồ hôi đầm đìa, mà họ chen lấn cố gắn nê bao gạo đi, cuối cùng tôi phải leo lên trên xe phát xuống, một ông cụ cụt hai tay mà vẫn cố gắn cởi xe đạp chở bao gạo, vừa cột vừa nói: cám ơn bà con bên Mỹ, thật đáp ứng đúng nhu cầu của chúng tôi đó Mục-Sư ơi, Sau đó một Soeur dặïn tôi đi thăm các gia đình khác trong trại, Soeur nói: Mục-Sư có cách nào giúp gắn mấy cái quạt trần cho các cụ già không" mấy cụ nóng nực mà không có quạt tội nghiệp quá, tôi đã táng ngay 2 quạt trần. Bây giờ là 4 giờ, giờ cơm chiều, tôi gặùp 1 bà cụ bị cụt 2 tay, mù 2 mắt, cố gắng tự ăn một mình, tay bị cùi nên chẳng cằm muổng được, chỉ kẹp xúc cơm lên miệng với cái muổng không, chẳng có hột cơm nào cả, trông thật đau lòng. Trên đường đi Soeur nói tiếp: Nhu cầu của trại cần một máy phát điện, vì diện bị cúp hoài, các cụ khi điện cúp đi vệ sinh, hay đi lại bị té gãy tay, gãy chân hoài, có cụ té 2, 3 lần, máy phát điện cần lắm Mục-Sư ơi. Nhất là hội trường nơi các cụ tập họp giải trí, mà không có điện chẳng làm gì được. Nếu vậy tôi sẽ vận dộng bà con bên Mỹ táng, trở lại phòng Bác Sĩ Giám-Đốc, tôi hỏi: Theo đề nghị của các Soeur xin một máy phát diện cho trại, Bác Sĩ Giám Đốc thấy có trở ngại nào không" và lẽ dĩ nhiên là chúng tôi làm tấm bản đá và khắc tên người tặng máy phát điện đó, Ông trả lời: đương nhiên, vì ai cho cũng muốn khắc tên của họ cả, việc đó là việc bình thường. ông lại nói tiếp: MụcSư có thể giúp cho một số ghế ngồi cho đồng bào phong không" họ rất cần, chừng 500 cái. Sau đó Soeur phó Điều Dưởng của Trại cho tôi biết còn trại phong cùi Di-Linh có 385 bệnh nhân và Trại Si-Đa (bệnh Aids) do các Soeur vừa mới thành lập ở Củ-Chi, dành cho những bệnh nhân Aid giai đoạn cuối của cuộc đời họ. họ rất cần Mục-Sư đến đó giúp đỡ, chúng tôi đã liên lạc được cả 2 trung tâm trên, đợt 12 chúng tôi sẽ phát cho họ, trong khi đó tại Hoà-Vân (dưới đèo Hải Vân) cũng có một trại cùi, và Cam-Tân cách Nha Trang 35 km cũng có trại cùi nữa, toàn Quốc Việt-nam hiện có khoản 54,000 gia đình phong cùi, nhu cầu rất lớn, tuy nhiên mình làm được chừng nào hay chừng nấy. Chúng tôi không có phương tiện hay nhân sự cổ võ rầm rộ, nhưng chúng tôi được đồng nào làm đồng nấy, mổi lần thực hiện đều thu hình, phỏng vấn, báo cáo đầy đủ chi tiết trên đài truyền hình, phát thanh và báo chí, vì là tiền của dân chúng đóng góp, nên việc phúc trình rỏ ràng từng đợt một, từng tháng một, từng năm một là bổn phận của người thu góp và thực hiện, vì vậy nếu quí vị thắc mắc và hỏi tôi: Xin Mục-sư cho biết đợt 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 làm gì" phát tại đâu" bao nhiêu gia đình" phát những gì" khi nào" v.v... tôi sẽ trưng dẫn ngay bằng Video, bằng hình ảnh và địa điểm cấp phát để bà con có thể về Việt-nam kiểm chứng hay có thể điện thoại đến những nơi đó. Thời đại bây giờ nơi nào cũng có điện thoại cả, không có gì dấu diếm được. Như tôi đã nói: nơi nào tôi cũng đích thân tìm hiểu nhu cầu của họ, để tránh tình trạng dẫm chân lên nhau, nếu có ai phát gạo hàng tháng cho họ rồi thì tôi không cần phải đến phát gạo nữa, tôi hỏi Bác-Sĩ Giám-Đốc Trại, Chủ Tịch Hội Đồng Bệnh Nhân va Các Nữ Tu (Soeur) cả 3 đều trả lời như nhau cả thì không thể sai trật được, và sau đó tôi lại phỏng vấn ngay những người bệnh, họ rất chân thật. Xin bà con cô bác yểm trợ rộng rãi để tôi có thể phát thêm nước mắm, đường , sữa đặc, họ rất cần sửa đác để uống buổi sáng, hầu hết là người lớn tuổi nên rất cần dinh dưởng. Nếu các tổ chức từ thiện của Cộng Đồng lo cho đồng bào phong cùi Việt-nam, tôi đề nghị quí vị nên có phúc trình bằng hình ảnh rõ ràng để giúp cho cộng đồng hiểu được rỏ ràng về số tiền đóng góp của họ được sử dụng đúng mục đích họ muốn. Nếu trong những năm qua có đi phát gạo, nước mắm, sữa hộp cho các bệnh nhân phong cùi tại Việt-Nam," xin quí vị cho đồng bào biết: Tên trại" số gia đình cấp phát" và phát những gì" số lượng mổi gia đình bao nhiêu" và bao lâu phát một lần" và lần chót gần nhất là khi nào" có điều chắc chắn là 2 trại phong cùi lớn nhất Miền nam là Quy-Hòa, tại thành phố Qui Nhơn; Bến Sắn, Bình Dương, cũng như Núi-Sạn, Nha Trang, Bình Minh & Phước Tân, Long Thành và Thanh Bình Thủ Thiêm, Cam Tân, Di Linh thì chưa ai phát gì cả. Tôi nói bằng hình ảnh, Video rõ ràng, và phỏng vấn Trưởng Trại, Hội Đồng Bịnh nhân, các nữ tu, và cả bệnh nhân nữa. Nên không thể sai trật được. Tôi cũng hỏi: Tôi phát gạo thì trại có cắt phần tiền phát cho bệnh nhân không" Mổi người bịnh được 120 ngàn một tháng, riêng trại Bến Sắn được 150,000 đồng, nhớ là người bịnh chứ không phải thân nhân họ, nên họ rất thiếu thốn, họ trả lời hoàn toàn không, và tôi cũng đã hỏi những bệnh nhân ở các trại đã cấp phát trước đây tất cả đều xác nhận là không bị cắt xén..

Thưa quií đồng hương, hiện tại Công tác cứu trợ cho đồng bào phong cùi Việt-nam do Thánh Đường Sàigòn trực tiếp thực hiện đang lo cung cấp gạo cho các trại: Qui-Hòa, Núi-Sạn, Bến-Sắn, Phước Tân, Bình Minh, Thanh Bình, Di-Linh. Cam Tân (tức 7 trại). Sau khi lo gạo đầy đủ các trại trên tôi sẽ ra trại Hòa Vân và các trại Miền Bắc, Nếu Việt-Nam cho phép thì tôi sẽ lên phát các trại trên Pleiku và Ban Mêthuột nữa,

Thưa quí vị thính giả, tôi nói lên diều đó không có nghĩa là không có tổ chức nào giúp cho đồng bào phong cùi Việt-nam, như tôi đã nói là toàn quốc có đến 54,000 gia đình phong cùi, mà tôi mới phát gạo được cho 795 gia đình, có thấm thía gì đâu, có lẽ các tổ chức khác đã cấp phát các trại cùi Miền Bắc và Cao Nguyên như Ban-Mê-Thuột, Kontum, những nơi mà tôi chưa có dịp đến đó thôi. Quí vị đừng nghi ngờ tấm lòng của những người làm từ thiện, 'có tội đấy', tuy nhiên những người làm từ thiện cũng phải khai trình rõ ràng chi tiết như tôi đã nói: Phát cái gì" trị giá mổi phần bao nhiêu" phát cho bao nhiêu gia đình" phát khi nào" tại đâu" hồi nào" bao lâu phát một lần" Nếu chúng ta đi làm từ thiện, tiền do bà con đóng góp, mà để cho bà con ngờ vực về công việc từ thiện của chúng ta, vì thiếu phúc trình rỏ ràng, thì chúng ta mang tội trọng đối với Thiên Chúa và đối với đồng hương nữa.

Thưa quí vị, cái yếu điểm của cộng đồng chúng ta là làm từ thiện theo xúc cảm, theo đám đông, nên dễ bị lạm dụng, sau khu viết check cho hội nào đó, mình phải theo dõi coi số tiền mình đóng góp có đến tay người mà mình muốn giúp không"

Tôi nêu lên không phải nghi ngờ, nhưng là một điển hình, thiếu cộng tác, thiếu phối kiểm, quí vị tin ở những nhà lãnh đạo tôn giáo, những người làm từ thiện, nhớ họ cũng chỉ là người mà thôi! những sự kiện xảy ra trên báo chí, đài phát thanh & TV hàng ngay chứng minh cho điều đó. nên tôi đề nghị cộng đồng, văn nghệ sĩ, mạnh thường quân từ nay trở đi có ai đứng ra lạc quyên điều gì thì nên nêu ngay ra câu hỏi: Quí vị trực tiếp về Việt-nam thực hiện hay gởi qua trung gian người khác" trong qúa khứ đã làm gì" đợt đầu tiên khi nào" Xin cho xem hình ảnh, Video, và đợt gần nhất là khi nào" phát gì" phát bao nhiêu" chương trình tương lai thế nào" xin cho diạ chỉ nơi cấp phát ở Việt-nam. Nếu là cấp phát cho các trại cùi thì trại nào" Giám-Đốc Trại là ai" tôi có thể gọi điện thoại về trại đó bây giờ để xác nhận không" Nhất là thời đại nầy đi đâu cũng phải chụp hình quay Video, có ai đi ra ngoại quốc hay về Việt-nam mà không mang máy hình hay Video theo" nếu có thì hình đâu"

Thưa quí vị, cái khúc mắc là làm sao đem tặng phẩm bà con cô bác về đến nơi và trao tận tay đồng bào chúng ta một cách công khai, và ghi rõ ràng trên các táng phạm đó: 'Do Đồng Bào Việt-Nam Hải Ngoại Quyên Tặng' mà không qua chính quyền địa phương, trong 11 đợt cứu trợ vừa qua, chúng tôi đã vượt qua mọi gian lao trở ngại, và đã thực hiện đúng theo điều quí đồng hương mong ước.

Chỉ còn 3 tuần lễ nữa, công tác Cứu Trợ đợt 12 sẽ bắt đầu, Xin quí đồng hương bảo trợ thêm cho 850 gia đình, mổi gia đình cần 1 năm gạo $120.00, quí vị giúp bao nhiêu cũng tốt, góp gió thành bão, vì nhiểu điều phủ lấy giá gương, xin quí vị đừng bỏ qua cơ hội làm phước nầy, xin vận động thân nhân bạn hửu trong hãng xưởng tích cực hổ trợ cho.

Xin quí vị Mạnh Thường Quân bảo trợ cho 1 máy đèn cho trại phong cùi Bến sắn, chi phí khoảng $7500.00 đến $8000.00, chúng tôi thực hiện và khắc tên quí vị rất trang trọng tại máy đèn đó..

Quí vị giúp đỡ , trên check hoặùc Money Order xin đề Thánh Đường Sàigòn hay bằng tiếng Anh: Saigon Reformed Presbyterian Church, và gởi về: Thánh Đường Sàigòn. P.O.Box. 813 Garden Grove, CA. 92842.

Xin quí vị mở website của chúng tôi để xem hình ảnh cứu trợ đợt 11: www.saigonchurch.com.

Thay cho đồng bào phong cùi bất hạnh tại quê nhà, xin chân thành cảm ơn tấm lòng vàng và đầy bác ái của quí vị, Kính chúc quí vị Một Ngày Motherday tràn đầy hồng ân của Thiên Chúa.

Nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu lại cho toàn thể quí vị.

Trân Trọng

Mục-Sư Nguyễn Xuân Bảo, Tel. (714) 775-8852.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.