Hôm nay,  

Iraq: Nói Thách Bằng Máu

07/04/200400:00:00(Xem: 4665)
Đằng sau những vụ bạo động hàng loạt đang xảy ra có thể là những cuộc trả giá về tương lai Iraq. Sôi nổi và đáng sợ nhất là trò nói thách bằng máu...
Ngày 30 tháng Sáu này, Hoa Kỳ sẽ chuyển giao việc cai trị cho một chính quyền lâm thời của Iraq. Truyền thông khắp nơi đều loan tải lời phát biểu của Tổng thống George W. Bush, rằng ông tin là thời hạn đó vẫn có giá trị, ngược với lời khuyến cáo của nhiều giới chức và nhân vật có thẩm quyền là nên trì hoãn thời điểm trên cho đến lúc thuận lợi hơn.
Ai cũng biết là trong cuộc đấu tranh, điều bất lợi nhất là đặt ra thời hạn cho một quyết định nào đó, ông Bush cũng vậy. Cho nên, nếu tinh ý ta có thể suy đoán khác với kết luận của truyền thông. Tổng thống Mỹ không quyết định giữ nguyên thời điểm bàn giao mà chỉ nói rằng ông cho là Hoa Kỳ có thể bàn giao đúng thời hạn. Nghĩa là thời hạn này cũng có thể xê dịch. Lý do là chưa ai thấy tương lai Iraq sẽ ngã ngũ ra sao, liệu nội chiến có bùng nổ hay không sau những vụ bạo động liên tục của tuần qua"
Vấn đề đó dẫn ta trở về những câu hỏi nóng bỏng và rắc rối đến nóng đầu của thời sự...
*
Xứ Iraq có ba sắc tộc chính: người Kurd cư ngụ vùng Đông-Bắc tiếp giáp với Iran và Turkey; người Sunni ở vùng trung tâm, từ Baghdad lên Kirkuk và Mosul phía Bắc, trải mỏng qua sa mạc phía Tây đến biên giới Syria và Jordan; đông đảo nhất là người Shiite ở vùng Tây Nam tiếp giáp với Iran. Đấy là cách phân vùng đại lược, chứ nhiều địa phương có các sắc dân trên cùng sống trà trộn với nhau. Tương lai Iraq tùy thuộc trước tiên vào khả năng sống chung của họ sau khi dân Sunni thiểu số đã giữ vị trí thống trị trong hơn 30 năm cầm quyền của Saddam Hussein và thẳng tay đàn áp hay tàn sát hai sắc dân kia.
Khả năng sống chung đó tùy thuộc vào cơ chế chính trị và pháp luật đang được thảo luận và thiết lập, với bản hiến pháp tạm đã được thông qua vào tháng trước. Hoa Kỳ giữ thế chủ động để thúc đẩy sự hình thành một cơ chế chính trị tương đối ổn định và dân chủ hơn ở tại đây và có ba lợi thế là võ lực, tiền bạc và sự tranh giành ảnh hưởng tay ba của người Iraq. Ngoài ba lợi thế đó, họ có muôn vàn khó khăn khác.
Trong ba sắc dân này, cho đến nay, dân Kurd tương đối yên lặng tranh đấu cho quyền lợi mình và theo dõi phản ứng của hai thành phần kia. Trong khối Sunni, thì tàn dư của chế độ Saddam cũ vẫn còn ảnh hưởng đối với một thiểu số hiếu động và họ đã gây ra vụ thảm sát ghê tởm tuần qua tại al-Fallujah. Hoa Kỳ cùng các đơn vị cảnh sát Iraq đang bao vây thành phố này để truy lùng và trừng phạt các thủ phạm nhằm làm gương cho những người còn lại: phá hoại hòa bình bằng bạo động là lãnh án tử hình.
Ngay giữa thời điểm đó lại bùng nổ vụ “al-Sadr”.
*
Mudtada al-Sadr là một giáo sĩ trẻ, 30 tuổi, con của một vị trưởng giáo có tên tuổi trong cộng đồng dân Shiite, bị chế độ Saddam ám sát năm 1999. Nhờ cái chết của người cha, al-Sadr đột nhiên có thế giá và muốn trở thành lãnh tụ cấp quốc gia, trong khi đối với dân Iraq ông ta chỉ là một trùm du đãng không thế lực, nhất là không được các lãnh tụ Shiite khác coi trọng. Cách đây đúng một năm, al-Sadr còn cho người chặt xác một đối thủ người Shiite là Abdel-Majid al-Khoei. Vì tội đó, từ năm ngoái rồi, một thẩm phán Iraq đã ra lệnh truy tố al-Sadr.
Điều khó hiểu hay vô lý đã xảy ra, khi lệnh truy nã không được chấp hành đến nơi đến chốn, có thể vì al-Sadr tỏ ý nhượng bộ và muốn thương thảo về vai trò của mình trong cộng đồng Shiite thay vì dùng phương pháp bạo động.

Al-Sadr chú ý nhất đến Giáo chủ Ali al-Sistani, lãnh tụ có thế lực nhất của người Shiite, có cơ sở tại An Najaf ở miền Nam, với chủ trương đối thoại dù gay gắt với Hoa Kỳ trong khuôn khổ chính quyền lâm thời Iraq (ICG) nhưng không kêu gọi bạo động. Al-Sistani còn được hậu thuẫn của Thượng Hội đồng Cách mạng Hồi giáo SCIRI, một tổ chức lãnh đạo dân Shiite có sự yểm trợ của xứ Iran ở đằng sau. Phần mình, al-Sadr có một lực lượng dân vệ chừng 3.000 tay súng và được sự hỗ trợ tài chánh của một Giáo chủ Shiite khác tại Iraq nhưng lại rất gần gũi với Giáo chủ Al Khamenei, lãnh tụ tối cao của Iran, người cầm đầu xu hướng cực đoan nhất của xứ này.
Nói vắn tắt, nhân vật trẻ mới nổi là al-Sadr muốn giành quyền lãnh đạo với các lãnh tụ Shiite còn lại, nhất là với al-Sistani, và có thể xua giáo dân cực đoan xuống đường chống Mỹ để biểu dương. Việc cơ chế bảo hộ của Liên quân (Mỹ) ra lệnh đóng cửa tờ báo al-Hawza của al-Sadr và bắt giữ hung thủ đã giết giáo sĩ al-Khoei năm ngoái theo lệnh của al-Sadr đã châm ngòi cho bạo động. Đấy là lý do vì sao xung đột bùng nổ vào thời điểm này - chưa kể đến cuộc bầu cử tại Mỹ và lá phiếu đẫm máu của al-Qaeda tại Madrid vào tháng trước - nhưng động lực của xung đột hiển nhiên đã có từ lâu rồi. Giáo sĩ al-Sadr đang trả giá với Mỹ và các lãnh tụ Shiite khác bằng bạo động ở Baghdad, Karbala, An Najaf và Basra trong khi dư luận chú ý đến hậu quả của vụ tàn sát tại al-Fallujah.
Hoa Kỳ có thể lấy quyết định mạnh tay với tàn dư Saddam tại al-Fallujah của dân Sunni trong khi nhẹ tay rút củi dưới đống lửa của al-Sdar để khỏi gây thêm phản ứng chống đối trong sắc dân Shiite, đa số vốn vẫn có chủ trương ôn hòa hơn và hợp tác với chính quyền lâm thời Iraq ICG. Muốn vậy, Hoa Kỳ có thể vận động Giáo chủ al-Sistani kêu gọi dân Shiite đừng bạo động theo lời hô hào của người hùng al-Sdar, nhưng sẽ phải trả cho vị Giáo chủ này và đa số Shiite một giá rất đắt trong tương lai, có khi làm dân Kurd khó chịu vì bị lép vế. Đằng sau các lực lượng Shiite này lại còn có xứ Iran, đang bị Liên hiệp quốc truy xét tội chế tạo võ khí nguyên tử... Quả là một bãi mìn.
*
Sau khi duyệt lại một vòng bối cảnh thời sự tại Iraq người ta mới thấy ra một sự thật, là các thành phần bạo động đang nổi dậy không chỉ để chống Mỹ mà chống lại mọi chế độ cai trị, dân chủ pháp trị hay không thì cũng vậy. Giữa đa số thầm lặng và hiếu hòa với thiểu số ồn ào và hiếu sát, ai sẽ thắng ai để làm chủ tình hình Iraq sau này"
Nếu Hoa Kỳ không mạnh tay thì mầm dân chủ còn phôi thai tại Iraq không thành hình, việc diệt trừ Muqtada al-Sadr vì vậy là bắt buộc dù trước mắt gây ra nhiều bạo động hơn, vụ tảo thanh al-Fallujah cũng vậy. Bài học cho Liên quân và cả chính quyền lâm thời Iraq ICG là sai lầm trong quyết định dung tha và thương thuyết với al-Sadr. Ngày nay, nếu giải pháp bạo động kiểu al-Sadr mà có kết quả thì xung đột sẽ bùng nổ giữa các lực lượng Shiite với nhau, ai cũng muốn nói thách bằng máu người khác để có mặt trong chính quyền mới tại Iraq. Trong khi đó, dân Sunni cũng không ngồi yên, người Kurd cũng vậy.
Vì các lý do trên, ông Bush bắt đầu nói nước đôi về thời điểm bàn giao và rằng càng tới gần thời điểm đó bạo động càng dễ xảy ra, nhưng Mỹ không tháo chạy và vẫn còn ở lại Iraq sau thời điểm đó. Pháp quyền nhà nước Iraq vẫn cần tới sức mạnh trấn an để bảo an của binh lính Mỹ. Tình hình có thể nghiêm trọng, nhưng chưa đến nỗi trầm trọng. Ông Bush mà tính sai thì việc tái đắc cử của ông mới là vấn đề nghiêm trọng trong mấy tháng tới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.