Hôm nay,  

Mỹ Làm Khó Giao Thương Vn: Mất 400,000 Việc Vì Thương Ước

01/06/200300:00:00(Xem: 4013)
WASHINGTON - Theo tin Wall Street Journal, chỉ mới 18 tháng giao thương giữa Hà nội và Hoa thịnh Đốn, tư bản Mỹ đã bắt đầu chống lại cái thoả hiệp mậu dịch song phương giữa VNCS và Hoa kỳ, thường gọi là Thương Ước, mà nhiều người trước đó tin Mỹ ký là do sự vận động ngầm của tài phiệt và tư bản Mỹ. Và báo này cho rằng chính vì bản Thương Ước này mà hơn 400,000 việc làm Hoa Kỳ đã mất đi.
Hai mặt hàng mũi nhọn CS Hà nội xuất cảng sang Mỹ là thủy hải sản và hàng may mặc. Cá ba sa VNCS đã bị kiện bán phá giá tại Mỹ và CS Hà nội phải chuyển đổi nới xuất cảng sang Liên Aâu gần đây. Bây giờ đến phiên mặt hàng xuất cảng chiến lược thứ hai của Hà nội sang Mỹ-- Hà nội gọi là vải sợi may mặc-- bắt đầu bị hạn chế. Mặt hàng này khi Thương Ước chưa ký, mỗi năm Hà nội chỉ bán được cho Mỹ khoảng 50 triệu đô. Năm rồi khi Thương Ước có, con số đó của VNCS tăng lên 952 triệu đô. Và năm nay theo dư đoán có căn cứ, thương vụ này của VN đối với Mỹ sẽ vọt lên 2 tỷ 400 triệu. Số tiền này lớn hơn số tiền VNCS buôn bán đủ mọi thứ với Mỹ cả năm trước. Nó lớn đến mức những nhà tư bản, tài phiệt, và giới trồng bông, kỹ nghệ dệt của Mỹ rất lo ngại.
Càng lo ngại hơn khi thấy số hàng Mỹ xuất cảng được vào VN lại quá nhỏ. Thế là tài phiệt và tư bản Mỹ, đặc biệt là ngành dệt và may mặc, bắt đầu cho cả một binh đoàn vận động hành lang Quốc Hội lẫn Hành Pháp để hạn chế số hàng may mặc của VN nhập vào thị trường Mỹ.
TT Bush và Bộ Trưởng Thương mại của Mỹ đã hứa với cử trị các tiểu bang trồng bông và có nhiều xưởng dệt, là sẽ không cho nhân dân Mỹ sống bằng ngành dệt mất việc, mất tiền của và lổ lả nữa, không đem quyền lợi sinh tử của người sống bằng ngành dệt để thương lượng với ngoại quốc nữa. Trong tình hình đó, hạn ngạch hàng may mặc dành cho Hà nội năm nay trước mắt chánh quyền Bush chỉ cho 1 tỷ 7 đô thôi. Nhiều nhà quan sát nghĩ con số ấy có cơ sụt giảm nữa, chớ không lên vì năm này và năm sau là năm bầu cử chánh quyền của Đảng Cộng hoà sẽ còn bị ảnh hưởng nhiều đến nguyẹän vọng của cử tri các tiểu bang trồng bông và kinh tế tùy thuộc vào ngành dệt. Và vì binh đoàn lốp bi của Mỹ đang dàn trận mạnh để đánh phá hàng VNCS.

Riêng Bộ Thương Mại Mỹ sắp gởi nhân viên Quan thuế qua VN đến tận các xí nghiệp dệt và may mặc "điều tra và trừng phạt" những âm mưu qua mặt nhà cầm quyền. Nếu xí nghiệp nào từ chối cuộc điều tra của Quan Thuế Mỹ, Bộ sẽ can thiệp với Hà nội cúp ngay giấy phép xuất cảng còn Hà nội không cúp thì Mỹ sẽ cấm cửa xí nghiệp đó. Vì biện pháp mới về hạn ngạch và sự kiểm soát của Quan thuế Mỹ, nhiều xí nghiệp của nước ngoài liên doanh với ngành may mặc với VN, tại VN - như JC Penny, Gap và Nike của Mỹ - đang tìm nước khác để dời cơ sở sang đó làm ăn dễ dàng hơn. Biện pháp khắt khe mới này của Mỹ trong ngành may mặc cũng gây nhiều khó khăn trước mắt cho VN trên đường " tranh thủ" vào Tổ chức Mậu dịch Quốc tế, gọi tắt là WTO.
Dù vậy giới tài phiệt tư bản và ngành dệt vẫn chưa thấy đủ đối với VNCS. American Textile Manufactures Institute đòi hỏi chánh quyền Bush còn phải cứng rắn với Hà nội hơn nữa. "Tại sao quá hào phóng với VN khi mà ngành dệt của Mỹ xuống dốc trầm trọng nhứt từ cơn Đại Khủng hoảng đến bây giờ." Và Viện này cũng cho biết có đầy đủ hồ sơ, hai nước Trung Cộng và Việt Cộng không theo những qui định của kinh tế thị trường. Cũng cần nhắc lại vụ nông ngư dân Mỹ kiện cá ba sa VN và tôm nuôi cuả Trung Cộng và Việt Cộng cũng đã dùng luận điểm "không theo kinh tế thị trường" để yêu cầu Bộ Thương Mại cắt đứt số tiền tài trợ ngư nghiệp và hạn chế số nhập cảng của hai nước đồng thời xin đánh thuế cao, không được hưởng đặc ân tối huệ quốc, giảm thuế rất nhiều cho hàng thủy hải sản VN, hầu sản phẩm thủy hải sản Mỹ không bị phá gia thị trường tại Mỹ. Viện còn bồi thêm một quả bằng cách chứng minh lực lượng lao động Mỹ bị thiệt hại. Năm rồi ngành dệt Mỹ mất 6000 việc làm, và nếu tính chung việc làm đã mất vì Cái Thương Ước đối với VNCS là 409 ngàn công việc (gần nửa triệu việc làm). Mùa bầu cử mà đưa ra những luận điểm đó là chánh quyền dân cử Mỹ phải cứu xét nghiêm chỉnh nếu không sẽ bị mất phiếu nặng.
Không phải VNCS là nước duy nhứt bị cả một binh đoàn lốp bi Mỹ tấn công trong mặt hàng dệt và may mặc. Nhựt bị đầu tiên, kế là Hông kông, Tân gia ba và Nam Hàn. Do vậy những nước này rút kinh nghiệm né, không dùng hàng may mặc như mặt hàng chiến lược xuất cảng sang Mỹ. Trong khi đó CS Hà nội còn mới với thị trường Mỹ, chưa thấm thiá thế lực của các tập đoàn tài phiệt, các nhóm quyền lợi đặc biệt có cả binh đoàn lốp bi chuyên nghiệp am tường các ngõ ngách của Quốc Hội lẫn Hành Pháp, nên xấn xả vô hai con đường rất đông cử tri chánh quyền dân cử nào của Mỹ cũng muốn o bế để kiếm phiếu. Do vậy Thương ước Việt Mỹ mới thi hành 18 tháng, Hà nội lãnh hai cái búa: bị kiện vụ cá ba sa và bị hạn chế nhập hàng may mặc và vì vậy con đường nhờ Mỹ hướng dẩn vào WTO còn rất xa mờ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.