Hôm nay,  

Nguyên Tử Lan Tràn

6/21/200300:00:00(View: 4583)
Vấn đề vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn Cộng sản và của Iran Hồi giáo gần đây gợi lại nỗi sợ không rời trong thời đại nguyên tử của Con Người, Homo sapiens, trên hành tinh Trái Đất non trẻ và tươi đẹp này. Sợ vũ khí nguyên tử lan tràn đưa Nhân Loại trở lại thời kỳ Đồ Đá Cũ.
Nỗi lo sợ bom nguyên tử đã bắt đầu ám ảnh Con Người trên thế giới từ sau Đệ Nhị Thế chiến, sau khi Mỹ sử dụng hai trái bom nguyên tư û đầu tiên tại Ngagasaki và Hiroshima. Sau đó suốt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh,hai siêu cường Liên xô và Mỹ dù ghìm nhau từng bước, cũng cùng cố gắng tự chế, tài giảm việc sử dụng vũ khí nguyên tử, chớ không dám liều lĩnh sử dụng nó nữa. Khủng hoảng hoả tiễn có đầu đạn nguyên tử của Liên xô đặt ơ û Cuba sát bên đít Mỹ, là căng thẳng cao điểm nhứt nhưng vẫn dàn xếp được. Thế giới thở phào nhẹ nhỏm khi Liên xô ký Hiệp Ước Tài Binh với Mỹ và sau đó nhiều nước tham gia phê chuẩn gia nhập. Nhưng từ khi Liên xô sụp đổ, kho tàng vũ khí để lại cho Nga và một vài nước sô viết tách ra thành quốc gia biệt lập. Kho tàng ấy quả có thất thoát ra ngoài vì các nước thuộc Liên xô cũ, chánh yếu là Nga, kinh tế suy sụp nên bán lậu ra. Khách hành là những nước nhỏ muốn có vũ khí nguyên tử để bão toàn độc lập như Pakistan hay để gây sức ép với các cường quốc trong hình thái chiến tranh mới gọi là Chiến tranh Bất Cân Xứng như Bắc Hàn CS. Các tổ chức đấu tranh chánh trị cũng muốn có vũ khí nguyên tử để khủng bố, phá hoại gây kinh hoàng, tạo áp lực với nhà cầm quyền để đạt mục tiêu chánh trị như tổ chức Al Qaeda. Do vậy vũ khi nguyên tử lan tràn, không còn nằm trong tay các siêu cường nữa. Đói rả ruột như Bắc Hàn, chiến tranh, lộn xộn triền miên như Pakistan, quậy liên tục như Iraq, tôn giáo trị như Iran đều có vũ khí nguyên tử. Trong chữ nghĩa ngoại giao, tiếng Mỹ có thêm " rogue nations" để chỉ những nước ngoài vòng kềm toả của luật lệ tài binh, cấm phổ biến vũ khí nguyên tử quốc tế.
Trong lúc cả thế giới đang hướng về Bắc Hàn và Iran hai điểm nóng được xem là có vũ khí vi trùng, hoá học, nguyên tử , chiếu Luật Thẫm Quyền Tình báo, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ gọi tắt là CIA đưa ra một bức tranh màu xám xịt. Đó là báo cáo về những " thực thể" ngoại nhân đã chuyển nhượng kỹ thuật và vật liệu có thể dùng chế vũ khí nguyên tử trên thế giới. Báo động về nước Nga thiếu tiền nên bán nhiều kỹ thuật và vật liệu có thể dùng làm vũ khí nguyên tử cho Trung Quốc, Iran. Và hai nước này bán lại cho Bắc Hàn, Iran và Bắc Hàn bán lại cho Iran, Syria, buôn bán lòng vòng khiến vũ khí nguyên tử lan tràn, tạo mối nguy cho an ninh thế giới và đặc biệt cho Mỹ.

Nga là nước được CIA báo động bằng lời lẽ cứng rắn và nhấn mạnh nhứt. Từ tháng 5 năm 2000, TT Putin đã dùng quyền lập qui tu chính luật cấm xuất cảng nguyên tử, cho phép Nga bán ra nước ngoài vật liệu, kỹ thuật, trang bị cho các nước không bị Cơ quan Nguyên tử năng LHQ (IAEA) canh chừng. Nga cũng tiếp tục cung cấp cho Iran, Ấn độ và Trung Quốc kỹ thuật và vật dụng liên quan đến việc sản xuất hoả tiễn. Năm 2001 Nga là nguồn cung cấp vật liệu và trang bị khả dụng để làm ra vũ khí sinh học, hoá học cho Iran. CIA đề nghị Quốc Hội Mỹ cần phải nỗ lực can thiệp để Nga ngưng việc buôn bán, chuyển nhượng này và thương lượng một biện pháp kiểm soát việc thi hành Hiệp ước cấm phổ biến nguyên tử đã ký với Nga.
Trung Quốc cũng là một mối nguy nguyên tử. Nước này là một thực thể đứng sát bên Nga trong việc mua bán có thể làm vũ khí giết nguời hàng loạt. Tháng 10 năm 1997, Trung Quốc có bảo đảm với Mỹ bằng văn tự hẵn hòi, sẽ không hợp tác với Iran về nguyên tử. Cụ thể là không bán chất uranium, hay chất có thể chắt lọc ra uranium cho Iran nữa sau khi hoàn tất hai dự án đã kết ước trước với Iran. Nhưng theo báo cáo của CIA, "nhiều hành động liên quan giữa Trung quốc và Iran đi ngược lại hiệp ước song phương Bắc kinh đã ký với Mỹ." Báo cáo nhấn mạnh nhiều tổ họp của TQ đang cung cấp cho Iran kỳ thuật, trang bị, vật liệu có thể chế ra vũ khí nguyên tử.
Vì vậy gần đây, Iran là cường quốc nguyên tử chỉ đứng sau Nga và Trung quốc thôi. Iran đang sản xuất vũ khí nguyên tử, sinh học, hoá học. Iran đang trao đổi kinh nghiệm, hiểu biết, kỹ thuật vật liệu chế biến nguyên tử với Nga, Trung quốc, Bắc Hàn, và Aâu châu. "Dù có chân trong hiệp ước cấm phổ biến nguyên tử, Iran vẫn đang đeo đuổi chương trình sản xuất nguyên tử của mình", báo cáo khẳng đinh như thế. Dù Quốc tế chưa nắm được chứng cớ, "nòng súng đang bốc khói", nhưng nhiều bằng cớ xác nhận Iran là cường quốc nguyên tử sau Nga và Trung quốc dù Iran là nước ký cấm phổ biến nguyên tử. Còn Bắc Hàn CS đã tự khoe là có vũ khí nguyên tử và hoả tiển có thể gắn đầu đan nguyên tử. Theo CIA Hàn Cộng " hiện đã có đủ chất plutonium để chế biến 1 hay 2 vũ khí nguyên tử." Nhưng chất plutonium chưa chắc lọc còn để bất động trong hầm chứa vì Thoả Ước ký năm 1994 nếu lấy ra sẽ thừa sức để chế nhiều vũ khí nguyên tử nữa.
Kiểm soát, tài giảm vũ khí nguyên tử và vũ khí giết người hàng loạt không phải là việc riêng của mấy nước siêu cường hay của Mỹ. Vũ khí nguyên tử không phân biệt màu da hay biên giới. Hâu quả tai hai có tính toàn cầu và thời đai. Hoặc Con Người cùng nhau kiểm soát nguyên tử, hướng nguyên tử vào việc phục vụ hoà bình, tiến bộ; hoặc Con Người chạy đua nhau sản xuất vũ khí nguyên tử để cùng nhau chết chùm, trở lại thời kỳ Đồ Đá Cũù. Đó là chuyện chung của Nhân Loại, của cộng đồng các nước trên thế giới, chớ không riêng gì Mỹ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
3 người đàn ông bị tù gần 36 năm đã được trả tự do khi nghi án giết 1 vị thành niên được xét lại - các nghi can bị tuyên án chung thân năm 1984 là Al-fred Chestnut, Ranson Watkins và Andrew Stewart.
H: Tôi tiếp tục nghe thấy thông tin là tôi cần phải có ID mới để có thể đi máy bay vào năm tới. REAL ID là gì mà tôi liên tục được nghe thấy vậy? Đ: REAL ID là thế hệ nhận dạng tiếp theo được công nhận trên toàn hạt. Kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2020, bạn sẽ cần phải có ID REAL để lên các chuyến bay nội địa
Đã có những thông tin về việc Intel lên kế hoạch tích hợp 5G vào nền tảng chip xử lý máy tính của hãng.
Khoảng cuối tháng 11/2019, tiểu bang Texas của Mỹ đã đạt được thỏa thuận với nhà mạng T-Mobile và đồng ý rút đơn ngăn cản việc sáp nhập của 2 nhà mạng T-Mobile và Sprint.
do chương trình ACUS-TV tổ chức và Hội đồng Huynh trưởng Nghĩa Sinh bảo trợ: -- tại hội trường Khách sạn Sheraton Chicago O’Hare ngày 17/11/2019
Hồng Kông bầu cử vừa xong, các ứng cử viên khuynh hướng dân chủ thắng lớn, trong khi phe thân Bắc Kinh thua thê thảm. Bầu cử này còn được xem như trưng cầu dân ý để xem đa số người dân đứng về phía những người biểu tình đòi dân chủ trong nửa năm qua hay không.
GENEVA - Tổ chức khí tượng thế giới WMO báo tin: hiệu ứng nhà kính năm 2018 gây biến đổi khí hậu ghi kỷ lục mới, với mức tăng trung bình hàng năm vượt trội trong 10 năm, và làm tăng tốc thiệt hại môi trường.
LONDON - Cựu Thủ Tướng Tony Blair nhận xét hôm 25/11: trong tình hình xáo trộn hơn 3 năm sau trưng cầu dân ý Brexit, đảng Lao Động của ông và đảng Bảo Thủ của Thủ Tướng Boris Johnson không xứng đáng thắng tổng tuyển cử ngày 12-12.
KHÁM ĐƯỜNG BELMARSH - Tin từ Anh: tài xế Maurice Robinson 25 tuổi đã nhận tội tiếp tay di dân xâm nhập vương quốc Anh từ đầu Tháng 5-2018 đến ngày 24-10-2019.
BERLIN - Ngoại trưởng Đức hô hào chính quyền Trung Cộng cho phép thanh tra nhân quyền LHQ quan sát trại tập trung dân thiểu số Uighur tại tỉnh Xinjiang.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.