Hôm nay,  

Từ Phiên Tòa Xử Nhà Cách Mạng Phan Bội Châu Dưới Chế Độ Thực Dân Pháp

23/10/200300:00:00(Xem: 5103)
Bát canh nấu với máu gan,
Đến trời cũng thấu lời van của mình.
Phan Bội Châu
Để dập tắt những tiếng nói đòi dân chủ và tố cáo đảng Cộng sản lén lút ký 2 hiệp định cắt đất biên giới và vịnh Bắc Việt cho Trung Cộng, hai năm qua chính quyền Cộng Sản đã bắt các anh Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình cùng các ông Phạm Quế Dương, Trần Khuê, Trần Dũng Tiến..., và đã đem các anh Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn và Phạm Hồng Sơn ra tòa án nhân nhân Hà nội xử với những bản án khắc nghiệt.
Sau khi theo dõi những phiên tòa này, chúng tôi đã tìm đọc lại phiên tòa xử nhà cách mạng Phan Bội Châu dưới thời thực dân Pháp và nhận thấy một điều là tuy cả hai thứ tòa án Thực Dân và Cộng Sản đều là những công cụ đàn áp, nhưng vẫn có sự khác biệt. Vì thế để có một cái nhìn tổng quát về hai kiểu đàn áp, chúng tôi xin ghi lại mấy phiên tòa dưới chế độ đảng trị gọi là xã hội chủ nghĩa và phiên tòa xử nhà cách mạng Phan Bội Châu dưới chế độ thực dân Pháp.
I. Tòa án dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam
1. Phiên tòa xử Lê Chí Quang:
Anh Lê Chí Quang là một luật gia 31 tuổi, thuc gia đình cán bộ Cộng Sản. Anh đã bị bắt và bị truy tố trước tòa án nhân dân Hà nội ngày 21-2-02, vì đã viết một số bài phê phán chế độ độc tài đảng trị, đòi dân chủ tự do và tố cáo đảng Cộng Sản đã cắt đất, nhượng biển cho Trung Quốc mà cáo trạng đã gọi đó là hành vi: thu thập, biên soạn, phát tán nhiều tài liệu có nội dung xuyên tạc tình hình chính trị của nhà nước Viẹt Nam, xuyên tạc tình hình nội bộ đảng và nhà nước Việt Nam; vu khống, bôi xấu cán bộ cao cấp của đảng và nhà nước. Và từ những hành vi trên, Lê Chí Quang đã bị kết tội phạm điều 88 thuộc bộ Luật Hình Sự năm 1999 (BLHS) là tội ‘Tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam’ với bản án 4 năm tù và 3 năm quản chế.
Phiên tòa xử Lê Chí Quang đã diễn ra chỉ trong hơn 3 tiếng với một số điểm đặc biệt như sau:
- Anh Lê chí Quang đã được đưa vào tòa án từ cổng sau. Chỉ có hai người được vào phòng xử là cha mẹ anh, còn tất cả thân hữu và phóng viên quốc tế đều bị chận ở ngoài sân.
- Theo những điều được ghi nhận thì Lê Chí Quang đã bị chích hay uống thuốc gì đó, nên trước tòa anh đã ngơ ngác, buồn ngủ, hầu như không nhận ra mình đang ở đâu, đến nỗi quan tòa đã phải nhắc nhiều lần để bị can chú ý theo dõi việc xử. Vì thế khi quan tòa đọc bản cáo trạng, anh chỉ có thể trả lời là có hay không theo cáo trạng và cuối cùng anh chỉ nói được một câu: Nhưng đó là những việc làm hợp pháp.
Trong khi thân chủ bị chích thuốc mê như mng du thì luật sư Ngô Ngọc Thủy, chánh văn phòng luật sư đoàn, khoa trưởng đại học luật khoa, đã nhận tiền để biện h, nhưng trước tòa, thay vì cãi, lại xác nhận thân chủ phạm tội và xin tòa giảm án, dù luật sư thứ nhì là cụ Đàm Văn Hiếu, 86 tuổi, đã chống lại và trình bày là bản cáo trạng đã không đủ yếu tố để buộc tội.
2. Phiên tòa xử Nguyễn Khắc Toàn:
Anh Nguyễn Khắc Toàn, cựu chiến binh 47 tuổi, thuc gia đình đảng viên, bị bắt ngày 8-1-02, vì anh đã giúp đồng bào từ các tỉnh lên Hà nội biểu tình, khiếu kiện những sự việc oan ức và đã sử dụng e-mail thông tin về những cuộc đấu tranh của nông dân. Với những việc này, ngày 20-12-02, anh đã bị Tòa Án Hà nội kết án 12 năm tù và 3 năm quản chế về tội làm gián điệp, chiếu theo điều 80 của BLHS, vì đã cung cấp cho nước ngoài những tin tức, tài liệu để nước ngoài sử dụng chống lại Việt Nam.
Phiên tòa xử anh Toàn cũng xử kín trong khoảng 6 tiếng vào thứ Sáu. Thân nhân duy nhất được phép có mặt là bà Trần Thị Quyết, mẹ anh Toàn, nhưng bà đã 75 tuổi, lại đang bị đau nên không thể tới dự, thành ra trong tòa chỉ có quan tòa, công an, bị can và luật sư bào chữa là luật sư Trần Lâm. Sau phiên tòa sơ thẩm, anh Toàn đã kháng án và được đưa ra xử lại ở phiên tòa phúc thẩm ngày 1-4-03.
Theo tin tức ghi nhận:
Ở phiên tòa sơ thẩm, anh Nguyễn Khắc Toàn đã rất tỉnh táo cùng luật sư Trần Lâm phản bác những cáo buộc của bản cáo trạng và đã dồn quan tòa tới chỗ không thể trả lời những câu hỏi là buộc Toàn làm gián điệp thì phải cho biết rõ là làm gián điệp cho nước nào, nhận bao nhiêu tiền và nhận của ai. Dù không thể trả lời những câu hỏi của luật sư và của bị can, nhưng cuối cùng chánh án vẫn phán quyết 12 năm tù. Do đó, khi nghe lời tuyên án, anh Nguyễn Khắc Toàn đã giơ tay nói lớn: ‘Phi lý! Phi lý!’ thì bị công an khóa tay kéo đi, không cho nói tiếp.
Đến phiên tòa phúc thẩm, cũng như phiên tòa sơ thẩm, tòa đã không thể trả lời được những câu hỏi của luật sư Lâm về những điều cáo buộc anh Toàn làm gián điệp. Còn anh Toàn đã trả lời tất cả những câu hỏi của quan tòa một cách minh bạch, khúc chiết, chứng minh mình vô ti, vì không vi phạm bất cứ một điều luật nào. Dù không thể bác được những câu trả lời của bị cáo, nhưng cuối cùng tòa vẫn giữ nguyên án 12 năm tù giam và 3 năm quản chế với tội danh gián điệp như đã kết án ở phiên sơ thẩm.
3. Phiên tòa xử Phạm Hồng Sơn:
Anh Phạm Hồng Sơn, 35 tuổi, tốt nghiệp bác sĩ y khoa, thạc sĩ kinh tế ngành quản trị (MBA) và là giám đốc công ty y dược Tradewind Asia. Anh đã đi vào cuộc vận đng cho dân chủ qua việc dịch và truyền bá trên internet 2 tập sách: Thế Nào Là Dân Chủ và Dân Chủ Cho Cuộc Sống, lấy từ Website của toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Từ việc dịch tài liệu này, anh đã bị bắt ngày 27-3-02, và ngày 18-6-03 đã bị đưa ra tòa với một bản cáo trạng tố cáo Phạm Hồng Sơn liên lạc với một số người Việt hải ngoại như ông Nguyễn Gia Kiểng thuc Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên tại Pháp, nhận tiền $150 từ tổ chức phản đng này để làm gián điệp, v.v. Tòa Án Nhân Dân Hà Nôi kết án 13 năm tù và 3 năm quản chế chiếu theo điều 80 BLHS về tội làm gián điệp cho ngoại quốc.
Phiên tòa xử anh Phạm Hồng Sơn cũng xử kín và xử vi vã trong mấy giờ đồng hồ. Anh Sơn không cần luật sư biện h, và đã tự biện h, nên phòng xử chỉ có quan tòa và công an. Báo chí ngoại quốc và 6 nhà ngoại giao của Hoa Kỳ, Ý, Na Uy, Thụy Điển, Úc và Canada tới tòa, nhưng bị chận ở ngoài sân. Ngay vợ anh Sơn là chị Vũ Thúy Hà, tuy được mời làm nhân chứng, cũng không được ngồi trong phòng xử, và không có dịp nhìn thấy chồng, vì khi chị được gọi vào phòng xử (2 lần khoảng 10 phút) thì anh Sơn lại được công an dẫn sang phòng khác. Khi tòa tuyên án, chị đứng ngoài sân nên đã phải chạy hỏi người này, người kia về bản án của chồng mình.
Sau phiên tòa, nhà báo Đinh Quang Anh Thái của Little Sai Gon Radio đã phỏng vấn chị Vũ Thúy Hà về vụ án thì chị Hà đã nói: ‘Tôi rất phẫn n về cái phiên tòa ngày hôm nay... Ở phiên tòa, tôi đã tố cáo cơ quan An Ninh Điều Tra của bộ Công An cũng như Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao là họ đã dùng những thông tin sai sự thật, bóp méo lời khai của những nhân chứng, tạo dựng nên một cáo trạng thật là vô lý, chỉ nhằm buộc tội chồng tôi’.
Không chấp nhận bản án gián điệp gán ghép không chứng cớ, anh Sơn đã kháng án và được đưa ra xử lại ở phiên tòa phúc thẩm ngày 26-8-03. Và ở phiên tòa này, tin tức ghi nhận mấy điều như sau:
1. Theo hội Đồng Xét Xử thì đây là một phiên tòa xử công khai, nhưng trong tòa chỉ có hội Đồng Xét Xử, bị cáo, hai luật sư biện h là luật sư Trần Lâm và luật sư Đàm Văn Hiếu, và khoảng 20 công an mặc thường phục ngồi ở bên dưới. Còn bên ngoài, công an chặn cửa xét giấy tới 3 lớp, ai có giấy mời mới được vào. Vì thế anh Phạm Hồng Sơn đã phản đối, không tham dự phiên tòa, vì cho rằng đây vẫn chỉ là một phiên tòa xử kín, không theo đúng Hiến Pháp của Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, cũng như không tuân thủ điều 19 của bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam (LTTHS).
Để có thể tiến hành việc xét xử không có mặt bị cáo, tòa đã chỉ định luật sư Trần Lâm đứng ra biện hộ cho bị cáo. Cũng như hai lần biện hộ cho anh Nguyễn Khắc Toàn, ở phiên tòa này, luật sư Lâm đã phản bác tất cả những lời cáo buộc của bản cáo trạng và chứng minh việc kết tội Phạm Hồng Sơn theo điều 80 BLHS, làm gián điệp cho nước ngoài là không có căn cứ và không có tang chứng. Vì thế, ông kết luận bị can vô tội và đề nghị tòa tha bổng.
Mặc dù, tòa không thể bác bỏ được những lý chứng của luật sư Lâm, nhưng cuối cùng vẫn kết tội Phạm Hồng Sơn là gián điệp. Tuy nhiên, tòa đã chiếu cố về những tình tiết giảm nhẹ tội, nên đã giảm án tù từ 13 năm xuống còn 5 năm tù giam cộng thêm 3 năm quản chế, vì thái độ Phạm Hồng Sơn phản đối phiên tòa.
2. Phiên tòa sơ thẩm cũng như phiên tòa phúc thẩm, giới ngoại giao và báo chí ngoại quốc không được phép theo dõi trực tiếp phiên tòa. Nhưng ở bên ngoài tòa án, mặc dù trời mưa lớn, nhân viên của 9 tòa Đại Sứ cùng với nhiều thông tín viên ngoại quốc đã đứng dưới mưa trước cửa tòa án. Họ đã bị công an xua đuổi, đẩy ra xa cổng chính khoảng 60 mét và công an chìm đã quay phim tất cả những nhà ngoại giao và thông tín viên này.
Ngoài những người ngoại quốc bị xua đuổi, còn có một cụ gìa Việt Nam nữa. Cụ già này là ai" Xin trích một đoạn trong bài ‘Lại Thêm Một Vụ Án Xử Mất Lòng Dân’ của nhà báo (trong nước) Trần Kiếm Cung, nói về ông cụ này:
‘Sáng ngày 26, tin bão số 5 đã vào Quảng Ninh, Hải Phòng. Ở Hà nội mưa tầm tã. Cụ Hoàng Minh Chính khoác áo mưa, đi đôi ủng chống lạnh, đứng ở trước cửa tòa án đường Lý Thường Kiệt, có hai cánh cổng sắt nặng nề đúc hoa văn khóa kín, hai công an mặc sắc phục đứng xét giấy bên cửa ngách mở. Cụ cứ gội mưa đứng im lìm như một pho tượng. Có lẽ trong kia đã bắt đầu xử án. Mãi rồi một công an mặc thường phục đến ghé tai cụ:
- Bác Chính ơi! Mưa gió thế này, bác về nhà nghỉ cho khoẻ. Bác lại còn đang ốm. (Cụ Chính bị ung thư tiền liệt tuyến đè ép vào cột sống).
Cụ Chính không ngạc nhiên vì sao họ lại biết tên cụ, biết cả bệnh của cụ. Cụ không nói gì. Nguời mặc thường phục lại tiếp tục:
- Về đi bác Chính ạ. Chúng cháu vì phận sự phải đứng mưa gío thế này, chứ bác đứng đây làm gì cho nó khổ ra!
Lúc này cụ Chính mới nói:
- Các anh đứng đây vì phận sự, còn tôi đứng đây vì lương tâm!
Mấy công an mặc thường phục không nói gì nữa, rồi họ lảng đi.
Một lúc sau, công an mặc sắc phục đến mời cụ Chính đi nơi khác. Công an bảo: Nếu cụ Chính cứ đứng đấy, người ta trông thấy cụ lại xúm đến, thành một cuộc tập họp thì phiền lắm, công an chúng cháu không làm tròn phận sự, vì thế họ phải mời cụ đi. Cụ Chính đành phải đi ra quãng hè cách cửa chính khoảng 50 mét.
II. Toà án dưới chế độ thực dân Pháp.
Gần 80 năm dưới chế độ thống trị của thực dân Pháp, tòa án thực dân đã là công cụ đàn áp và hủy diệt những người Việt yêu nước. Nhưng đến nay, có lẽ chưa có luật gia Việt Nam nào nghiên cứu cặn kẽ về việc xét xử của tòa án thực dân. Phần chúng tôi, nhân đọc lại phiên tòa của hội Đồng Đề Hình xử nhà cách mạng Phan Bội Châu năm 1925 trong mấy cuốn sách viết về cuộc đời cụ Phan, nên xin ghi lại một số điều về phiên tòa đó.
Về phiên tòa xử cụ Phan Bội Châu.
Ngày 11-5-1925, trên đường đi từ Hàng Châu xuống Qúy Châu để dự lễ kỷ niệm Phạm Hồng Thái, cụ Phan Bội Châu đã bị mật thám Pháp bắt cóc tại ga Bắc Trạm và đưa vào tô giới Pháp ở Thượng hải. Sau đó, Pháp đã đưa cụ Phan về Việt Nam, giam tại nhà pha Hỏa Lò Hà nội và phiên tòa của hội Đồng Đề Hình ngày 23-11-1925 đã xét xử cụ Phan với cáo trạng 8 tội, tất cả đều là tội bạo động cách mạng, phá hoại chính phủ bảo h và phá rối trị an. Tất nhiên đó là những tội thực đối với thực dân, theo tương quan kẻ thống trị và người bị trị. Nhưng trước tòa, cụ Phan đã được tự do biện hộ cho những việc làm của mình.
Xin chép lại lời cụ Phan theo sách Phan Bội Châu -Thân thế và thơ văn - của Thế Nguyên (Không phải Thế Nguyên của tập truyện Hồi Chuông Tắt Lửa và tạp chí Trình Bày), với đại ý như sau:
‘Nước Nam cũng là một nước xưa nay chịu ở dưới quyền chuyên chế, dân tình khổ cực đã lâu. Vua quan đối với dân xa cách nhau, ức chế nhau, lại tệ dân tình không có cách gì thượng đạt. Nhờ có chính phủ bảo hộ là một nước văn minh, nói rằng sang khai hóa cho, tôi đã chắc rằng dân Giao Chỉ mấy ngàn năm đã đến kỳ mở mày mở mặt. Chẳng ngờ, chính phủ sang cai trị 20 năm mà chính sách không có điều gì thay đổi. Đến năm 1904 mà Trung, Bắc Kỳ chỉ có hai trường, trường Hà nội và trường Huế, mà là trường chỉ dạy làm thông ngôn. Người du học không cho, lối thi cũ vẫn để, hình luật không chịu thi hành hình luật Pháp, quan tham, lại nhũng hối lộ công hành. Tôi là người Nam, tôi muốn đánh thức cho dân tộc Việt Nam. Tôi thấy thế sinh ra cái tư tưởng phản đối chính trị. Nếu mà tôi, trong tay có mấy trăm vạn hải quân, mấy mươi vạn lục quân, binh tinh, lương túc, súng đủ, đạn nhiều, tàu chiến có, tàu bay có, thì có lẽ tôi hạ chiến thư, đường đường chính chính đánh lại với chính phủ thực. Thế nhưng tôi là một kẻ thư sinh, túi không có một đồng tiền, tay không có một tấc sắt, không thể lấy vũ lực mà phản đối được. Vậy tôi chỉ dụng văn hóa, nghĩa là trước thư lập ngôn để cổ đng nhân dân, yêu cầu chính phủ cải lương chính trị. Chẳng ngờ chính phủ ngờ vực bắt bớ, tôi phải trốn ra ngoại quốc để hành động cho đoạt cái mục đích của tôi.
Tôi có chiêu tập các bạn đồng chí, gom tiền góp sức để phái người đi du học, và làm sách gửi về cho nhân dân. Việc làm của tôi chỉ là dụng cái lưỡi và ngòi viết, mục đích của tôi chỉ là cải lương chính trị, cử động của tôi rất là chính đại quang minh.
Nếu tôi là người có tội thì tôi chỉ có 4 tội như sau:
1. Chính phủ sang bảo hộ nước Nam, không có ai phản đối, mà mình tôi phản đối, muốn cho nước Nam độc lập.
2. Nước Nam xưa nay là chính thể chuyên chế mà tôi muốn cho nước Nam thành một dân quốc.
3. Nhà nước cấm không cho người đi du học ngoại quốc mà tôi trốn đi và rủ người đi ngoại quốc.
4. Tôi trước thư lập ngôn để cổ đng dân Nam thức dậy, yêu cầu chính phủ cải lương chính trị, làm hết cái thiên chức khai hóa của mình.
Tới đây tòa lại hỏi:
- Ông phản đối chính trị của chính phủ bảo hộ hay là chính trị của nước Nam"
Cụ Phan đáp:
- Tôi phản đối chính trị của chính phủ bảo hộ, chứ nước Nam có nước đâu và có chính trị đâu mà tôi phản đối. Ấy, tội tôi chỉ có thế, chính phủ chiếu luật gia hình bắt tội thế nào tôi cũng chịu.
Sau cụ Phan, hai luật sư Larre va Bona, Luật sư do Pháp chỉ định làm nhiệm vụ bênh vực bị cáo, đã thay nhau cãi, chống đỡ cho cụ Phan. Phiên tòa xử đã kéo dài từ 8 giờ 25 sáng đến 8 giờ tối, tòa mới nghe xong lời bị cáo và lời biện h của luật sư.
Cuối cùng, hội Đồng Đề Hình vào trong nghị án, rồi ra tuyên án: Khổ sai chung thân.
Trong phiên tòa xử cụ Phan Bội Châu có hai điểm cần ghi nhận:
Thứ nhất đó là phiên tòa xử công khai, nên từ sáng sớm dân chúng đã lũ lượt kéo đến tòa án để theo dõi vụ xử, và tòa án đã đầy người từ ngoài sân đến trong phòng xử.
Thứ nhì là sau khi viên biện lý đứng lên buộc tội cụ Phan và yêu cầu kết án tử hình, thì có một người thân hình nhỏ bé, mặt gân guốc len ra khỏi đám đông, lên trước vành móng ngựa, khai tên là Nguyễn Khắc Doanh, tức Tú Khắc, quê huyện Nam Trực tỉnh Nam Định, tự nguyện xin chết thay cho cụ Phan.
Về phong trào đòi ân xá cụ Phan Bội Châu.
Trước bản án khổ sai chung thân của cụ Phan, một phong trào đòi ân xá cụ Phan đã bc phát khắp nơi. Ở đây, xin ghi tóm tắt một số cá nhân và đoàn thể:
Điện văn:
1. Điện văn của luật sư Bona và Larre cùng ông Clement, chủ nhiệm báo Argus Indochinois gửi toàn quyền Varenne. Phần đầu điện văn viết: ‘Với tư cách ký giả báo chí, tôi đã theo dõi các diễn tiến phiên tòa đặc biệt xử án nhà ái quốc Phan Bội Châu ... Rất xúc đng trước phán quyết của tòa án. Phần lớn người Pháp và An Nam hiện diện tại phiên tòa cũng xúc đng như tôi. Hầu nâng cao thời đại của ngài và dư luận được trấn tĩnh, dám xin ngài gia ân cho nạn nhân của chế độ thuộc địa này’.
2. Ban Trị Sự hội Trung Kỳ Tương Tế ở Hà nội gửi điện văn xin ân xá cụ Phan và toàn quyền Varenne đã trả lời, đại ý là sẽ xét lại hồ sơ vụ án và sẽ thi hành một chế độ khoan hồng.
3. Nữ giáo viên và nữ sinh Đồng Khánh Huế đã gửi điện văn cho toàn quyền Varenne với nội dung: ‘Chúng tôi, tất cả nữ giáo viên và nữ sinh trường Đồng Khánh, xin ngài vì lòng khoan dung, ân xá cho nhà ái quốc Phan Bội Châu’.
4. Điện văn của sinh viên trường Cao Đẳng Hà Nội: ‘Chúng tôi, sinh viên Trường Cao Đẳng Đông Dương, bị kích thích mạnh mẽ vì cách buộc tội nhà đại ái quốc và duy tân Phan Bội Châu, dám xin ngài rộng lòng ân xá cho cụ. Thi hành một việc khoan dung như vậy, ngài sẽ chứng tỏ được lòng trung thành với lý tưởng và thiên chức khai hóa nhân đạo của nước Pháp. Nhân dân An Nam sẽ không bao giờ quên ơn ngài’.
5. hội Việt Nam Thanh Niên tại Hà nội đã gửi truyền đơn tới nhiều cơ quan quốc tế yêu cầu lên tiếng đòi ân xá cụ Phan. Trong đó có thể kể:
- hội Vạn Quốc
- Tòa Án Quốc Tế ở La Haye.
- Nghị Viện Pháp.
- Giám Quốc Pháp.
- bộ Trưởng bộ Thuc Địa Pháp.
- Toàn Quyền Đông Pháp.
- Sứ Thần Trung Hoa.
- Sứ Thần các nước tại Paris.
Đón đường đưa thỉnh nguyện thư:
Trong phong trào đòi ân xá cụ Phan, tại Hà nội đã có 2 vụ đạo đạt thỉnh nguyện thư đặc biệt nhân dịp toàn quyền Varenne từ Sài Gòn ra Hà Ni.
1. Khi xe Varenne tới cuối phố Hàng Đường, một nhóm hàng trăm phụ nữ, người đứng đầu là một bà cụ 70 tuổi, tóc bạc phơ, đã qùy nghiêm chỉnh ở giữa đường, đưa bức thư xin ân xá cụ Phan.
2. Ở một địa điểm gần nhà ga, trên đường tới phủ Toàn Quyền, có hơn 200 học sinh, chia làm 3 nhóm, đứng ở 3 chỗ, đón đường Varenne. Mỗi toán cầm một lá cờ, trên nền cờ viết 3 dòng chữ:
- Chúc nhà xã hội Varenne trường thọ. (Chữ đỏ, biểu hiệu cho đảng xã hội).
- Xin xá thứ cho cụ Phan Bội Châu. (Chữ đen, màu tang chế, nói lên nỗi đau của thiếu niên Việt Nam trước cái án của cụ Phan).
- Chấm dứt chủ nghĩa thuc địa áp chế. (Chữ đỏ, nói lên tinh thần tranh đấu).
Khi Varenne đi qua, các toán học sinh đã nâng cao lá cờ và hô lớn các khẩu hiệu đó.
Trước phong trào sôi nổi của dân chúng khắp nơi đòi ân xá cụ Phan Bội Châu, toàn quyền Varenne đã phải đánh điện về Pháp xin chỉ thị và cuối cùng ngày 24-12-1925, một tháng sau ngày xử án, Varenne quyết định ân xá cụ Phan.
III. Nghĩ gì
Từ những phiên tòa trên đây, chúng tôi có mấy cảm nghĩ như sau:
1. Với vụ án xử cụ Phan Bội Châu.
Mặc dù cụ Phan là một lãnh tụ cách mạng chống Pháp, đã bị kết án tử hình vắng mặt năm 1913, sau hai vụ ném bom ở Thái Bình và Hà nội Hôtel, nhưng khi thực dân Pháp phải đem cụ ra xử, tòa án thực dân vẫn duy trì được tính chất của một tòa án với sự xét xử công khai, trên cái lý trị an của kẻ thống trị. Trong đó, dân chúng được tham dự tự do, quan tòa đọc cáo trạng, ghi rõ những thứ tội bạo động mà cụ Phan đã chủ mưu, bị cáo được tự do biện hộ và luật sư người Pháp, do người Pháp thuê, lại hết lòng tranh cãi chống đỡ cho bị cáo. Từ đó dân chúng mới có dịp chứng kiến tinh thần uy vũ bất năng khuất khi cụ Phan đã hiên ngang hùng biện, nói lên những điều của người dân mất nước đứng lên chống lại kẻ đi cướp nước, và nhà Nho Nguyễn Khắc Doanh xin được chết thay cho cụ Phan. Chúng ta hiểu phiên tòa mở ra là để hủy diệt cụ Phan, nhưng trong cách hành xử của tòa án thực dân, người Pháp vẫn còn để cho tội nhân nói và người dân của tội nhân nghe được những điều tội nhân nói.
Từ vụ xử án cụ Phan, chúng ta còn thấy được một điều là dù đã là người mất nước nô lệ, nhưng dân Việt vẫn còn duy trì được tinh thần bất khuất và sự can đảm. Tính chất này đã được biểu hiện ở 3 việc:
Thứ nhất là những tổ chức khi lên tiếng đòi ân xá cụ Phan đều gọi cụ Phan là nhà ái quốc. Ngay những người Pháp như hai luật sư Bona và Larre cùng chủ nhiệm báo Argus Indochinois cũng gọi cụ Phan là nhà ái quốc An Nam Phan Bội Châu.
Thứ nhì là sinh viên và học sinh Việt Nam, dù là dưới hệ thống giáo dục của chế độ thực dân, vẫn ngang nhiên lên tiếng đòi ân xá cụ Phan. Điện văn của sinh viên trường Cao Đẳng Hà nội đã gọi cụ Phan là nhà đại ái quốc.
Thứ ba là sự can đảm của một nữ giáo viên trường Đồng Khánh khi trả lời viên thanh tra mật thám đến trường Đồng Khánh hỏi bà Hiệu Trưởng về vụ bức điện tín của giáo viên và học sinh truờng Đồng Khánh gửi cho toàn quyền Varenne. Xin ghi lại bản dịch của ông Nguyễn Quang Tô trong sách Sào Nam Phan Bội Châu:
‘Tôi nhận đã là một trong số những chị em đã quyết định gửi giây thép cho quan toàn quyền Varenne, và tôi xin giới thiệu cô X đây cũng đã quyết định cùng tôi nhận hết trách nhiệm về việc làm của chúng tôi. Chúng tôi không hề hỏi bà hiệu trưởng về việc này, một việc ngoài phạm vi nhà trường và là việc xin quan toàn quyền làm ơn riêng cho chúng tôi. Chúng tôi phản kháng việc người làm sở bưu điện, sau khi nhận tiền đã đem giây thép của chúng tôi chuyển đi nơi khác. Việc đó lại còn trái phép hơn nữa, vì đó là giây thép gửi cho quan toàn quyền Varenne. (Sở dĩ có việc này vì bức điện tín đã bị sở cảnh sát Huế giữ lại và chuyển lên cho Khâm Sứ Trung Kỳ Pasquier). Chúng tôi không hổ thẹn gì khi làm việc này. Chúng tôi chỉ noi gương các chị em ở Hà nội đã đón xe quan toàn quyền đệ đơn xin tha cho vị anh hùng ái quốc của chúng tôi. Trong việc này, không ai xúi dục chúng tôi cả. Chúng tôi đã hành đng với tư cách phụ nữ An nam, chớ không với tư cách nữ giáo viên. Tôi lại phản đối cả việc thẩm vấn công khai chúng tôi như vậy’.
Kết quả của sự can đảm này là viên thanh tra im lặng ra về, và hôm sau, bà hiệu trưởng cho biết là ty Bưu Điện gọi ra để hoàn lại số tiền gửi điện tín.
2. Với những vụ xử các anh Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn và Phạm Hồng Sơn.
Khi so sánh với phiên tòa xử cụ Phan, chúng ta thấy những phiên tòa xử những người đối lập chính trị của tòa án đảng trị đã không có tính chất của tòa án - xét xử công khai - mà chỉ là một hình thức dùng nơi gọi là tòa án, dùng quyền lực đè người ta ra để tuyên án, một bản án đã được lãnh đạo đảng định sẵn.
Cách hành xử này có thể cho chúng ta thấy 3 điều:

Thứ nhất, khi phải dùng hình thức xử kín là chế độ muốn che dấu sự thật. Từ đó nó đã tự nói lên cái không chính nghĩa của những vụ xử và cái đúng của những người tranh đấu. Vì xử công khai với sự tranh luận giữa quan tòa, bị cáo và sự tham dự tự do của người dân thì chắc chắn là những bản cáo trạng buộc tội thiếu chứng cớ cụ thể sẽ bị bẻ gãy và nếu bị cáo được tự do tranh cãi nói lên cái đúng của mình thì tương quan giữa quan tòa và bị cáo sẽ thay đổi là quan tòa và chế độ đảng trị sẽ trở thành tội nhân. Vì tất cả nội dung bài viết của các anh Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn và Phạm Hồng Sơn chỉ nói lên mấy điểm chính là đòi dân chủ, tố cáo đảng, nhà nước độc tài tham nhũng và bán nước vì quyền lợi của đảng. Điều cần nói là những vấn đề các anh đặt không có gì mới, chỉ là những vấn đề mà cấp lãnh đạo đảng và nhà nước đã nói nhiều lần, nói từ năm này qua năm khác, từ đại hội đảng lần này đến đại hội đảng lần khác. Nhưng chỉ có một điều khác là lãnh dạo nói những vấn đề đó để chơi thì được, còn người dân mà nói lên mấy tiếng đó thì lập tức bị kết án là gián điệp, là xuyên tạc, nói xấu lãnh đạo và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là một nghịch lý đang đè nặng lên đời sống bất hạnh của người dân phải sống vô quyền dưới một chế độ đảng quyền toàn trị, đời sống bất hạnh của người dân phải sống dưới một chế độ độc đảng toàn trị mà cụ Cao Hồng Lĩnh, một đảng viên Cộng Sản lão thành, nhân vụ xử anh Nguyễn Khắc Toàn, đã phải viết bài ‘Tòa án xử theo lệnh trên chứ không theo luật pháp - Một việc làm cực kỳ ác độc!’ Trong bài có đoạn:
‘Những người bị bắt với tội danh gián điệp này, thực ra đều là những trí thức, cựu chiến binh thức tỉnh lên tiếng cho sự sinh hoạt dân chủ của đất nước, lên tiếng chống quốc nạn tham nhũng nhiều năm nay làm không kết quả. Chúng ta đã chịu quá nhiều tổn thất đau xót trong việc đối xử giữa người Việt Nam với nhau, phải gọi là người Việt Nam hành hạ người Việt Nam. Vụ cải cách rung đất. Vụ cải tạo công thương nghiệp. Vụ Nhân Văn - Giai Phẩm. Vụ xét lại chống đảng. Và bây giờ là vụ đàn áp những người dân chủ, khoác cho họ tội danh gián điệp, phản Bội tổ quốc. Đây là một việc làm cực kỳ ác độc’. (Thông Luận - 171 - 6/03).
Thứ nhì, khi sử dụng hình thức xử kín là đảng đã sử dụng phương pháp khủng bố tinh thần người tù và thân nhân người tù, một phương pháp quen thuc của một chế độ cai trị trên bạo lực và khủng bố. Chẳng hạn như trong những vụ xử tù cải tạo vi phạm kỷ luật ở một số trại tù, trong khi xử thì ở trước sân đã để sẵn một cái quan tài sơn đen! Tất nhiên, khi người tù bị dẫn đi bắn thì dù có sợ hay không cũng không thành vấn đề. Nhưng cái áo quan và cách xử là một hình ảnh đe dọa những người khác. Trong những vụ xử kín các anh Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn và Phạm Hồng Sơn cũng thế, đảng đã dùng hình thức này để khủng bố tinh thần người tù, gia đình người tù và nhất là sử dụng nó để đe dọa những người khác. Chúng ta hiểu, thủ đoạn khủng bố là để gia tăng nỗi khiếp sợ. Nhưng đối với các anh Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn và Phạm Hồng Sơn và gia đình của các anh ấy thì hình như đảng đã thất bại. Vì qua một số tin tức, chúng ta thấy:
- Với anh Lê Chí Quang, khi ra tòa đã bị cho uống một thứ thuốc gì đó để anh không thể nói được, là đảng đã quá sợ tinh thần bất khuất của anh. Và bà Kim Chung, thân mẫu anh, cũng đã coi thường bạo lực của đảng khi bà khuyên con giữ vững lập trường, rồi lớn tiếng mắng quan tòa là đồ chó má lật lọng lên án chế độ đảng trị là tàn độc hơn Phát xít và Tần Thủy Hoàng.
- Với anh Nguyễn Khắc Toàn, quan tòa đã không thể trả lời được những câu vặn hỏi của anh Toàn về tội gián điệp, và khi bị chủ tọa cắt ngang, trấn áp không cho bị can nói, anh đã ngang nhiên đề nghị dừng phiên tòa, thay đổi chủ tọa, nếu không thì cho anh trở lại phòng giam, còn tòa muốn xử thế nào thì xử. Còn với gia đình anh Toàn thì người em anh là Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời cuộc phỏng vấn của đài Little Saigon, sau phiên tòa phúc thẩm, với niềm tin là ‘Việt Nam trước sau gì cũng dân chủ, một nền dân chủ thật sự. Đây là một tiến trình tất yếu của nhân loại’. (Ở phiên tòa phúc thẩm, tòa án đã cho phép mẹ và em trai anh Toàn được có mặt trong phiên xử).
- Với anh Phạm Hồng Sơn, khi quyết định tự mình biện h ở phiên tòa sơ thẩm ; và ở phiên tòa phúc thẩm, anh Sơn đã phản đối đi ra ngoài không tham dự, vì tòa đã xử kín, không theo đúng hiến pháp của CHXHCN Việt Nam, cũng như không tuân thủ theo điều 19 của LTTHS và khẳng định mình là người vô ti, không vi phạm bất cứ một điều luật nào của Việt Nam, là anh đã có một bản lãnh đáng kể và tự tin vào cuộc vận đng đấu tranh cho dân chủ. Còn chị Vũ Thúy Hà, hẳn nhiên cũng không sợ hãi gì khi đã ngang nhiên nói lên sự phẫn n đối với phiên tòa và tố cáo sự gian trá của cơ quan điều tra, cũng như hội Đồng Xét Xử đã không tôn trọng luật pháp, chỉ làm cách nào buộc tội được cho xong. Rồi ở phiên xử phúc thẩm, chị đã đòi tòa phải cho chị ngồi dự suốt phiên tòa và được trình bày những điều chị biết thì chị mới tới làm nhân chứng.
Thứ ba, trước bạo lực công an và nhà tù của chế độ độc tài đảng trị, chúng ta thấy cái lớn của những người dám xả thân cho đại nghĩa, vì các anh Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn và Nguyễn Vũ Bình (chưa đưa ra tòa) là những thanh niên trí thức đã sinh trưởng trong chế độ bạo trị, nhưng đã dám đem thân nói với đồng bào về con đường phải đi để cứu người và cứu nước. Vì khi làm việc này, các anh đã ý thức về hậu quả với tù đày và cả cái chết. Như Phạm Hồng Sơn đã an nhiên với câu nói: ‘Đường còn dài và còn lắm gian nan’. Như lời Nguyễn Vũ Bình trả lời phỏng vấn của đài BBC: ‘Tôi hiểu rằng khi mình tham gia đấu tranh cho tự do và dân chủ thì mình phải trả những cái giá nhất định. Tôi hiểu rất rõ cái giá đó. Có thể tôi phải trả giá bằng chính mạng sống của mình’. Còn Lê Chí Quang trong bài Hãy Cảnh Giác Với Bắc Triều, đã viết: ‘Tôi viết bài này khi đang bị kềm kẹp trong vòng nghiệt ngã của các lực lượng bảo thủ và tay sai cho Bắc triều. Biết rằng, bài viết này không làm cho hào quang lấp lánh trên đầu tôi mà trái lại càng đẩy tôi sâu thêm vào vòng nguy hiểm. Dẫu sao trước hiểm họa khôn lường của tồn vong đất nước, tôi dám nề hà xả thân, bởi tôi tâm niệm câu nói của Hàn Phi Tử: ‘Nước mất mà không biết là bất tri; biết mà không lo liệu là bất trung; lo liệu mà không liều chết là bất dũng’.
Với chí lớn và gan lớn, các anh Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn và Lê Chí Quang đã nói lên được những gì cần nói với đảng Cộng Sản và với đồng bào. Cũng như ngày trước, nhà cách mạng Phan Bội Châu khi dấn thân vào công cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, trong Ngục Trung Thư, cụ đã nói với đồng bào là ‘Vì cái thiên lương nó bắt buc, nên dù có mất xác rụng đầu cũng chẳng sợ’ cho nên:
Bát canh nấu với máu gan
Đến trời cũng thấu lời van của mình.
Mũi tên dồn hết tâm thành,
Bắn vào đá cũng tan tành như chơi.
(Lịch can huyết dĩ điều canh, đế thiên khả giám.
Chú tinh thành ư nhất tiễn, kim thạch năng khai.)
(Hải ngoại huyết thư)
Trong thế kỷ đen tối của lịch sử dân tộc, tâm can của cụ Phan Bội Châu đã là những tia lửa đánh thức nỗi đau nhục của người dân mất nước, thì bây giờ tâm can của các anh Phạm Hồng Sơn, Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn và Nguyễn Vũ Bình cũng là những tia lửa đánh thức nỗi đau nhục của người dân mất quyền tự do trên đất nước mình.
Với công an và nhà tù, chế độ đảng trị có thể ngang ngược trên những chính sách cai trị bất nhân, nhưng điều chúng ta biết chắc là sự ngang ngược bất nhân đó sẽ tích lũy thêm những phẫn n trong lòng người, và những cái tên Phạm Hồng Sơn, Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Đan Quế, Phạm Quế Dương, Trần Khuê, Trần Dũng Tiến,... sẽ là nơi quy tụ lòng người, qui tụ những tia lửa, để kết thúc cái triều đại đảng chủ mà mấy chữ tự do dân chủ chỉ dành cho mấy tên lãnh đạo đảng Cộng Sản nói chơi trong các đại hội đảng. Cứ nhìn vào những kháng thư của nhiều đảng viên Cộng Sản lão thành phản đối nhà nước về nhưng vụ bắt tù những nhà đấu tranh dân chủ, chúng ta thấy cả một trận tuyến Dân Chủ - độc Tài đã hiện rất rõ từ trong ý thức của người dân, vì khi chính quyền bắt những người này và kết án tội gián điệp, thì người dân đã không im lặng hay nói theo nhà nước như trước kia mà nói rất thẳng: Không phải, đó là những người đấu tranh cho dân chủ. Bắt và kết án như thế là nhà nước đã đàn áp dân chủ, làm trái pháp luật, lừa bịp, dối trá nhân dân và thế giới.
Thêm một điều cần nói ở đây là hơn một năm qua, việc chế độ đảng trị xử dụng nhà tù để đàn áp những trí thức trẻ đã làm đng não nhiều người trẻ: Ở hải ngoại là những tiếng gọi nhau, những lời phát biểu của những người trẻ trên báo chí, trên hệ thống mạng lưới. Còn ở trong nước là những lá thư của những người trẻ gửi tới các đài phát thanh RFA, BBC, v.v. nói lên sự quan tâm của giới trẻ về chế độ chính trị và thời cuộc. Gần đây hơn là trong mấy tuần qua có hai tiếng nói gây nên nhiều xúc đng:
Thứ nhất là bài Vụ Án Phạm Hồng Sơn: Thêm Một Phiên Tòa Chạy tội của nhà văn Trà Bồng. Trong bài ông đã tổng kết được một điều thật chính xác đối với công cụ luật pháp của chế độ đảng quyền là:
‘Từ ngàn xưa Việt Nam đã có những cái đám cưới chạy tang. Nhưng thời gian gần đây, ở Việt Nam lại có thêm những phiên tòa mà ta chỉ có thể mô tả là những phiên tòa chạy ti. Trong các phiên tòa này ‘bị cáo’ luôn luôn là những người vô ti. Sự vô tội hiển nhiên tới độ cho dù đảng cầm quyền đã bỏ ra hàng chục tháng trời, với nguồn nhân lực vô giới hạn và những phương tiện vô tận, vẫn chỉ có thể thêu dệt nên một ‘bản cáo trạng’ nham nhở đầy những điểm ai cũng có quyền làm, không sai quấy gì hết, gọi là ‘bằng chứng’. Những phiên tòa chạy tội này nhằm một mục đích duy nhất: Gắn bừa tội cho những người ngay thật để mong che dấu tội lỗi của chính quyền’.
Thứ hai là nữ bác sĩ Bích Ngọc với bài Những Trăn Trở Của Phạm Hồng Sơn, đã từ sự đng não nói lên tâm cảm của một nữ bác sĩ trẻ ở Mỹ. Trong bài, bác sĩ Bích Ngọc ca ngợi những người trẻ Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn đã từ bỏ vị thế ưu tú có thể tìm quyền và lợi trong xã hội để chọn một hành trình khác mà cái nhìn và hướng đi này khiến cho tổ quốc Việt Nam luôn ươm ấp niềm hy vọng, dẫu qua bao tai biến. Từ đó, bác sĩ Bích Ngọc tâm sự với bác sĩ Phạm Hồng Sơn là: ‘Hình như có nỗi trăn trở nào chợt chớm dậy, có lẽ gợi xuất từ những ưu tư ban đầu của anh. Mong rằng những băn khoăn mới thành tựu này sẽ thúc đẩy chúng tôi có được một tý gì cho quê hương’.
Và khởi đầu cho chương trình ‘Một Tý Gì’ đó, bác sĩ Bích Ngọc đề nghị: ‘Theo thiển ý, một trong những hành động thiết thực là việc gây quĩ giúp chị Hồng Sơn và các cháu nhỏ. Hy vọng rằng các hội đoàn y sĩ có thể đứng ra điều đng các hội viên thực hiện tiêu chí tương thân tương ái này’.
IV. Làm gì
Sau những bản án phi pháp kết tội những người trẻ yêu nước, những tiếng nói phản đối chế độ đảng trị đã vang lên khắp nơi, từ quốc nội tới quốc tế, và cộng đồng người Việt hải ngoại qua truyền thông và các tổ chức chính trị, hội đoàn đã tiếp tục làm nhiệm vụ của một hậu phương trong việc truyền bá và bảo vệ những người tranh đấu bị đàn áp với nhiều nỗ lực vận đng quốc tế, cùng nhiều bài viết tố cáo, lên án chế độ đảng trị. Chẳng hạn, tờ nguyệt san Thông Luận ở Paris, ngoài những bài viết về những phiên tòa áp chế, còn thường trực dành một cột báo ghi: Đừng Quên Những Người Dân Chủ Đang Bị Giam Giữ Vì tội Lương Tâm. Những Người Này Chỉ Có Một Tội: Họ Đòi Hỏi Dân Chủ Cho Việt Nam. Rồi ở nhiều tờ báo khác, chúng ta đã đọc được những lời nhắn nhủ các nhà tranh đấu như: Xin các anh yên tâm. Các anh sẽ không cô đơn trên đường đấu tranh cho đại nghĩa...
Tất nhiên, những việc làm của cộng đồng người Việt hải ngoại, những kháng thư của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, cùng sự lên tiếng của nhiều đảng viên Cộng Sản lão thành ở trong nước, đã nói lên việc không quên và không để những nhà tranh đấu dân chủ phải cô đơn. Nhưng ở đây, trong phạm vi suy nghĩ bình thường của một cá nhân, chúng tôi muốn đề nghị thêm vài việc cụ thể cần làm để biểu l sự không quên và không để những người tù vì đại nghĩa phải chịu sự cô đơn:
Thứ nhất là sự trợ giúp vật chất. Đã từng là tù nhân của chế độ Cộng Sản, chúng tôi hiểu sự cần thiết của việc thăm nuôi người tù và sự khó khăn của những gia đình phải đi thăm nuôi trong thời gian dài. Vì thế, chúng ta nên nghĩ đến việc trợ giúp gia đình các anh Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình,... để ủng hộ tinh thần cũng như để có thêm phương tiện đi thăm nuôi. Về vấn đề này, chúng tôi phải cám ơn bác sĩ Bích Ngọc, là người đã công khai đưa ra đề nghị các hội đoàn y sĩ đứng ra gây quĩ để trợ giúp chị Vũ Thúy Hà và 2 cháu nhỏ. Nhưng từ đề nghị này, chúng tôi xin nói thêm là nếu tập thể y giới làm việc này thì tại sao quí vị lại chỉ giới hạn vào một đồng nghiệp, mà không mở rộng thêm cho cả mấy người trẻ khác là các anh Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Vũ Bình. Và cũng từ đề nghị của bác sĩ Bích Ngọc, chúng tôi nghĩ đến việc trợ giúp của những cá nhân. Cá nhân thì khả năng nhỏ, nhưng nhiều cá nhân quan tâm đến việc này thì sẽ thành một nguồn lâu dài. Vì hàng năm, nhiều người trong chúng ta thường gửi quà cho người thân ở Việt Nam, thì từ năm nay chúng ta nghĩ là có thêm một người thân khác, đó là Lê Chí Quang hoặc Nguyễn Khắc Toàn hoặc Nguyễn Vũ Bình hay Phạm Hồng Sơn. Chúng ta chọn lấy một người để tặng thêm một phần quà. Đây là điều không quên cụ thể nhất mà chúng ta có thể làm để biểu l nỗi lòng của mình đối với những người đã xả thân trước những thảm kịch đau nhục của dân và của nước dưới chế độ đảng trị.
Thứ nhì là dấy lên một phong trào - Nguời trẻ nói cho nhau nghe về tinh thần và việc làm của những người trẻ trong nước. Chúng tôi có sự phấn khởi khi nghĩ đến điều này, vì nhận thấy là những bản án đàn áp Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn và Phạm Hồng Sơn đã tác đng nhiều vào những người trẻ hải ngoại, khiến họ quan tâm nhiều đến những thảm kịch của đất nước dưới chế độ độc tài đảng trị. Hiện tượng này đã biểu l rất rõ qua nhiều bài viết trong thời gian một năm trở lại đây. Xin kể vài thí dụ:
Như một số bài được đưa lên mạng lưới điện toán của nhiều bạn trẻ ở Úc với nội dung nói lên sự xúc đng, xấu hổ cùng sự phẫn n chế độ độc tài trước những bức ảnh của Lê Chí Quang bị bịt miệng trên những lề đường và bến xe trong các thành phố Úc Châu trong chiến dịch Á Châu Thái Bình Dương Đấu Tranh Cho Nhân Quyền do hội Ân Xá Quốc Tế Úc Châu phát đng.
Như bài Những Trăn Trở Của Phạm Hồng Sơn của bác sĩ Bích Ngọc.
Như bài Nói Với Lê Chí Quang của nữ sĩ Nam Dao.
Có thể nói những lời của Bích Ngọc và Nam Dao đã gói trọn tâm cảm, vừa tha thiết vừa đau xót, khi nhìn về một đất nước với một chế độ mà người dân chỉ nói lên mấy tiếng dân chủ tự do là phải đối diện với tội gián điệp trước cửa nhà tù.
Đó là những tiếng di của những cá nhân. Còn tiếng nói của tập thể thì chúng ta có thể phấn khởi ghi lại đây những tiếng vang lớn từ Đại hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam thế Giới Kỳ III, được tổ chức vào những ngày 11-13/7/2003 tại Nam California. Trong đó những người trẻ Việt Nam sinh trưởng ở hải ngoại đã nêu lên những thảm kịch của đất nước trong một chế độ bạo trị để từ đó xác định con đường nhân bản, đấu tranh cho một nước Việt Nam Tự Do Dân Chủ và Tiến Bộ. Từ Đại Hội, chúng ta biết đến những cái tên của những cô gái Việt sinh trưởng ở xứ người, nhưng luôn luôn hướng về quê nhà như Thiện Tâm, như Bích Hằng, và cũng được nghe những lời tâm huyết của Nguyễn Hoàng Thanh Tâm trong bài Niềm Tin và Hy Vọng, trong đó anh xác định hướng hành đng trên nền nhân bản và xác quyết là với niềm tin vào quy luật đổi thay tất yếu của lịch sử, tin vào quy luật thiểu số người dấn thân với quyết tâm sẽ làm nên đại cuộc. Cũng từ Đại Hi, chúng ta đã được nghe những lời bình thường mà rất sâu, rất sắc trong bài Khát Vọng Tuổi Trẻ của cô Nguyễn Hữu Tích Lam, một sinh viên mới 20 tuổi, đang sửa soạn luận án tiến sĩ và là Chủ Tịch Tổng hội Sinh Viên Liên Bang Úc Châu. Những lời của cô được gọi là bình thường mà rất sắc, vì cô đã nêu lên một sự tương phản rất cụ thể về hai chữ tự do giữa khung cảnh sống ở hải ngoại và khung cảnh sống ở Việt Nam là tuổi trẻ hải ngoại coi chuyện tự do là cái gì bình thường thì ở Việt Nam lại là những khát vọng lớn lao mà ai muốn vươn tới hay nói ra là phải đối diện với khủng bố, tù đày. Với nhận định: ‘Tự do là chìa khóa mở những khát vọng bình thường cho tất cả mọi người’, cô Tích Lam đã đi vào cốt tủy của vấn đề tự do, đồng thời cũng cho thấy là cô muốn nói lên một điều là chế độ đảng trị của đảng Cộng Sản Việt Nam đã tước đoạt cái chìa khóa này, nên đã tước đoạt đời sống bình thường của người dân Việt Nam.
Khi những người trẻ Việt Nam ở hải ngoại đã nhìn rõ nhu cầu và khát vọng tự do dân chủ của dân tộc như thế thì tất nhiên các bạn ấy cũng thấy cái giá trị lớn lao của những người trẻ đã xả thân vì đại nghĩa dân chủ. Từ đó, chúng tôi hy vọng những người trẻ hải ngoại sẽ dấy lên một phong trào người trẻ nói lên sự xả thân vì đại nghĩa tự do dân chủ của người trẻ trong nước. Ý nghĩa và đẹp biết mấy khi những cánh chim vàng Nguyễn Hoàng Thanh Tâm, những cánh chim vàng Thiện Tâm, Bích Hằng, Nam Dao, Bích Ngọc, Nguyễn Hữu Tích Lam và những người trẻ khác bay tới những cộng đồng người Việt ở nhiều nơi để nói về tinh thần Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Tòan, Nguyễn Vũ Bình và Phạm Hồng Sơn.
Cũng với niềm hy vọng này, chúng tôi còn một hy vọng khác là Ngày Nhân Quyền Việt Nam (11-5) sẽ được tổ chức và phối hợp trên qui mô rộng lớn với nội dung sinh đng theo những chủ điểm cho mỗi năm. Theo sự hiểu biết của chúng tôi thì tuy Ngày Nhân Quyền Việt Nam đã được Quốc hội Mỹ làm thành luật gần chục năm nay (1994), nhưng hình như ngày đó chỉ được tổ chức trong một phạm vi nhỏ bằng một buổi lễ kỷ niệm ở Washington D.C., với khách dự gồm những nhân vật trong chính giới và trong những tổ chức nhân quyền. Nếu phạm vi và sinh hoạt chỉ có thế thì tuy gọi là Ngày Nhân Quyền Việt Nam, nhưng chúng ta đã bỏ phí mất một cái nền với mục tiêu chung để có thể phối hợp làm chung và đồng loạt một số việc cụ thể cho mục tiêu đó. Hàng năm chúng ta thấy tổ chức chính trị nào ở hải ngoại cũng có lần lên tiếng về chuyện chế độ Cộng Sản Việt Nam chà đạp tự do nhân quyền, nhưng hầu hết chỉ lên tiếng trên cái tên của tổ chức mình, thành ra tiếng nói thì đúng mà lẻ loi mờ nhạt. Từ đó, chúng tôi nghĩ là nếu Ngày Nhân Quyền Viêt Nam được tổ chức trên qui mô toàn quốc, toàn thế giới, thì tiếng nói và tác dụng sẽ lớn hơn, và Ngày Nhân Quyền Việt Nam sẽ là ngày cùng nhau tổng kết những tội lỗi của chế độ đảng trị đối với dân Việt, là ngày nhắc lại những tội lỗi đó trước dư luận quốc tế, là ngày nêu cao tên tuổi và sự hy sinh vì đại nghĩa tự do dân chủ của những người đấu tranh dân chủ trong nước.
Kết luận
Dưới chế độ Thực Dân Pháp, tòa án thực dân đã xử người Việt yêu nước đứng lên đòi lại nước. Còn dưới chế độ của đảng Cộng Sản Việt Nam, tòa án của chế độ đảng trị đã xử người yêu nước đứng lên đòi lại quyền tự do đã bị Cộng Sản tước đoạt. Thảm kịch mất nước, rồi mất quyền sống tự do trên đất nước mình đã nói lên một điều là sự chiến thắng của đảng Cộng Sản với sự thiết lập chế độ độc tài toàn trị chỉ là sự duỗi dài từ chế độ thực dân sang chế độ áp chế của một đảng bản xứ mà tính chất bạo trị đã được nhiều cựu đảng viên Cộng Sản xác định như với nhà văn Dương Thu Hương thì đó là chế độ man rợ, với tướng Trần độ là Phát Xít và Tần Thủy Hoàng, với đại tá sử gia Phạm Quế Dương là bất lực và bất lương, với cụ Lê Hồng Lĩnh là cực kỳ độc ác. Và mới đây trong bài ‘Từ Nguyễn Hữu Đang đến Phạm Hồng Sơn’, nhà văn Tưởng Năng Tiến đã đi tới một tổng kết rất sắc mà cũng rất đau lòng là ‘Dân tộc Việt Nam sau khi thoát khỏi sự cai trị kéo dài hàng trăm năm của ngoại bang lại bị rơi ngay vào bàn tay của quỉ - Quỉ lộng chùa hoang.
Cho tới nay sự xác định tính chất bạo ngược của đảng Cộng Sản Việt Nam có lẽ đã hết lời. Vấn đề sinh tử là dân tộc Việt Nam sẽ tàn bại dưới chế độ của băng đảng Cộng Sản hay dân Việt phải cùng nhau đứng dậy để tự giải phóng khỏi kiếp sống khốn cùng dưới bàn tay của băng đảng này.
Với sự xuất hiện liên tục của những nhà tranh đấu dân chủ trong nước, thuc nhiều tầng lớp từ tôn giáo, trí thức đến giới trẻ mà những cái tên Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Vũ Bình và Phạm Hồng Sơn cùng những bản án phi pháp bạo quyền áp đặt lên những người trẻ này, chúng ta có thể thấy là chế độ đảng trị của đảng tư bản đỏ Việt Nam đã được trả lời và họ đang run sợ trước những tiếng gọi nhau ngày càng mạnh mẽ từ quốc nội đến hải ngoại.
Những tiếng gọi nhau vể nạn nước ở hải ngoại chúng ta đã nghe, còn ở trong nước xin trích thêm một tiếng gọi nữa của cựu chiến binh Lê Hiếu Tử gọi chiến binh Việt Nam từ bài ‘Tự Do hay Chờ Chết Mòn Trong Đói Khát và Sợ Sệt’ trong Thông Luận 172- 7/03 (www.thongluan.org):
Đồng bào đau khổ của chúng ta đang vẫy gọi toàn thể các chiến binh Việt Nam, hãy đoàn kết cùng nhau đứng lên, vùng dậy loại trừ những kẻ ngoan cố, gian manh, tham quyền cố vị, đang cam tâm bán rẻ đất nước - dân tộc và không còn con đường nào khác: Tự do hay là ngồi chờ chết lần mòn trong đói khát và sợ sệt. Nếu hôm nay chúng ta sợ thì ngày mai con chúng ta sẽ khiếp sợ và tiếp đó đời cháu chúng ta sẽ mạt nhược trước nạn nội xâm tàn bạo này./.
Dưới đây là địa chỉ gia đình của những người trẻ bị tù vì đại nghĩa dân chủ:
1. Nguyễn Thị Kim Chung (mẹ anh Lê Chí Quang): 22 phố Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội.
2. Trần Thị Quyết (mẹ anh Nguyễn Khắc Toàn): 11 ngõ Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
3. Vũ Thúy Hà (vợ anh Phạm Hồng Sơn): 72B Thụy Khuê, Hà Nội.
4. Bùi Thị Kim Ngân (vợ anh Nguyễn Vũ Bình): 26 tổ 67B, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.