Hôm nay,  

Đánh Bài Hai Tụ

22/02/200400:00:00(Xem: 4092)
Người Việt hải ngoại nên dồn phiếu về cho ứng cử viên nào trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2004" Tình hình càng lúc càng sôi động thêm, khi các ban vận động của Cộng Hòa và Dân Chủ tìm kiếm lá phiếu cử tri Việt, và thậm chí bôi xấu đối thủ bằng đủ thứ trò... Hay là chúng ta, những người Mỹ gốc Việt muốn sử dụng lá phiếu sao cho có lợi cho cuộc chiến nhân quyền ở quê nhà, nên vào sòng bài này và đặt tiền ở cả hai tụ" Bởi vì ai thắng đi nữa, thì mình vẫn có các nhà hoạt động gài vào cả 2 ban vận động. Nên chăng"
Đã có nhiều người Việt đã và đang hoạt động tích cực cho cả hai đảng từ lâu nay. Khi Giáo sư Đinh Việt đã lên cao được trong chính phủ Cộng Hòa của TT Bush, thì giáo sư Phạm Thư Đăng cũng từng giữ chức quan trọng thời chính phủ Dân Chủ của TT Clinton. Khi luật sư Trần Thái Văn đại diện Cộng Hòa để tranh cử dân biểu tiểu bang California, thì nhà hoạt động Chuyên Nguyễn cũng cố vấn và phụ tá cho thượng nghị sĩ Dân Chủ Joe Dunn để đưa ra các nghị quyết đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam. Trong khi ban vận động tranh cử Cộng Hòa của TT Bush đang thu hút rất nhiều người Việt (đặc biệt là nhiều cựu quân nhân VNCH) góp sức, thì cũng có một số tuổi trẻ Việt đang tình nguyện vận động cho ứng viên John Kerry -- trong đó, theo lời Mục Sư Nguyễn Quang Minh (người đã giúp dàn dựng đơn vị Hướng Đạo Tin Lành cho mục sư Nguyễn Hồng Quang ở Sài Gòn, và từ đó biến thành đội cảm tử xây nhà thờ ở Quận 2) thì một người con của mục sư hiện đang đi hàng đầu trong ban vận động cho TNS Kerry. Mặt dù đứng ở cả hai đảng, nhưng tất cả các nhà hoạt động gốc Việt này đều nhằm thúc đẩy tự do dân chủ cho VN. Hay cứ nhìn vào hai vị dân biểu liên bang hiện diện trong lễ Ngày Tri Ân ở tu viện Hoa Nghiêm, Santa Ana, hôm thứ bảy 21-2-2004 do Giáo Hội PGVNTN tổ chức: DB Ed Royce thuộc đảng Cộng Hòa đứng bên DB Loretta Sanchez thuộc đảng Dân Chủ.
Đó là chỗ để cộng đồng suy nghĩ. Mà tại sao lại không" Hãy cứ mời gọi các nhà hoạt động, các sinh viên gốc Việt tham gia vào các ban vận động của TT Bush, và của TNS John Kerry. Điều này chắc chắn có lợi hơn là gom hết tiền đặt vào một tụ, tới khi dẹp sòng mà ứng viên của mình lại thua thì không còn gì để chơi tiếp. Mặc dù vận động cho 2 đảng ở Mỹ, nhưng đều một hướng cho nhân quyền ở VN là chính.
Cuộc tranh cử lần này thấy rõ cực kỳ quyết liệt, khó đoán trước kết quả. Mặc dù các bản thăm dò hai tuần qua liên tục cho thấy Kerry hơn điểm TT Bush nhiều - mà bản thăm dò Rasmussen Reports Presidential Tracking Poll hôm 15-2-2004 cho thấy Kerry 48%, còn Bush 44%; nhưng bản thăm dò CNN/Gallup thì bi quan hơn cho TT Bush, vì cách biệt thua Kerry tới hơn mười điểm -- nhưng hướng đi kinh tế Mỹ lại đang trên đà lạc quan hơn thì chắc chắn sẽ đưa thêm điểm về cho Bush. Đó là chưa nói tới các yếu tố bất ngờ, thí dụ như nếu bắt được Osama Bin Laden thì điểm TT Bush sẽ vọt lên cấp kỳ.
Một yếu tố có tính cảm xúc đặc biệt là chuyện Kerry một thời phản chiến và mới gần đây lại ngăn cản dự luật nhân quyền VN trên Thượng Viện. Khi gần như thấy rõ là Kerry sẽ được Dân Chủ đề cử ra tranh chức Tổng Thống, và ngay khi Dân Chủ hạ độc chiêu tố giác TT Bush một thời lính kiểng, thì các trang web của/thân đảng Cộng Hòa mới tuần trước bèn phóng lên tấm ảnh Kerry ngồi trong nhóm biểu tình phản chiến, mà hàng đầu là cô đào Jane Fonda ngồi ngay chính giữa. Dân Biểu Cộng Hòa Randy "Duke" Cunningham (San Diego) liền nói với tờ Washington Times rằng việc Kerry phản chiến chung với cô Fonda "đã xóa sổ... việc hơn 56,000 người [Mỹ] đã chết tại VN - nó tát vào mặt các gia đình tử sĩ này."

Ngay ngày hôm sau, cô Fonda liền lên đài CNN và bênh vực cho Kerry, ca ngợi sự can đảm của một sĩ quan trẻ về nước với 5 huy chương và rồi trở cờ phản chiến. Lời cô chỉ chọc giận thêm một số người, bởi vì hôm sau đó nữa thì một tấm ảnh giả mạo ghép hình được tung ra, trong đó cô đứng bên cạnh Kerry nơi bục diễn thuyết của một sân đại học. Tấm hình đứng này, ảnh đen trắng, là do máy điện toán xào nấu. Còn tấm hình màu, mà họ ngồi trong đám đông, là ảnh thật. Vấn đề là, chuyện của Kerry hấp dẫn nhiều cử tri Dân Chủ và cả các thế lực Hollywood: đó là chuyện phim gay cấn, vì 1 sĩ quan trẻ về nước sau 2 nhiệm kỳ tham chiến Việt Nam đã là xi-nê rồi, nhưng nếu bình an thì hết chuyện; anh này nếu không phản chiến thì nhất định phải nghiện rượu, hay xì ke ma túy... thì mới là ly kỳ điện ảnh. Cho nên, tuổi trẻ, công đoàn, Dân Chủ và các tài tử tự nhiên thấy gần với Kerry, chứ chưa hẳn đã vì các lời chỉ trích cuộc chiến Iraq - vì chính Kerry cũng đã bỏ phiếu cho TT Bush tiến hành đánh Iraq, nghĩa là chủ chiến, chứ không phải phản chiến kiểu Howard Dean. Thượng Nghị Sĩ John McCain (Cộng Hòa-Az.), một phi công Hải quân bị bắt tù binh hơn 5 năm ở nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội, tuần trước mới nói với L.A. Times, "John Kerry, với các chiến công ở VN, có quyền chống lại cuộc chiến nếu ông ta lựa chọn như thế." Khoan bình luận đúng sai, chỉ nên nhìn đây để thấy cách người Mỹ đặt vấn đề.
Thực sự, cộng đồng chúng ta không nên dựa vào những chuyện nhiều thập niên trước để quyết định lá phiếu, mà chỉ nên đoán xem lá phiếu của mình có thể làm lợi thế nào cho cuộc chiến nhân quyền và tự do tôn giáo hiện nay ở VN. Nói theo kiểu Mỹ, thì dồn trứng hết vào một giỏ thì sẽ bất lợi, nếu giỏ rớt thùng rơi. Thêm nữa, nói bên này lính kiểng, bên kia phản chiến thì lại dựa vào các phán đoán của 2 chàng tuổi trẻ Bush và Kerry ba thập niên trước mà bàn... thì có khi chưa cập nhật đủ thông tin. Còn nếu nói rằng Kerry ghìm dự luật nhân quyền VN, thì cũng phải thấy là chính phủ Bush cũng không ưa gì dự luật này, vì chính Bộ Ngoại Giao Mỹ đã tha tội cho CSVN trong bản danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt trong năm 2003, mặc dù Uûy Ban Tự Do Tôn Giáo Hoa Kỳ đã đòi trừng phạt Hà Nội (Lúc đó, chính phủ Bush tha cho 6 nước bị kể tội, trong đó có CSVN). Không cần gì tới dự luật đó, chính phủ Bush vẫn có quyền trừng phạt Hà Nội kia mà. Thậm chí tới nỗi, đích thân Ngoại Trưởng Colin Powell thò tay vào tiểu bang Viginia để ngăn cản 1 nghị quyết cờ vàng cấp tiểu bang, và chính Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld trải thảm đỏ để tiếp Bộ Trưởng Quốc Phòng CSVN Phạm Văn Trà. Nơi đây, ta nên thấy cả 2 đảng Dân Chủ, Cộng Hòa đều vì quyền lợi chiến lược riêng của nước Mỹ. Việt Nam chỉ là mảnh đất quá nhỏ cho bàn cờ toàn vùng của Mỹ.
Điều chúng ta nên thấy là cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đều có chung một lý tưởng là nhân quyền, dân chủ và tự do. Khi cậu Kerry một thời phản chiến, và cậu Bush một thời lính kiểng thực sự chỉ vì họ không tin là Cuộc Chiến VN cần thiết cho quyền lợi Hoa Kỳ lúc đó. Chứ giả sử là lúc đó, Liên Xô hay Trung Quốc tấn công một đảo nhỏ của Mỹ, như Trân Châu Cảng chẳng hạn,thì Kerry và Bush chắc chắn nhiều phần là sẽ xin ra tuyến đầu ngay.
Riêng hoàn cảnh những người hoạt động nhân quyền cho Việt Nam, thí dụ như các cộng đồng, các nhà sư, các linh mục, các mục sư gốc Việt, vân vân... không nên dồn hết sự ủng hộ về một phía, vì rủi ứng viên của mình thất cử thì rồi cộng đồng nói gì được với ai sau đó.
Trong hoàn cảnh riêng cuả mỗi người, vì các ràng buộc cá nhân, cộng đồng nên làm sao để gài người vào cả 2 đảng Dân Chủ, Cộng Hòa. Sau đó, mới thực sự vận dụng được cho cuộc chiến nhân quyền ở quê nhà. Thí dụ, nếu có lập trường phóng khoáng, như ủng hộ đồng tính, cho phá thai, bênh vực công đoàn... thì nên giúp cho đảng Dân Chủ. Hay nếu lập trường bảo thủ, như chống đồng tính, ghét phá thai, ưa rộng rãi quyền kinh doanh... thì nên vào giúp Đảng Cộng Hòa. Đó chỉ là nói khái quát thôi, không nên chia rạch ròi kiểu quơ đũa cả nắm thế này, còn thì lựa chọn nên là cá nhân từng người.
Tại sao không đánh bạc ở cả 2 tụ" Cộng đồng chúng ta dư người, và nhiều khuynh hướng đa dạng... có thể vào cả Dân Chủ, Cộng Hòa một cách thích hợp. Sau đó thì dù Kerry hay Bush thắng, cộng đồng VN vẫn có thể ảnh hưởng được. Ít nhất thì cũng trong một cách nào đó. Vì khi họ thắng, tất nhiên là sẽ đền ơn cộng đồng. Cứ nhìn ông Thị Trưởng Newsome của San Francisco thì thấy: vừa nhậm chức qua một tuần lễ, liền đền ơn giới đồng tính ngay, ký liền hơn 2,000 giấy hôn thú cho dân đồng tính. Dù là việc này có thể sẽ bị tòa bác bỏ, nhưng hình ảnh này cho thấy, các chính khách Mỹ không quên lời hứa. Dĩ nhiên, trừ vài trường hợp, khi đó thì đành chịu. Lại phải chờ canh bạc mới. Đánh bạc 2 tụ không có gì thiệt hại cả, nhất là khi cả 2 tụ này đều mang lý tưởng đưa tự do dân chủû cho toàn cầu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.