Hôm nay,  

Nỗi Lo Bệnh Sars

04/05/200300:00:00(Xem: 4212)
Dịch cúm phổi ác và cấp tính, gốc Á châu, gọi là SARS, chết người dễ như chơi. Nên thành đầu môi chót lưỡi của người Hoa ở San Fran và người Việt ở Little Saigon. Dễ hiểu vì Cali là nơi người Hoa và Việt ở đông nhứt tại nước Mỹ. Hai phi trường lớn nối liền Á châu và nước Mỹ nằm trong tiểu bang Cali. Cali là đầu cầu giao lưu nhiều thứ giữa Á Châu Thái Bình Dương với Mỹ. Trong những thứ đó có bịnh Sars, tạm gọi là bịnh cúm phổi, thứ bịnh dễ chết mà chưa có thuốc đặc trị, lại đang lan truyền thành dịch gần khắp hoàn cầu, và Tổ chức Y tế Thế giới đang báo động đỏ. Người Mỹ gốc Hoa và gốc Việt là sắc dân dễ bị lây nhiễm nhứt vì nguồn gốc bịnh xuất phát từ nước Trung Hoa, lan qua Hồng Kông rồi xuống Việt Nam và lan truyền đến nhiều nước trên thế giới chánh yếu qua đường hàng không. Những tin đồn ác độc mới mấy tuần qua đã làm các Chinatown ở Monterey Park (Nam California), ở New York City... đột nhiên vắng hoe, làm nhiều chủ siêu thị phải mời phóng vein truyền hình tới quay phim, cho thấy mọi chuyện vẫn bình thường, sạch sẽ. May mắn thêm, WHO đã chính thức xóa tên Việt Nam ra khỏi danh sách các ổ bệnh SARS, và hôm sau lại xóa tên Toronto (Canada) ra khỏi sổ này. Toronto là một nơi cũng có một Chinatown lớn, nổi tiếng.
Theo tài liệu nhựt báo Việt Báo khai thác đọc được tại Little Saigon, bịnh SARS xuất phát đầu tiên tại tỉnh Quảng Đông của Trung Hoa, khá lâu rồi. Trước Phái đoàn Y tế Quốc tế đến tìm cách giúp vào cuối tháng 3, năm 2003, nhà cầm quyền y tế Trung Cộng, sau khi vòng vo tam quốc, không chối cãi được trước những chuyên viên y tế quốc tế thượng thặng, "thật thà khai báo." Rằng nhàø cầm quyền y tế ở Bắc Kinh đã được báo cáo, biết rõ SARS vào tháng 11 năm 2002, chớ không mới mẽ gì. Đã có 800 người mắc phải ở Quảng Đông, chớ ít ỏi gì. Bắc Kinh ra thông báo "mật" cho các bịnh viện, nhưng cấm phổ biến cho nhân dân. Mãi đến lúc bịnh vở lở thành dịch ở Hồng Kông, không dấu được với báo chí Tây phương, Bắc Kinh mơiù cho thế giới biết. Không biết vì tác dụng khoa trương chứng tỏ cho thế giới sức khoẻ nhân dân Trung Quốc được Đảng và Nhà Nước chăm sóc "tốt, ưu việt" hơn các nước tư bản hay do thói quen bưng bít, giữ bí mật là bản chất của Đảng, Nhà Nước CS. Lý do thứ hai khả tính hơn vì nhiều sự kiện lịch sử đã chứng minh. Bịnh AIDS lan tràn vào nông thôn Trung Hoa, Bắc Kinh cũng giấu. Mãi đến khi quá trầm trọng, chận đứng không nổi mới nhờ các nước giúp. Sách về đời sống của Staline của Pháp cũng ghi Ô. Staline sợ bị ám sát, sống cô độc, bị đột quị tim ban đêm, ngã nằm trên thảm nhà. Cận vệ và bảo vệ thấy rất rõ nhưng qui luật của Đảng, sức khoẻ của lãnh tụ là "tuyệt mật" nên phải phải báo cáo theo hệ thống của đảng lên tận Bộ Chánh trị. Đến khi Bộ này "trao đổi nhất trí " đủ túc số thì đã vào buổi sáng hôm sau, mới cho bác sĩ vào xem. Đãõ quá trễ, O. Staline chết nằm co quắp, lạnh như thép trên sàn nhà.. Ô. Hồ chí Minh đỡ hơn, chết Bộ Chánh trị biết. Nhưng nhằm Lễ Quốc Khánh của Đảng, Nhà Nước CSVN, Bộ này coi vậy mà cũng dị đoan, sợ trùng ngày Quốc Khánh xui cho Đảng và Nhà Nước xã hội chủ nghĩa, nên nhất trí chỉ phổ biến tin buồn sau khi ăn "lễ lớn."

May mắn cho VN kỳ này, bịnh SARS được một binh viện của Pháp "phát hiện", không thể bưng bít được như Bắc Kinh, mới "bật mí." Chớ VN đang trúng mùa du lịch nhờ các nước Đông Nam Á bị khủng bố, mà công khai hoá bịnh dịch Sars ở VN, mất mối lợi lớn. Và cũng nhờ đức tính công khai hóa và nghiêm túc giải quyết, nên bệnh SARS ở VN mới êm được. Dù vậy, du lịch VN cũng đang tiêu điều, các văn phòng du lịch lo sợ vì bán vé không được bao nhiêu.
Tin mừng nhưng phải dè dặt vì nhà cầm quyền Liên bang Mỹ lẫn tiểu bang Cali đòi hỏi người từ VN vào Mỹ phải vào bịnh viện khám và theo dõi trong 10 ngày tại gia đình và khuyến cáo nếu chưa thiết yếu, khẩn cấp không nên qua lại VN trong lúc này... Và 2,000 sinh viên Việt Nam từ TRung Quốc về nước hôm thứ sáu đã liền được cách ly tập thể. Chỉ hy vọng không có sinh viên nào bị căn bệnh độc ác này.
Bài họ về bệnh SARS cũng cần phải nghiêm túc áp dụng cho bệnh AIDS. Dĩ nhiên, không phải cách ly bệnh AIDS, nhưng là nhà nước phải công khai hóa, và nghiêm túc giúp dân chữa trị, bất kể tốn kém bao nhiêu. Bởi vì bất kỳ dịch bệnh nào cũng có thể ảnh hưởng tới kỹ nghệ du lịch, và nguy nhất là sức khỏe thế hệ trẻ trong nước.
Bịnh AIDS không còn goi gọn cho nhóm bụi đời chích choắc, đồng tính luyến ở thành phố nữa. Làn sóng thanh thiếu niên nghèo túng ra thành phố mưu sinh, bí quá phải làm nghề không vốn ở các thành phố lớn trong nước, hay qua Thái lan nổi danh Aids, hoặc vì Cao Miên thiếu kiểm tục, trở về nông thôn sau khi bị sang bịnh. Nhà cầm quyền VN đã báo động và quốc tế quá lưu tâm. Những người bi bịnh này vì sự sống rải ra các quan cà phê ôm, bia ôm, massage rẻ tiền và trá hình mãi dâm, mọc khắp các nẻøo đường Bắc Nam, Đông Tây trong nước. Và Aids nhờ thế "đi sâu, đi sát vùng sâu, vùng xa" trong xã hội từ thành thị đến thôn quê VN.
Riêng người Việt còn là con mồi của bịnh đường tiêu hoá và viêm nhiễm siêu vi gan A,B nữa. Rất nhiều người Việt đến Mỹ sau một thời gian dài đói kém dưới chế độ CS, khi đến Mỹ, đi thử nghiệm đều bị siêu vi gan. Rất nhiều người sang Mỹ từ 1975, về VN chỉ â 2 hay 3 tuần trở lại đều bị "viêm nhiễm" đường ruột hay hô hấp. Thậm chí tới các tin đồn rằng rất nhiều người về VN cỡi ngựa xem hoa qua bị Sida, lậu, tiêm la, mồng gà, hoa khế, "teo chim Đại Hàn." Không có thống kê hay nghiên cứu khả tín nào, nhưng các tin đồn đó đều nguy hiểm cho kinh tế VN. Các bịnh này không cấp tính, không thấy liền. Có người mắc cỡ không dám khai thiệt với bác sĩ sơ mang tiếng " không nên nết", mua thuốc trụ sinh tư trị, tưởng đâu hết. Lầm to. Nó nhập lý vào tế bào tuỷ não, đến khi bùng ra là quá trễ cho người bịnh mà cho người thân nữa. Sự thật, những bệnh này ở Mỹ vẫn có thể gặp, đối với những người ham vui, nhưng xác suất bị vẫn ít hơn, phần vì điều kiện vệ sinh ở Mỹ quá nghiêm ngặt.
Mỗi người chỉ có một quê hương, một mẹ hiền để nhớ thương. Ai cũng có thân nhân bè bạn còn kẹt lại ở VN. Và ai cũng có ý muốn về thăm nhà. Nhưng các điều kiện y tế mà quá tệ thì chăéc chắn sẽ làm nhiều người đắn đo, và cả lo sợ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.