Hôm nay,  

Tăng Trưởng Kinh Tế Ơû Việt Nam?

13/05/200300:00:00(Xem: 4357)
Đài Á Châu Tự Do phòng vấn kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa
Kinh tế Việt Nam có đạt một tốc độ tăng trưởng khả quan trong suốt 10 năm sau thời kỳ đổi mới và có giảm bớt tỷ lệ nghèo đói một cách đáng kể. Nhưng, người ta cũng nói đến hiện tượng bất công đang bị đào sâu vì chênh lệch giàu nghèo lại mở rộng dần.
Đài Á Châu Tự Do, chuyên đề Diễn Dàn Kinh Tế đã phỏng vấn kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về vấn đề kể trên như sau
Tăng trưởng kinh tế và bất công xã hội"
Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo tại các nước đang phát triển có cho thấy vài ba sự thật khách quan sau đây. Thứ nhất là tăng trưởng kinh tế có góp phần làm giảm bớt nghèo đói, hoặc nói đảo ngược thì chỉ có thể giảm bớt nghèo đói trong xã hội nhờ tăng trưởng kinh tế. Người ta không có giải pháp nào khác. Thứ hai, trong tiến trình phát triển, ta phải quan tâm đến chất lượng hơn là chỉ ngó số lượng, tức là kết quả tăng trưởng phải được phân phối tương đối đồng đều, cho người nghèo đói, vốn là đa số trong xã hội, cũng được hưởng lợi lộc. Thứ ba, và đây là quan trọng nhất, không phải là tăng trưởng kinh tế tất nhiên dẫn tới bất công xã hội. Nếu việc tăng trưởng đó chỉ đem lại lợi ích cho một thành phần dân chúng mà bỏ quên nhiều thành phần khác thì đó là sự yếu kém về chánh sách, yếu kém hoặc sai lầm của lãnh đạo.
Khả năng tăng trưởng bền vững"
Khởi đi từ một mức cực thấp, Việt Nam có đạt một tốc độ tăng trưởng rất cao, trung bình là hơn 6% một năm trong mười năm đầu của công cuộc đổi mới, nhưng từ những năm 2000, tốc độ này có giảm, bình quân chỉ còn chừng 5% một năm mà thôi thay vì là từ 6 đến 8% như chỉ tiêu của nhà nước. Đây là tôi dùng thống kê vào các năm 1998 đến 2000 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và của Ngân hàng Thế giới, vốn là những định chế xưa nay vẫn có cái nhìn lạc quan về tương lai kinh tế của Việt Nam, vì họ là cơ quan cấp viện chính và phải tỏ vẻ hài lòng về kết quả viện trợ của mình.
Nhiều nhà nghiên cứu độc lập về kinh tế Việt Nam không phục vụ các cơ quan viện trợ của quốc tế thì cho rằng Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng vượt bực trong mươi năm đầu, nhưng đà tăng trưởng đó sẽ giảm dần trong khi một số vấn đề khác sẽ hoặc đã nảy sinh. Thí dụ như nạn tham nhũng, thuộc loại cao nhất thế giới, hoặc khả năng cạnh tranh sút giảm dần như ta đã bắt đầu thấy từ năm 2000 trở đi. Và quan trọng nhất, đó là hố sâu giàu nghèo ngày càng mở rộng sau khi đạt kết quả tương đối tốt đẹp về xóa đói giảm nghèo, đến nỗi đây đó đã xảy ra xáo trộn xã hội, thí dụ như ở các tỉnh Cao nguyên Trung phần và cả vùng Thượng du Bắc phần...
Về những tiêu chuẩn để đo lường tăng trưởng"
Thứ nhất là trong 28 quốc gia chuyển hướng kinh tế từ chế độ tập trung quản lý qua kinh tế thị trường vào năm 1992 thì 25 nước đã có tốc độ tăng trưởng thuộc số âm, tức là mức sống còn suy sụp hơn trước, riêng Trung Quốc và Việt Nam lại đạt tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất của thế giới và của chính lịch sử của mình. Đó là về đại thể. Về chi tiết thì nhờ viện trợ cả tài chính lẫn kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới và nhiều nước cấp viện, Việt Nam có tiến hành hai cuộc khảo sát về mức sống dân cư, trong các năm 1993 rồi 1998. Qua hai cuộc khảo sát này, ta thấy tỷ lệ dân số bần cùng, tức là thành phần có sức tiêu thụ ở dưới mức tối thiểu sinh tồn, đã từ 58% năm 1992-93 giảm xuống còn chừng 37% vào năm 1997-98, và hiện nay có thể ở khoảng 33%, tức là chỉ còn một phần ba dân số thay vì gần 60% như xưa. Đó là một kết quả cụ thể của tăng trưởng kinh tế sau đổi mới, nhất là nhờ những cải cách căn bản và sơ khởi trong nông nghiệp, khiến lương thực và thực phẩm lẫn nhiệt lượng tiêu thụ trung bình của đa số có cải thiện.
Tiêu chuẩn đo lường về phẩm"

Kể về phẩm thì người ta cũng có nhiều tiêu chuẩn đo lường khá chính xác. Thí dụ căn bản nhất là hệ số Gini, một kỹ thuật thống kê so sánh mức sống của một phần năm dân số giàu nhất với một phần năm dân số nghèo nhất. Ta hay gọi tắt là nhóm ngũ phân số một với nhóm ngũ phân số năm, xếp hạng từ trên xuống. Theo tiêu chuẩn này thì khoảng cách giàu nhất với nghèo nhất có mở rộng trong mươi năm vừa qua, mở rộng với tốc độ cao nhất thế giới. Giàu là thành phần thị dân, ở các thành phố lớn có giao tiếp với nhà nước hoặc với kinh tế nước ngòai, nghèo là dân cư ở nông thôn, nhưng nghèo hơn cả là cư dân ở các vùng cao nguyên, trung du hay thượng du của Việt Nam, đa số là đồng bào thiểu số hay sắc tộc. Một loại tiêu chuẩn là những yếu tố y tế hay xã hội, như tuổi thọ trung bình, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, bị còi cọc, hoặc tỷ lệ dân số được học qua chín năm hay 12 năm căn bản của trung tiểu học. Cứ theo tiêu chuẩn này thì dân cư ở nông thôn có bớt nghèo khổ hơn xưa, tỷ lệ trẻ em bị còi đã giảm từ 53% xuống còn gần 34%. Nhưng khi nói là một phần ba trẻ em dưới năm tuổi tại Việt Nam bị còi thì ta cũng giật mình. Cũng vậy, phẩm chất của đời sống dân cư nông thôn, đo lường ở các yếu tố y tế hay giáo dục còn thua xa thị dân. Một thí dụ đáng chú ý là phụ nữ Hmong có tuổi thọ trung bình thua phụ nữ ở châu thổ sông Hồng hoặc vùng đồng bằng Đông Nam tại Nam phần tới 20 năm, và thua tỷ lệ trung bình của phụ nữ người Kinh, tức là 85% dân số, tới 16 năm.
Điều trên cho thấy làø tăng trưởng khả quan của 10 năm đầu sau đổi mới không được phân bố đồng đều và dị biệt về mức sống bị đào sâu hơn xưa. Đó là nghịch lý trầm trọng, nếu ta nhớ rằng chính quyền Việt Nam ngày nay chủ trương phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần qua cơ chế thị trường, nhưng lại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngay tại Á châu, ta có trường hợp mà khoảng cách giàu nghèo lên tới mức rất cao như tại Philippines hay Malaysia thì ngược lại, ta có loại xã hội khá công bằng tại Hàn Quốc hai Singapore. Và thuộc loại công bằng nhất thế giới, ngang hàng với các nước Bắc Âu, thì có Đài Loan. Mà ba xứ này cũng có tốc độ tăng trưởng rất cao, trình độ hiện đại hóa vượt xa các xứ khác ngoài Nhật. Vì vậy, ta có thể nói là họ có phát triển cả kinh tế lẫn xã hội nhờ tăng trưởng có chất lượng.
Tại sao họ đạt được mà VN lại không"
Nói cho giản tiện thì có thể cho rằng đó là nhờ lãnh đạo sáng suốt. Họ không tự xưng là xã hội chủ nghĩa nhưng thực tế các chính quyền nối tiếp đều quan tâm tới tiêu chuẩn xã hội trong các quyết định kinh tế và khi giải tỏa thì giải tỏa đồng đều chứ không tự do hóa cho riêng một thành phần kinh tế nào đó. Đi vào chi tiết thì ta thấy là chính quyền phải đảm bảo được sự ổn định của cơ cấu kinh tế vĩ mô, như không có lạm phát là loại thuế mù quáng đánh trên lợi tức của dân nghèo. Chính quyền phải chọn chiến lược kinh tế nào tạo ra nhiều việc làm nhất; phải bảo đảm là đại đa số phải có trình độ học vấn căn bản thì năng xuất lao động, tức là lợi tức, mới gia tăng; phải làm sao để các mặt hàng nhu yếu cho dân nghèo không bị khan hiếm khiến giá cả tăng vọt; phải có chính sách yểm trợ những địa phương bị thất thế vì thiếu tài nguyên hoặc tăng trưởng chậm; và nhất là phải ưu lo về giáo dục, đào tạo, y tế cho các thành phần yếu kém nhất v.v....
Về giáo dục và đào tạo, Việt Nam đã xã hội hóa, tức là tư nhân hóa, tức là bắt trả học phí, mà lại làm từ dưới lên trên thay vì làm từ trên xuống như tại các nước Đông Bắc Á, nên trẻ em phải phá ngang vì không có tiền đi học. Về sản xuất và lao động thì với cùng một ngạch số đầu tư, khu vực kinh tế tư nhân tạo ra nhiều việc làm hơn khu vực quốc doanh, vậy mà các xí nghiệp quốc doanh vẫn được bảo vệ, để là khu vực chủ đạo, vì đó là theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong các nước Á châu, Việt Nam là quốc gia có ít đặc tính xã hội chủ nghĩa nhất mà thuộc loại bất công nhất chính là vì cái định hướng này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.