Hôm nay,  

Dân Chủ Mì Ăn Liền

4/28/200300:00:00(View: 4221)
Thế giới đã bớt đi một nhà độc tài. Những lễ hội tôn giáo của người Shiite Hồi Giáo trước giờ bị Saddam Hussein cấm đoán, từ hơn hai thập niên qua, nay đã thoải mái tổ chức - thí dự như lễ hành hương Karbala, mà người về dự lễ đi dài tới 100 cây số, và hơn một triệu người tham dự (có báo nói tới 2 triệu người về dự). Một nền dân chủ kiểu Mỹ, hoặc gần như kiểu Mỹ, hy vọng sẽ bắt rễ nơi đất nước của nghìn lẻ một đêm. Điều lạ lùng nhất mà người ta theo dõi nơi đất nước 97% dân Hồi Giáo này sẽ là một nền dân chủ kiểu mì ăn liền -- đặc biệt là sau khi đã trải qua nhiều thập niên dưới bàn tay sắt của Saddam.
Người Việt chúng ta - hoặc đang tị nạn ở hải ngoại, hoặc đang còn trong nước, dưới một chế độ CSVN cũng độc tài đảng trị -- có thể học được gì, khi nhìn thấy một chế độ mới của dân chủ tự do xuất hiện trên thế giới này" Tất nhiên, dân chủ tự do nào rồi cũng có giá để trả. Nhất là khi tất cả các thế lực cùng nhảy ra chụp cơ hội. Nơi đây, hãy thử nhìn về một nền dân chủ mới khai sinh, để rồi may ra tìm được các bài học, nếu có, cho một Việt Nam tương lai. Nên ghi nhận một cách dè dặt, rằng hoàn cảnh xã hội, tỉ lệ dân số, bối cảnh tôn giáo của Iraq vẫn khác xa với Việt Nam. Ở đây, chúng ta muốn khảo sát về trường hợp nền dân chủ mì ăn liền và các phản ứng tức thì của xã hội.
Câu hỏi lớn nhất của nền dân chủ Iraq sẽ là: có bao giờ đa số dân Iraq, nơi có tới 97% theo Hồi Giáo, bỏ phiếu để thành lập một quốc gia Hồi Giáo, soạn một Hiến Pháp Hồi Giáo, và đặt nền tảng luật pháp trên luật Sharia của Hồi Giáo" Và hoàn trả khaí niệm dân chủ kiểu Mỹ về cho người Mỹ" Đó không phải là một giả thuyết suông. Điều này đã nghe nhiều giáo trưởng Iraq kêu gọi trong các ngày qua. Hoa Kỳ có nên tôn trọng ước vọng của đa số này không"
Tuy nhiên, quan tòan quyền Jay Garner đã đoán trước khả năng này, và đầu tháng này đã mở một hội nghị 80 nhân sĩ, tộc trưởng, giaó trưởng và cùng đưa ra bản văn 13 điểm xây dựng dân chủ cho Iraq, trong đó nói rõ các điều kiện dân chủ hình thức Tây Phương, và phải hiểu ngầm rằng không hề có chuyện lập quốc Hồi Giáo. Cần ghi nhận, các vị đại giáo trưởng Hồi Giáo Shiite, khối đa số đang chiếm 60% dân số Iraq, lúc đó đã tẩy chay hội nghị, một dấu hiệu hứa hẹn là câu chuyện có thể trở thành một phim bộ kéo dài, mà chưa thấy đoạn kết. Rồi mới tuần trước, Bộ Trưởng Rumsfeld cũng tuyên bố là không bao giờ có chuyện cho Iraq lập quốc Hồi Giáo. Nghĩa là, Mỹ sẽ nấu mì ăn liền dân chủ và buộc Iraq phải ăn.
Nhưng tìm một mô hình dân chủ cho Iraq cũng không phải dễ. Hiển nhiên là không có chuyện đơn giản như kiểu Mỹ, nơi gần như thế lực chính trị san đều cho hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, mà các đảng khác gần như không có chỗ đặt chân. Bởi vì ba khối lớn nhất trong Iraq hiện nay là Hồi Giáo Shiite, rồi Hồi Giáo Sunni, rồi tới sắc tộc Kurd. Khối Sunni tuy là thiểu số, nhưng được Saddam ưu đãi. Hồi Giáo Shiite tuy đa số, nhưng luôn bị Saddam đàn áp thô bạo, nhất là sau các đợt nổi dậy ở phía Nam. Còn khối Thiên Chúa Giáo và các đạo khác chỉ chiếm 3% dân số Iraq, tùy theo cách tính - hiện lo ngại nhất về trường hợp các phong trào Hồi Giáo cực đoan ở Iraq, mà Mỹ đã cảnh cáo là có thể do gián điệp Iran kích động, và còn trồi sụt tùy tình hình dân tộc Palestine bị Israel trấn áp tàn bạo cỡ nào.
Còn dân Kurd ở phía Bắc thì trước giờ vẫn đòi ly khai để lập quốc, nhưng Mỹ vẫn liên tục cam kết với các nước vùng Trung Đông là sẽ không để xảy ra chuyện đó, nhưng với tình hình dân quân Kurd đã giúp đỡ cho biệt kích Mỹ trong nhiều năm qua thì thấy rõ là dân Kurd nhiều phần sẽ được tự trị rộng quyền trong một nước Iraq dân chủ. Còn nếu cho Kurd lập quốc thì cầm chắc là chiến tranh sẽ không ngưng nghỉ, vừa với cả Thổ Nhĩ Kỳ, có thể với cả Iran, và đương nhiên với bất kỳ tân chính phủ Iraq nào (cũng giống như, nếu người Thượng Tây Nguyên đòi ly khai để lập quốc, thì bất kỳ chính phủ nào của VN, dù là độc tài CS Hà Nội hay là dân chủ Sài Gòn đều sẽ động binh ngay).
Thử nhìn những con số về Iraq trong CIA Fact Book để thấy rõ hơn các nỗi lo này.

Iraq có dân số 24,001,816 người (ước tính hồi tháng 7-2002) .
Trong đó, lứa tuổi 0-14: tới 41.1%; Lứa tuổi 15-64: khoảng 55.9%; Tuổi từ 65 trở lên: 3%.
Dân sắc tộc Arab 75%-80%, sắc tộc Kurd 15%-20%, và các sắc tộc khác như Turkoman, Assyrian... là 5%.
Hồi Giáo 97% (Shiite 60%-65%, Sunni 32%-37%), Thiên Chúa Giaó và đạo khác 3%.
Kinh tế Iraq gần như hoàn toàn là dầu hỏa, chiếm 95% lợi tức ngoại thương, và có trữ lượng lớn thứ nhì thế giới.
Câu hỏi: có bao giờ khối 97% Hồi Giáo đó sẽ bầu lên các lãnh tụ địa phương (dân biểu, thị trưởng, tỉnh trưởng...) và rồi bầu lên các lãnh tụ chính phủ (tổng thống, thượng nghị sĩ...) mà lại là các thành phần Hồi Giaó cực đoan không" Mà lại là có thể thuộc thành phần chống Mỹ nữa" Có trời mà biết. Trong các thánh lễ phục sinh tuần qua, Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi bao dung tôn giáo, đừng gây xô xát giữa các nền văn minh. Tất cả các lời này đều ám chỉ vào Iraq, nhất là khi ngài kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân chiến tranh ở Iraq, và mời một gia đình Iraq vác thánh giá trong lễ rước.
Hiển nhiên, Ngài lo sợ khối 97% Hồi Giáo Iraq nổi giận với khối thiểu số Công Giáo Iraq, và cũng ám chỉ về tâm thức "thập tự chinh" mà nhiều người đã nghi là TT Bush cưu mang từ lâu, và một lần chính TT Bush đã nói thẳng điều này rồi sau đó lại cải chính. Điều ngạc nhiên là chỉ có hãng tin AFP loan kỹ về tin này, còn các hãng tin Mỹ viết rất sơ sài, mà lại không nhắc gì tới các nhóm chữ như "xô xát giữa các nền văn minh."
Những nỗi lo đó có vẻ như không được truyền thông Mỹ quan tâm nhiều. Dân Mỹ đang ăn mừng vì cuộc chiến kết thúc quá sớm, và không bao nhiêu tử sĩ. Như dường chỉ có truyền thông của Pháp, Ý, Anh - nghĩa là Aâu Châu - quan tâm.
Các dấu hiệu đáng ngại cũng lộ ra rồi. Hãy nhìn về một thị trấn ngoại ô của Baghdad. Nơi này có 2 triệu dân, từng có tên gọi là thành phố Saddam City. Bây giờ, sau khi chế độ Saddam sụp đổ, dân chúng tự động xóa tên này, và gọi theo tên cũ trước thời Saddam là thành phố al-Thawra (Thành Phố Cách Mạng). Tuy nhiên, đã có những thanh niên mặc đồng phục xanh da trời xuất hiện trong thành phố, họ mang súng AK-47 đi tuần và bảo an cho các đền thờ và cư dân - họ gọi nơi này theo tên mới do họ đặt là Thành Phố Sadr. Các thanh niên đồng phục này thuộc Phong Trào Sadr, đặt theo tên Mohammed Sadek al-Sadr, vị giáo trưởng Shiite bị giết bởi lệnh của 2 con trai của Saddam năm 1999 vì đã công khai chỉ trích chế độ Saddam.
Phóng viên Peter Beaumont của báo The Observer đã dừng chân, nói chuyện với một thanh niên đồng phục mang súng này ở một nút chặn kiểm soát, hỏi vì sao lại mặc đồng phục và mang súng trong khi lính Mỹ đã cảnh cáo là họ sẽ bắn bất kỳ ai có mang súng. Người tuổi trẻ Hồi Giáo này nói rất mực tự tin, "Chúng tôi muốn Iraq trở thành một quốc gia Hồi Giáo."
Đúng là điều hết sức lo ngại. Các lực lượng dân quân Hồi Giáo đang hình thành tự phát ở nhiều nơi tại Iraq. Nhưng ngay cả Hồi Giáo Shiite cũng không thuần nhất, họ có các phe tranh chấp nội bộ với nhau. Có phe chịu ảnh hưởng từ các nhóm lưu vong từ Tây Phương trở về, có phe chịu ảnh hưởng từ các tổ chức chống Saddam ở Iran, có phe còn ảnh hưởng từ các cựu đảng viên đảng Baath, và dĩ nhiên nhìn theo cách khác thì sẽ có phe thân Mỹ và chống Mỹ.
Baì học dân chủ cực kỳ gian nan. Người Mỹ tin là bản Hiến Pháp dân chủ sẽ dựng lên một chế độ dân chủ. Nhưng thực sự không hẳn thế. Cứ nhìn vào Việt Nam thì thấy: Hiến Pháp vẫn cho người dân đầy đủ tự do và nhân quyền, nhưng sự thực thì chế độ vẫn hà khắc, tàn bạo. Để rồi xem dân tộc Iraq sử dụng cơ hội này ra sao, và xin chúc lành cho một hy vọng mới, giữa những đau thương của nhiều thập niên độc tài áp bức và chiến tranh.
Còn một yếu tố nữa để cứu xét cho nền dân chủ mì ăn liền này: cần có một chế độ dân chủ kiểu Mỹ để sẽ tư hữu hóa các mỏ dầu, có nghĩa là mở đường cho tư bản dầu quốc tế vào mua lại các mỏ nàyï -- Shell, Chevron, Texaco... thấy lấp ló rồi. Nhưng đây có phải là cái giá cần thương lượng hay không" Đó cũng là câu hỏi mà dân tộc Iraq đang thắc mắc.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.