Hôm nay,  

Phúc Trình Cưú Trợ Đợt 17: Về Việt Nam Làm Từ Thiện

12/04/200300:00:00(Xem: 4083)
PHOTO: Mục sư Nguyễn Xuân Bảo đang phát xe lắc tay cho cựu thương phế binh Nghĩa Quân VNCH Trần Văn Tý tại Trại Phong Bến Sắn, Bình Dương.

Saigon Reformed Presbyterian Church, Thánh Đường Sàigòn
31 March - 08 April 2003
Kính thưa quí đồng hương,
Như quí vị biết, mặc dù có nhiều thính giả đã goiï điện thoại khuyên nên hủy bỏ chuyến cứu trợ đợt 18, cũng như toàn thể giáo dân Thánh Đường Sàigòn cũng đều khuyên như vậy, vì chiến tranh và bệnh dịch hô hấp cấp tính tại Việt-Nam & Đông Nam Á, nhưng tôi quyết định ra đi đem phẩm vật cứu trợ của bà con cô bác đóng góp về đến tận tay đồng bào phong cùi Việt-Nam; tôi rời Los Angeles lúc 11 giờ 55 ngày 30 tháng 03 năm 2003, trên chuyến bay 747 của Hãng Hàng Không EVA, từ Los Angeles đến Đài-Loan máy bay không đầy lắm, nhưng tinh thần rất căng thẳng, chưa bao giờ tôi thấy hành khách trên phi cơ lại ngồi yên lặng đến thêâá, vì hể ai ho hay tèng hén là mọi người nhìn có vẻ nghi ngờ lo âu có người bị bệnh viêm phòåi cấp tính trên phi cơ, trước khi đi tôi bị cảm mấy ngày, cổ cứ ngứa muốn ho, mổi lần muốn ho lại phải chạy vào phòøng vệ sinh ho, vì sợ phi hành đoàn phát hiện là họ bắt mình cách ly một góc hay là khi đến Đài-Loan họ bắt xuống luôn phi cơ cách ly khám nghiệm là nguy to!
Đến Đài-Loan lúc 6 giờ 25 sáng ngày thứ Ba 01-04-2003; bước ra khỏi cửa phi cơ thấy mọi người đều đeo khẩu trang, tôi không chuẩn bị, nên một anh bạn cùng chuyến bay về Việt-nam rước mẹ , anh bọc theo số khẩu trang , anh tặng tôi mấy caí, thấy mọi người đeo, tôi cũng đeo, cả phi Trường thấy mọi người đều đeo khẩu trang giống như y-tá phòøng mổ vậy! nhìn lên màn ảnh ghi giờø bay, thấy những chuyến đi Hà-Nội đều hủy bỏ hết, như vậy hành khách thêâá giới nhạy thật, khỏi cần cấm vận, khỏi cần xúi dục, ai nấy cũng ngán ngẩm về các nước Đông Nam Á.
Ngày 01 tháng 04 năm 2003 lúc 9 giờ 20 sáng tôi tiếp tục lên phi cơ bay về Sàigòn, chuyến vào Sàigòn còn thê thảm hơn chuyến từ Los Angeles đến, mặc dù thu góp tất cả hành khách từø Dallas, Houston, Florida, San Jose, Seatle, Oregon v.v... nhưng chiếc 747 gần 500 chổå ngồi chỉ có 64 hành khách (tôi đếm từng đầu người), mấy người hỏi ông đếm làm chi, cho biết sự thật chứù không thể đoán mò được! Phi cơ đến Sàigòn lúc 11 giờ 33, sau khi lấy hành lý, tôi ra khỏi phi Trường chẳng thấy ai đeo khẩu trang hết, tôi ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi sao nghe nói bệnh "hòâ hấp cấp tính" đang xảy ra ghêâ lắm, sao không ai đeo khẩu trang hết vậy" phi trường thật vắng vẻ trông rất thê lương, không tấp nập như trước, mọi người đều trả lời: Tai nạn xe Hon-da mổi ngày chết cả trăm chưa thấm thía gì, đàng nầy mới chết 3, 4 mạng hơi đâu mà lo! Nói vậy như nói liều rồi! bịnh nầy lây lan có thể giết chết hàng triệu người như chơi, họ nói đó là công việc của Bộ Y-Tế chứù đâu phải bổn phận của mình, anh em kéo tôi chạy mau qua Ga Quốc Nội để bắt kịp chuyến bay đi Qui Nhơn.
Lại đi máy bay chong chóng ra Qui-Nhơn trông rất may rủi, máy bay đáp xuống Phi Trường Phù Cát lúc 3 giờ 15, có xe chờ sẳn đón tôi về Traị Phong Cùi Qui-Hòøa đúng 4 giờ 30, đồng bào đã tập trung sẳn, mọi người ngạc nhiên hỏi tôi: Sao Mục-sư dám về trong lúc nầy, đi đâu họ cũng hỏi như vậy, tôi nói ở Mỹ không ai muốn tôi đi cả, nhưng vì tình thương tôi mới về đây, nếu chẳng may mắc bịnh hiểm nghèo đó chết , thì âu đó cũng là ý Thiên Chúa thôi; tôi bắt tay vào việc phát gạo ngay, ai nấy đều lộ vẻ vui mừng lắm, vì họ sợ tôi không về, tôi nói bộ chỉ có một mình tôi vào đây sao" họ trả lời đúng thế.
Phát xong trời đã tối, tôi mệt nhừ người, tôi nói anh em hủy bỏ chuyến đi Tuy Hòa tối nay, nên tìm chổ nghỉ ngơi, để ngày mai đi thẳng Cam-Ranh luôn, anh em đưa tôi đến Khách Sạn Hải Âu, cũng rất vắng khách, và nghỉ đêm tại đó, nữa đêm tôi cảm thấy khó thở, tay chân tôi bị nhức cả lên, đầu cũng đau, tôi nghĩ đây chính là triệu chứùng " hô hấp cấp tính " rồi, theo như tài liệu tôi đọc trên phi cơ, nhưng tôi không dám cho ai biết hết, vì sợ bỏ chạy hết thì ai giúp tôi phát gạo, nếu Trại Qui-Hòøa biết, chưa chắc họ cho tôi vào, nên tôi cứ chờ xem, tôi tính ra kêu Taxi đưa đi cấp cứu, nhưng giả sử đúng thật thì sao" bị cách ly ngay và bị giữ riêng, tôi nghỉ khi đến Bệnh Viện Việt-nam đâu có đủ phòøng thí nghiệm, nên thấy sốt sốt ho ho là họ nghi rồi, chờ họ xét nghiệm xong chắc cả tuần, coi như công tác cứu trợ ai lo" Tôi cúi đầu cầu nguyện: Lạy Chúa nếu thật Chúa muốn con đi, xin Chúa cho con qua khỏi công tác cứu trợ kỳ nầy , rồi Ngài đem con đi cũng không muộn! tôi cầu nguyện theo Thi-Thiên của Vua Đa-Vít "xin Chúa đừng cất tôi giữa chừng số các ngày tôi", tôi thưa với Chúa: Con yêu mến những người phong cùi, những nạn nhân chiến tranh tàn phế bất hạnh, nhưng sức con có giới hạn, con chỉ có tấm lòng dâng cho Chúa, nếu Chúa cho con sống, con nguyện cả cuộc đời còn lại của con chỉ cho những người phong cùi, những người tàn tật, những nạn nhân chiến tranh tàn phế, con không giảng bằng lời, con chỉ muốn giảng bằng tình yêu, bằng hành động, ngực tôi càng lúc càng khóù thở, tôi mở va li lấy 2 viên Asperine uống, và nằm chờ đợi xem thử có bớt hay không, 1 giờ sau tôi thở nhẹ hơn, bớt sốt, đầu bớt đau, lúc bây giờ nhìn đồng hồ đã1 giờ 40 sáng, nhưng hai chân vẫn còn nhức, sau đó tôi thiếp đi lúc nào chẳng hay, 2 anh em đi chung ở chung phòøng chẳng hay biết chi cả.
Sáng ngày 02-04-03 lúc 6 giờ sáng họ đánh thức tôi dậy, tắm rửa xong xuống điểm tâm, chúng tôi tiếp tục lên xe vào Cam Ranh để phát gạo cho trại phong Cam Tân, sau đó ra traị Núi-Sạn, Nha Trang, thấy cảnh họ trông chờ thật tội nghiệp! tôi nghỉ đêm ở Nha Trang. Sáng hôm sau Thứ Năm ngày 03-04-03 tôi từ Nha Trang bay về Sàigòn.
Sáng Thứ Sáu ngày 4-04-03 thức dậy lúc 5 giờ 30 tắm rửa xong lại lên đường đi phát gạo, xe lắc tay cho 4 trại: Bến Sắn, Bình Minh, Phước Tân & Thanh Bình. Tại Trại Phong Cùi Bến Sắn, ngoài việc phát xe lắc tay cho đồng bào phong cùi tàn phế, tôi còn phát xe cho đồng bào nạn nhân chiến tranh, trong số đó có Anh Trần Văn Tý, sanh năm 1940, đi Nghĩa Quân năm 1960, bị thương năm 1972 và bị cưa cả 2 chân lên trên vế, anh bò lết bằng tay trên 2 miếng gổ suốt 31 năm trường, gia đình qúa nghèo khổ, có 6 con, vợï vào rừng hái nấm gặp nấm độc, cả nhà ăn sắp chết phải đi cấp cứu! nay anh được cấp xe lắc tay anh mừng qúa đổi, tôi cũng cấp thêm tiền để anh mua sắm thêm thức ăn, tôi chỉ muốn hỏi cho biết thôi, chứù chúng tôi cứu trợ không phân biệt ai hết, không phân biệt màu da, ngôn ngữ hay tín ngưỡng, ai cần chúng tôi giúp, cũng không phân biệt cùi hay không cùi, nhất là xe lắc tay. \Sau khi phát xong tôi ra nhàø thăm gia đình anh, trông thật đau lòng, tôi đổ nước mắt, tôi cúi đầu cầu nguyện như lời của Tiên Tri Êsai đoạn 64 câu 12: Hỡi Đức Giê-hôva, đã đến nổi nầy, Ngài còn nín nhịn được sao" Có lẽ nào Ngài cứ làm thinh, khiến chúng tôi chịu khổ không ngần ư" Lạy Chúa, có bao nhiêu người đau khòå như vầy mà con chưa biết đến, xin Chúa dẫn con đến với họ.
Thưa quí đồng hương, ởû Việt-nam có bao nhiêu chục ngàn người tàn phế do chiến tranh gây ra, trong đó có số cựu thương phế binh, chúng ta nỡ lòng nào bỏ họ, làm lơ hay từ chối giúp đỡ họ, quí vị tích cực đóng góp, tôi sẳn sàng bất chấp mọi gian nguy để đem tặng phẩm của bà con cô bác về đến tận tay họï, mà chúng tôi đã thực hiện được 17 đợt rồi, không tốn một ly càphê hay một ly nước cho các viên chứùc nhà nước hay cơ quan nào cả. Trong lúc phát xe lắc tay cho Anh Tý thì nhằm lúc có chương trình phát thanh đi San Jose, nên tôi đưa điện thoại anh Tý phát biểu cùng thính giả Miền Bắc California, cảm động lắm. Sau khi phát xe và gạo xong, tôi đến phát sữa cho khu dưỡng lão có 43 cụ bà và 46 cụ ông tổng cộng có 89 ông bà cụ, họ rất mừng, vì chặng đường cuối đời cô đơn hiêu quạnh mà bà con Việt-Nam Hải Ngoại vẫn còn nhớù đến họ. Trại Bến sắn, Phước Tân, Thanh Bình và Cam Tân đã đủ một năm rồi, họ hỏi Muc-sư có gia hạn thêm một năm nữa không" tôi trả lời: Đồng bào Việt-nam Hải ngoại còn đóng góp, nhà nước Việt-nam còn cho tôi vào thì việc cấp phát gạo vẫn còn tiếp tục, nếu tôi còn sống, họ la lên, sống chứù, sao chết được, mục sư chết tụi tui cùi hết đó, tất cả mọi người đều cười, đã cùi hết rồi rồi còn chi nữa! tội nghiệp! chỉ 33 cents 1 ngày, một tháng $10.00 hay một năm $120.00 mà đem lại cho họï niềm vui vì có cơm có cháo, chúng ta nỡ nào từ chối giúp đỡ họ"


Sau khi phát xong trại cuối cùng là trại Thanh Bình ở Thủû Thiêm , trở về Sàigòn đèn đường đã đỏ; về đến khách sạn tôi mệt nhoài cả người, nhưng lòng tôi cảm thấy thanh thản vô cùng, những khuôn mặt tươi cười khi nhận gạo, nhận xe lại hiện ra trong trí tôi, tôi tắm rửa xong, nằm xuống 1 hồi rồi tính đi ăn tối, nhưng tôi thiếp đi lúc nào chẳng hay, khi thức dậy thấy đồng hồ chỉ đúng 3 giờ sáng, tôi uống ly nước ngồi coi tin tức CNN về chiến tranh Iraq, so với nhọc nhằn, nguy hiểm của người lính Hoa Kỳ đang chiến đấu ở Iraq, thì công việc của tôi có thắm thía gì đâu! họ là lính của Hoa Kỳ, còn tôi là lính của Chúa, của tình yêu, của bác ái, người lính Hoa-Kỳ không từø chối ra mặt trận, còn tôi là người lính của Chúa lại từ chối về Việt-nam vì bịnh dịch, hay sợï phi cơ bị khủng bố chăng" mổi người sống đều có lý tưởng, người quân nhân Hoa Kỳ đi chiến đấu để đem lại tự do, dân chủ cho dân tộc Iraq và đem lại sự hòa bình và ổn định cho thế giới, còn tôi chỉ đem chút tình thương, lòng bác ái của quí vị về chia sẽ cho đồng bào phong cùi, nạn nhân chiến tranh tàn phếá bất hạnh tại quê nhà, tôi mong rằng khi quí vị đọc bài tường thuật nầy, quí vị hiểu được tấm lòng của tôi, và thương những kẻ khốn nạn (Les Miserable) đang quằn quại bò lết trong các trại cùi, trong các căn nhà dột nát, trên các bờ ruộng trong vùng quê bẩn thiểu, hay trên đường phố xin ăn qua ngày, họ chỉ là nạn nhân, nạn nhân của cuộc chiến mấy mươi năm, nạn nhân của bom đạn, của mìn bẩy; cuộc đời tàn phế của họ không mong ước cao lương mỹ vị, nhà cao cửa rộng, nhưng chỉ mơ ước mấy kí-lô gạo để ăn qua ngày, như La-Xa-Rơ mong ước những miếng bánh thừa của người nhà giàu làm rơi xuống bàn để lượm ăn! ít tấm tole che mưa che nắng, chiếc xe lắc tay để khỏi bò lết nữa, trước hoàn cảnh đó dù người mất nhân tính đến đâu cũng không thể làm ngơ được phải không quí vị"
Sáng thứ Bảy ngày 05-04-03, tôi lên đường xuống Vĩnh Long để phát 11 xe lắc tay cho đồng bào nạn nhân chiến tranh, có anh bò lết bán vé số ngoài bến xe, chúng tôi cũng đem vào phát xe cho anh, 1 viên chứùc nhà nước đi theo nói với tôi: Anh này qủa trúng số, cả đời anh bao giờ mơ ước được chiếc xe như vầy! Có chị bị đạn mồ côi, tức đạn không biết từ đâu bay đến vào trúng cột sống, bị tê liệt nữa người, được xe chị mừng qúa, Sau khi phát xe xong, chúng tôi tiếp tục vào Huyện Tam Bình để thăm mấy giếng nước và chụp hình, dân chúng địa phương mừng quá đổi, tôi không thể tưởng tượng được họ uống nước dơ bẩn đến thế, nhà cửa thì dột nát, người ta nói vô chăn mới biết chăn có rận, đúng vậy đứng ở ngoài cứ nghĩ Miền tây đồng lúa phì nhiêu, dân chúng chắc sung sướng lắm, nhưng vào tận làng mạc xa xôi mới thấy nổi khổ của họ mà không bút mực nào có thể tả xiết. Trong đợt nầy khoan được 105 giếng nước, sau khi thăm và chụp hình các giếng nước, chúng tôi về Sàigòn.
Sáng thứ hai ngày 07-04-2003 tôi ra ghi vé phi cơ trở lại về Hòa Kỳ, vì công việc đã xong, không khí vô cùng ngột ngạt, tin đồn bịnh hòâ hấp cấp tính bủa khắp nơi, góc đường nào cũng có người đứng bán khẩu trang, mọi người đều thận trọng khi tiếp xúc; trên đường đi bộ đến phòøng vé, tôi gặp một người phụ nữ cụt 2 chân đang bò lết trên đường Lê Lợi, tôi ngồi xuống cho tiền và hỏi, bà bị mìn bẫy chiến tranh làm cho bà mất cả 2 chân, tôi đưa địa chỉ và cấp cho bà 1 chiếc xe lắc tay, bà mừng quá đổi, trên đường đi về, trước Toà Đô Chánh cũ, một người đàn ông ngồi trên chiếc xe lăn hư hại thê thảm, đang bán vé số, tôi cho anh ta ít tiền và hỏi nguyên nhân sao cụt cả 2 chân, anh kể anh là lính sư đoàn 21 bị thương năm mùa hè đỏ lửa, tôi nói: chỉ hỏi cho biết thôi, chứù tôi không phân biệt ai cả, tôi viết giấy tặng anh một chiếc xe lắc tay để đi bán vé số, anh mừng qúa, mấy người bán hàng rong bên cạnh la lên: Hôm nay ông trúng số rồi! tội nghiệp lắm bà con ơi! người thương binh của chính phủ thì có Tổ Chức Thương Binh Xã Hội lo cất nhà tình nghĩa, lo đời sống đầy đủ, còn nạn nhân chiến tranh đông qúa ai lo cho xuể, chúng ta làm được gì thì làm, dù một giọt nước trong đại dương hay một hạt cát giữa sa mạc, thì chúng ta cũng làm trọn bổn phận của người đã được Thiên Chúa ban phước, được ân sủng, ra đi làm ăn thịnh vượng ở xứ người, con cái học hành thành tài, tôi thường tựï nhủ: Nếu tôi chết trong cuộc chiến, trong lao tù hay trên đường vượt biên thì ngày nay có gì nhỉ" Thiên Chúa cho chúng ta còn sống sót, không phải sống để chờ chết, nhưng sống có mục đích là biết kính Chúa yêu người, phục vụ tha nhân, chia bánh cho kẻ đói, chia áo cho kẻ rách, giúp đỡ những người bần cùng của xã hòäi, những người phong cùi, những nạn nhân chiến tranh đang chờ tấm lòng đầy từ bi bác ái của quí vị, chúng ta giúp họ một chén cơm, một chiếc xe lắc tay, một giếng nước là Chúng ta làm cho Chúa vậy.
Sáng Thứ ba ngày 08-04-2003 tôi lên phi cơ trở về Hoa Kỳ, cả một khu tôi ngồi có 84 ghêá, nhưng chỉ có 13 hành khách, khu kế tiếp cũng 84 ghêá nhưng không có ai ngồi cả, tình hình du lịch ở Việt-nam & Á Châu vô cùng thê thảm! khách sạn trống trơn, taxi ngồi chổ không khách, những cửa tiệm thì ế ẩm, ai nấy cũng than như bộng! tôi về đến Hoa Kỳ là lo sát trùng, đi Bác-Sĩ khám nghiệm tất cả, để mọi người an tâm khi mình tiếp xúc.
Thưa quí vị Công Tác cứu trợ đợt 18 sẽ bắt đầu vào cuối Tháng năm, tức 6 tuần nữa, xin bà con cô bác vì nhiểu điều phủ lấy giá gương, của ít lòng nhiều, tiếp tục yểm trợ khẩn cấp cho, mổi gia đình đồng bào phong cùi cần bảo trợ 1 năm gạo $120.00, hay mổi tháng $10.00; mổi xe lắc tay $200.00 và mổi giếng nước $500.00, xin quí vị trên check hay Money Order xin đề THANH-DUONG SAIGON, và gởi về Thánh Đường Sàigòn: P.O.Box. 813 Garden Grove, CA. 92842. Quí vị có Internet xin xem hình ảnh của 17 đợt cứu trợ vừa qua trên mạng lưới website: www.saigonchurch.com, nếu quí vị ở trong Orange County và vùng phụ cận về Bolsa đi chợ xin quí vị có thể mang thẳng đến Thánh Đường Sàigòn tọa lạc tại 5321 West McFadden Ave, Santa Ana , CA. 92704 ( Góc Euclid, đối diện nhà thờ Santa Barbara) .
Thưa quí vị kể từ ngày phát động công tác cứu trợ Việt-nam đến nay, nếu quí vị có gởi check mà không nhận được " RECEIPT" xin quí vị xem cái check trả về có đóng phía sau con dấu của : Saigon Reformed Presbyterian Church hay Thanh Duong Saigon và deposit vào Nhà Bank : Guaranty bank of California. Nếu không có con dấu như vậy thì xem như có người nào đó đã cash cái check của quí vịù, có một số check chúng tôi đã nhận được copy từ quí ân nhân, có chữ ký của một người Việt-nam tên Nguyễn bỏ vào trương mục tại Bank of America số 10735-10859 và Trương mục số 06909-14163 chưa biết ở nhà Bank nào, lẽ dĩ nhiên những check nầy mất bên trong bưu điện, nếu có trường hợp đó, xin quí vị copy cả 2 mặt tấm check đã cash gởi về cho chúng tôi, chúng tôi ký tên xác nhận, quí vị có thể ra nhà bank của mình đòi tiền lại. Chúng tôi đã đưa hồ sơ khiếu nại cho Thanh Tra Bưu Điện, và Luật Sư Nguyễn Quốc Lân tại Bolsa đang tình nguyện hiến thì giờ làm thủ tục đưa kẻ làm bất hợp pháp ra tòa.
Mọi chi tiết khác xin quí vị liên lạc về Thánh Đường Sàigòn Tel. (714) 775-8852 hoặc Fax copy check về số Fax: (714) 636-0285. Chân thành cảm ơn quí vị.
Một lần nữa thay cho đồng bào phong cùi và đồng bào nạn nhân chiến tranh tàn phế xin chân thành cảm ơn quí vị vị Giám-Đốc các Cơ Quan Truyền Thông Báo Chí, Các Đài Phát Thanh, Truyền Hình, đã loan tin đến quí đồng hương, và toàn thể quí ân nhân đã yểm trợ trong suốt 17 đợt cứu trợ vừa qua, xin quí vị tiếp tục yểm trợ cho đợt 18 sắp đến, xin quí vị yểm trợ khẩn cấp cho để tiện việc sắp xếp, Kính Chúc quí vị Một Tuần Thánh & Lễ Phục-Sinh tràn đầy hồng ân của Chúa Giê-Xu Ki-Tô ban cho.
Trân trọng.
Mục-Sư Nguyễn Xuân Bảo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.